{title}
{publish}
{head}
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo tài năng, có cống hiến đặc biệt xuất sắc về lý luận của Đảng, nhà văn hoá lớn, người cộng sản trung kiên, mẫu mực, một nhân cách lớn. Ông là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng có tâm hồn cao thượng, yêu văn học, nghệ thuật và quan tâm sâu sắc đến sự phát triển văn học, nghệ thuật (VHNT), dành tình cảm đặc biệt đối với đội ngũ văn nghệ sĩ (VNS).
Là nhà văn hoá lớn mang tâm hồn thời đại và cốt cách Việt Nam, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, luôn thể hiện khí chất, nhân cách văn hoá cao đẹp. Tính giản dị, nho nhã, khiêm nhường trong từng cử chỉ, lời nói, sự thực hành văn hoá, ứng xử với văn VHNT; trong đạo đức và lối sống, nêu gương hàng ngày.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn thấm nhuần sâu sắc sứ mệnh cao cả của văn hoá và VHNT mà Bác Hồ đã chỉ dạy: “Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi” và Đảng ta xác định: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam - Ảnh: T.L
Tổng Bí thư là nhà lãnh đạo để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hoá, VHNT, đã tạo nên một phong cách văn hoá mang đậm cốt cách Việt Nam.
Tổng Bí thư luôn là người gương mẫu đi đầu và vận dụng sáng tạo giữa lý luận về xây dựng văn hoá, VHNT và thực hành một cách rất tự nhiên với trái tim nhân hậu, giản dị, thanh cao; luôn phấn đấu vì sự trường tồn và phát triển của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Phát biểu tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư khẳng định: “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn...”.
Đó là định hướng quan trọng cho sự phát triển của nền văn hoá Việt Nam. Tổng Bí thư nhiều lần chỉ đạo và tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc ngày 24/11/2021, ông lại khẳng định: Phải quán triệt quan điểm “Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”.
Tổng Bí thư rất nhiều lần chỉ rõ vai trò, sứ mệnh cao cả của VHNT. Tại Lễ kỷ niệm lần thứ 70 Ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam ngày 25/7/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Đấu tranh, bảo vệ, nuôi dưỡng, khẳng định cái mới, cái tích cực, cái tốt đẹp và chống lại cái ác, cái xấu xa, thấp hèn là chức năng, nhiệm vụ tự thân của văn học, nghệ thuật, không có bất cứ một áp lực nào từ trên hay từ bên ngoài vào. Đảng không áp đặt, ép buộc, gán cho văn học, nghệ thuật một nhiệm vụ “chính trị” khó khăn, giản đơn, nhất thời nào, mà biến nó như một sứ mệnh, một sức mạnh vốn có của văn học, nghệ thuật chân chính, đặc biệt trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến trong quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về xây dựng nền VHNT Việt Nam. Là người trực tiếp tham gia soạn thảo và chỉ đạo hoàn thiện các văn kiện từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV; các Nghị quyết số 23 - NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Nghị quyết số 33 - NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI “Về xây dựng nền Văn hoá và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Kết luận số 84 - KL/TW, ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23 - NQ/TW của Bộ Chính trị khoá X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới”.
Bộ Chính trị chỉ ra 7 nhiệm vụ quan trọng cần tập trung quán triệt và triển khai thực hiện quyết liệt để VHNT phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Thấm nhuần điều căn cốt “Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá, nên một mặt “Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu thủ đoạn áp đặt, xâm lăng văn hoá của các thế lực thù địch” (Nghị quyết số 23 - NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị). Rõ ràng khi đánh mất những giá trị truyền thống, đánh mất bản sắc của mình, thì chúng ra không còn là mình nữa, mà trở thành con tin của thế lực ngoại lai.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định tư tưởng nhất quán của người đứng đầu Đảng ta đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền VHNT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Các phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư đều cho thấy tầm nhìn sâu rộng, tư duy sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt của VHNT. Từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII, năm 1998 đến Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2021; kỷ niệm 70 năm (1948 - 2018) và 75 năm (1948 - 2023) Ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Tổng Bí thư luôn khẳng định quan điểm của Đảng: “Văn học nghệ thuật là lĩnh vực quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam” và “Văn học nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ”.
Đặc biệt, tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, ngày 25/7/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đảng lãnh đạo cách mạng. Và điều đó cũng có quan hệ mật thiết với sứ mệnh, chức năng, vai trò của VHNT: “Văn học là nhân học” như M.Gorki đã khẳng định; “Nhà văn là người thư ký của thời đại” như Balzac đã từng nói.
Trực tiếp tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước, miêu tả cho hay, cho chân thật, sinh động và có sức thuyết phục sự nảy sinh và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống; dũng cảm, nghiêm khắc lên án, phê phán những cái xấu xa, thấp hèn, sự thoái hoá, biến chất, tham nhũng, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, qua đó góp phần tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng con người, đổi mới và phát triển đất nước, đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của văn học, nghệ thuật Việt Nam hôm nay và nhiều năm tới. Đó cũng chính là sức mạnh chiến đấu đặc biệt của văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ mới”.
Những quan điểm kết tinh từ tầm vóc trí tuệ của Tổng Bí thư và Đảng ta trong thời gian qua đã từng bước cụ thể đưa VHNT cùng với văn hoá thành “sức mạnh mềm” là nền tảng tinh thần để phát triển và chấn hưng đất nước. Chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người truyền cảm hứng tiếp động lực và khát vọng chấn hưng văn hoá, trong đó có VHNT. Tại Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, ngày 25/7/2023, Tổng Bí thư lại khẳng định: “Như chúng ta đều biết, trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, văn hoá, văn học, nghệ thuật Việt Nam đã hun đúc nên một truyền thống sâu sắc và độc đáo. Đó là nền văn hoá, văn học, nghệ thuật yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với Nhân dân và dân tộc, trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần rất quan trọng vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước”.
Tổng Bí thư thường xuyên khẳng định quan điểm của Đảng ta về phát triển VHNT: “Tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của VHNT...Trên nền tảng mỹ học Mác - xít, tư tưởng Hồ Chí Minh khuyến khích VNS bám sát thực tiễn của đất nước, gắn bó với cuộc sống của Nhân dân, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại; lên án, phê phán không khoan nhượng những tiêu cực, xấu xa đang cản trở sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam”.
Đồng thời, Tổng Bí thư thường xuyên chỉ đạo “Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo của Đảng đối với VHNT; bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, đặc trưng của VHNT cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, cán bộ trực tiếp chỉ đạo, quản lý lĩnh vực này...".
Đối với đội ngũ VNS, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm đặc biệt. Ông thường xuyên có những ý kiến chỉ đạo sâu sắc, cụ thể trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ VNS, khẳng định quan điểm của Đảng ta: “Tài năng VHNT là vốn quý của dân tộc. Chăm lo, phát triển, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng VHNT là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do sáng tạo của VNS. Văn nghệ sĩ, người chiến sĩ xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần phát huy lòng yêu nước nồng nàn; gắn bó máu thịt với Nhân dân, nêu cao trách nhiệm công dân, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị phụng sự đất nước và dân tộc”.
Tổng Bí thư chỉ đạo: “Xây dựng và phát triển đội ngũ VNS đáp ứng yêu cầu tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền VHNT Việt Nam trong thời kỳ mới”. Theo đó, nâng cao chất lượng các trường đào tạo VHNT; hoàn thiện chương trình, nội dung, giáo trình, đào tạo; sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng VNS, đáp ứng yêu cầu đào tạo đặc trưng; củng cố, đổi mới hoạt động của các hội VHNT từ trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đoàn Hội, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong các đơn vị hoạt động VHNT; tăng cường xây dựng, phát triển văn nghệ quần chúng...
Phát biểu tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư chỉ rõ: “Nói đến văn hoá là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ... Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bị ổi... là vô văn hoá, phi văn hoá, phản văn hoá”.
Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Trách nhiệm xã hội của VNS đã được khẳng định và đánh giá cao. Tài năng và nhiệt huyết của anh chị em đóng góp xứng đáng vào việc hình thành hệ giá trị mới, xây dựng nền văn hoá, VHNT Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam mới - yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo”.
Tổng Bí thư thường xuyên căn dặn VNS những điều tâm huyết, nhất là đội ngũ VNS trẻ: “Thực tế đời sống văn học ở nước ta và trên thế giới cho thấy, những tác giả lớn là những tác giả có khát vọng và hoài bão lớn lao, có tầm nhìn xa rộng, có tư duy sâu sắc. Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn về sự sáng tạo thì mới đi xa và bền vững được. Mục đích cuối cùng của nghệ sĩ là tác phẩm hay, tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Nó phản ánh tâm hồn, tính cách của dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và cả dự báo cho tương lai” và “Thời đại chúng ta, cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều để nói, để viết, nhưng quan trọng là nói như thế nào và viết như thế nào? Nhiều người thường bảo, văn nghệ phải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bày tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người”.
Ghi nhận những thành tựu Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương và Hội VHNT các tỉnh, thành phố thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành sự quan tâm sâu sắc, tình cảm đặc biệt: “Với các kết quả đã đạt được, VHNT đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng con người; đấu tranh với mọi biểu hiện sai trái, tạo ra bầu không khí lành mạnh trong xã hội.
Không phải ngẫu nhiên mà Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các hội chuyên ngành đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý, đặc biệt là Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta. Đó là sự ghi nhận, tin tưởng, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với hoạt động của đội ngũ văn nghệ sĩ”.
Là tấm gương mẫu mực với sự quan tâm sâu sắc, tình cảm đặc biệt với VHNT và đội ngũ VNS, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền cảm hứng sáng tạo và lan toả ánh sáng văn hiến, nhân văn cho các thế hệ người Việt Nam, trong đó có VNS. Tổng Bí thư đã về với thế giới người hiền, về với Bác Hồ kính yêu và các vị tiền bối cách mạng. Song những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc của Tổng Bí thư đối với sự nghiệp phát triển văn hoá, VHNT mãi trường tồn với thời gian, chúng ta mãi mãi biết ơn và kính trọng Tổng Bí thư - một nhân cách lớn, nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn.
Nguyễn Văn Dùng
QTO - Đảng bộ tỉnh Quảng Trị là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (21/4/1930) và là tỉnh đầu tiên ở Trung Kỳ...
QTO - Xác định công tác dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai...
QTO - Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên tuyến biên giới...
QTO - Trải qua 70 năm (1954-2004) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an Vĩnh Linh đã đồng hành với quê hương, đất nước trong sự nghiệp đấu...
QTO - Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. Lúc này, Vĩnh Linh là...
QTO - Phát huy truyền thống anh hùng của lực lượng công an nhân dân vũ trang giới tuyến năm xưa, ngày nay các đồn biên phòng Hướng Lập và Cửa Tùng không...
QTO - Tỉnh Quảng Trị có trên 187 km đường biên giới chung với các tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào). Khu vực biên giới đất liền có 2 huyện Hướng Hóa và...
QTO - 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, được sự đùm bọc, nuôi dưỡng...
QTO - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Người đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc...
QTO - Khi nhắc đến đảo Cồn Cỏ, ngay từ thuở “khai thiên lập địa” cho đến tận bây giờ, trong tâm khảm người dân vùng Đông Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ như một...
QTO - Những năm qua, huyện Vĩnh Linh luôn chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng cơ sở vững mạnh, cụm an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, giữ gìn an...
QTO - Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 21/7/1954, đế quốc Mỹ đã dựng chính quyền tay sai ở miền Nam, ngang nhiên bội ước hiệp định và rắp tâm xâm...