{title}
{publish}
{head}
TRẦN NHẬT QUANG, TUV, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Linh
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. Lúc này, Vĩnh Linh là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Từ đó, vĩ tuyến 17 ngăn cách hai miền Nam-Bắc, Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh nhận lãnh nhiệm vụ nặng nề nhưng cao cả là tiền đồn của miền Bắc XHCN, là hậu phương của tiền tuyến lớn miền Nam ruột thịt.
Với vị trí, vai trò đặc biệt của Vĩnh Linh, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định thành lập Khu vực Vĩnh Linh, một đơn vị hành chính ngang một tỉnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương. Suốt gần 21 năm (1954-1975) trực tiếp đối mặt với kẻ thù nhưng dưới ngọn cờ tiên phong của Đảng, với truyền thống bất khuất của một dân tộc anh hùng, Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh để giành thắng lợi to lớn trong chiến đấu, sản xuất và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Vào lúc cuộc chiến tranh diễn ra ác liệt nhất, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ, Vĩnh Linh đã tổ chức đưa hàng vạn người già, phụ nữ, trẻ em sơ tán ra các tỉnh phía Bắc theo kế hoạch K8, K10, xây dựng vùng hậu cứ Tân Kỳ (Nghệ An) và Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh), đảm bảo cho quê hương chiến đấu và chiến thắng. Trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, Vĩnh Linh đã dang rộng vòng tay đón hơn 8,5 vạn đồng bào từ các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh ra sơ tán theo kế hoạch K15. Nhân dân Vĩnh Linh đã cưu mang đùm bọc, nhường cơm sẻ áo cho đồng bào miền Nam ruột thịt.
Vĩnh Linh trở thành hậu cứ trực tiếp của chiến trường Gio Linh, Cam Lộ, là điểm đứng chân của các đơn vị chủ lực vượt sông Bến Hải, xẻ dọc Trường Sơn lập nhiều chiến công xuất sắc để giải phóng miền Nam. Mỗi tên đất, tên làng, ngọn núi, dòng sông...trên quê hương Vĩnh Linh đã thấm máu bao người con của dân tộc và đi vào lịch sử với những chiến công chói lọi. Vĩnh Linh vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ; được cả nước tin yêu, bạn bè quốc tế mến phục tặng nhiều danh hiệu vẻ vang: “Tiền đồn miền Bắc XHCN”, “Mảnh đất kim cương”, “Tuyến lửa anh hùng”, “Vĩnh Linh lũy thép”...
Năm 1972, tỉnh Quảng Trị được giải phóng, quân và dân Vĩnh Linh từ chiến hào, địa đạo bước lên, từ Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh phía Bắc trở về cùng người dân Gio Linh, Cam Lộ trong ngôi nhà chung Bến Hải xây dựng cuộc sống mới. Tháng 3/1990, huyện Vĩnh Linh được lập lại. Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực tự cường, được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, các tỉnh, huyện bạn, Vĩnh Linh đã nhanh chóng rà phá bom mìn, san lấp hố bom, khai hoang phục hóa tổ chức sản xuất và ổn định đời sống. Từ ngút trời đạn bom, trong đổ nát hoang tàn, mảnh đất Vĩnh Linh đã từng ngày tái tạo, hồi sinh, vững bước đi lên cùng quê hương, đất nước.
Gần 70 năm sau ngày hòa bình lập lại, đặc biệt là sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Vĩnh Linh đã giành được nhiều thành quả hết sức to lớn, vươn lên trở thành một trong những địa phương phát triển năng động của tỉnh Quảng Trị. Kinh tế có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.
Đến cuối năm 2023, tỉ trọng nông-lâmngư nghiệp chiếm 22,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 31,6%; thương mại - dịch vụ chiếm 46% trong tổng giá trị sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất mới có ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được áp dụng như mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh, dưa lưới trong nhà màng, lúa hữu cơ, nuôi tôm theo công thức 2, 3 giai đoạn...
Trên những trận địa đạn bom ác liệt ngày nào, giờ đây đang là những cánh đồng lúa canh tác hữu cơ, những trang trại, gia trại sản xuất, chăn nuôi tập trung mang lại thu nhập cao cho người dân. Năm 2023, sản lượng lương thực ước đạt 42.177.000 tấn. Một số sản phẩm hàng hóa của Vĩnh Linh như cao su, hồ tiêu, lạc, dưa hấu, đậu xanh...đã được đăng ký thương hiệu, nhãn mác phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng giá trị sản xuất bình quân hằng năm của huyện tăng từ 10-12%, tổng thu ngân sách tăng bình quân mỗi năm 24,8%.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 5.016 tỉ đồng; đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt 59,4 triệu đồng/người, tỉ lệ hộ nghèo còn 1,99%; trên 99,8% người dân sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh và trên 97,8% người dân được tham gia BHYT. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả to lớn. Đến cuối năm 2023, Vĩnh Linh có 14/15 xã về đích NTM, 4/15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Công viên ở thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh - Ảnh: K.K.S
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện được đầu tư khá đồng bộ, tạo động lực thu hút đầu tư. Nhiều tiềm năng, lợi thế của địa phương đã và đang được khai thác, phát huy hiệu quả. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa như: Hiền Lương, Cửa Tùng, Vịnh Mốc, Rú Lịnh đang từng bước được kết nối, đầu tư hình thành các tour, tuyến du lịch quan trọng của huyện, tỉnh. Các công trình xây dựng như: Đập Bảo Đài, Sa Lung, La Ngà, cầu Cửa Tùng, Khu dịch vụ nghề cá Cửa Tùng...được đầu tư xây dựng. Hệ thống giao thông nông thôn, thị trấn với hàng trăm ki-lô-mét đã được bê tông hóa, nhựa hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa, tô thêm vẻ đẹp của bộ mặt nông thôn mới, đô thị văn minh.
Công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh luôn được chú trọng. Các nghị quyết lãnh đạo về thực hiện nhiệm vụ chính trị được xây dựng sát với thực tế. Đảng bộ huyện Vĩnh Linh hiện có 58 tổ chức cơ sở đảng và hơn 9.100 đảng viên, là một trong những Đảng bộ có số lượng đảng viên đông trong toàn tỉnh; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ huyện được nâng cao; hiệu quả hoạt động của chính quyền và các đoàn thể chuyển biến rõ nét; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững mạnh.
Công tác chính sách xã hội, nhất là chính sách đối với người có công cách mạng, chính sách đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện tốt. Mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân thường xuyên được chăm lo vun đắp.
Đặc biệt với chủ trương xã hội hóa các chương trình hướng tới người dân, đã góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững, giúp các gia đình chính sách, hộ nghèo ổn định cuộc sống, gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Những thành tựu trong phát triển kinh tế trở thành nền tảng vững chắc và tạo ra động lực cho lĩnh vực văn hóa-xã hội phát triển toàn diện; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí từng bước được nâng lên. Quốc phòng-an ninh được củng cố vững chắc.
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm, hằng năm tạo việc làm mới cho trên 2.430 lao động, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương. Huyện đã hoàn thành và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục bậc tiểu học, THCS và trẻ mầm non 5 tuổi, hoàn thiện việc sáp nhập, sắp xếp lại các trường học ở các cấp học theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Công tác quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được chú trọng, công tác kiểm định và đánh giá cơ sở giáo dục được thực hiện nghiêm túc, chất lượng giáo dục đại trà ổn định, thực chất; chất lượng mũi nhọn đã có bước đột phá với những kết quả nổi bật. Các thiết chế văn hóa được xây dựng hoàn chỉnh ở hầu hết các địa phương...
Với những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đổi mới, tháng 8/2007, cán bộ và Nhân dân huyện Vĩnh Linh vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì, tháng 11/2011 được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong thời gian qua, bám sát phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ và Nhân dân toàn huyện chủ động tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của toàn xã hội; huy động sức mạnh toàn dân quyết tâm xây dựng Vĩnh Linh trở thành địa phương có nền kinh tế phát triển toàn diện, chính trị xã hội ổn định, người dân được sống trong môi trường an toàn, hạnh phúc; phấn đấu xây dựng huyện Vĩnh Linh trở thành huyện NTM vào năm 2024.
Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng; tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, vai trò giám sát, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Linh đã xác định 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Vĩnh Linh luôn nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy; tập trung khai thác mọi tiềm năng, lợi thế trên cơ sở các cơ chế, chính sách đã ban hành, kết hợp lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển KT-XH. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ-thương mại.
Tiếp tục phát triển các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh của huyện; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; phát triển các vùng sản xuất tập trung, thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan tâm thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại-dịch vụ; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch...Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể hỗ trợ các địa bàn khó khăn, giữ vững các tiêu chí huyện NTM. Cùng với đó thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân.
Thứ hai, trong công tác xây dựng quy hoạch, huyện cần tiếp thu định hướng trong quy hoạch phát triển của tỉnh đảm bảo phù hợp, tích hợp đồng bộ, thống nhất trên các lĩnh vực; chú ý khai thác yếu tố liên kết vùng trên trục Bắc-Nam, kết nối vùng Nam Quảng Bình, Bắc Hướng Hóa để tạo động lực cho sự tăng trưởng của huyện.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Kiểm tra, đôn đốc triển khai thi công đảm bảo tiến độ các dự án, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.
Thứ tư, quan tâm hơn nữa đến phát triển văn hóa-xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Phát huy truyền thống cách mạng, giữ gìn các giá trị văn hóa. Chú trọng bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích; đầu tư và khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu từng tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chú trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.
Những thành tựu đã đạt được trong suốt chặng đường 70 năm qua là sự tiếp nối truyền thống anh hùng của miền quê giàu bản sắc văn hóa, cách mạng; sự chịu thương, chịu khó, hy sinh máu xương của bao thế hệ để có một Vĩnh Linh năng động, sáng tạo được ví như “lũy hoa” trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Vĩnh Linh là dịp để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương, đơn vị đã quan tâm, cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ Vĩnh Linh trong chiến tranh ác liệt cũng như trong thời kỳ đất nước hòa bình và thực hiện sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương Vĩnh Linh ngày càng giàu đẹp.
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội.
QTO - Trong những năm qua, Chương trình “Mái ấm công đoàn” được các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai, đông đảo công nhân, viên chức, lao...
QTO - Phát huy truyền thống anh hùng của lực lượng công an nhân dân vũ trang giới tuyến năm xưa, ngày nay các đồn biên phòng Hướng Lập và Cửa Tùng không...
QTO - Tỉnh Quảng Trị có trên 187 km đường biên giới chung với các tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào). Khu vực biên giới đất liền có 2 huyện Hướng Hóa và...
QTO - 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, được sự đùm bọc, nuôi dưỡng...
QTO - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Người đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc...
QTO - Khi nhắc đến đảo Cồn Cỏ, ngay từ thuở “khai thiên lập địa” cho đến tận bây giờ, trong tâm khảm người dân vùng Đông Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ như một...
QTO - Những năm qua, huyện Vĩnh Linh luôn chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng cơ sở vững mạnh, cụm an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, giữ gìn an...
QTO - Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 21/7/1954, đế quốc Mỹ đã dựng chính quyền tay sai ở miền Nam, ngang nhiên bội ước hiệp định và rắp tâm xâm...
QTO - Ngày 22/11/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 63-SL. Theo đó, nước Việt Nam đặt hai thứ cơ quan: Hội...
QTO - Kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quảng Trị 23/8 (1945 - 2024): Phát huy tinh thần sáng tạo, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
QTO - Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Vĩnh Linh phối hợp chặt chẽ với đoàn thể chính trị -xã hội trong huyện triển khai đồng bộ các giải pháp xây...