{title}
{publish}
{head}
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh than tại Lào, cơ quan chức năng và các địa phương dọc tuyến biên giới Việt - Lào đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh xâm nhập từ ngoại biên.
Đoàn thanh tra liên ngành của Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra cơ sở chăn nuôi gia súc tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa -Ảnh: L.A
Ngăn chặn gia súc nhiễm bệnh than từ biên giới vào nội địa
Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, hiện nay tình hình dịch bệnh than tại Lào có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn than (Bacillus anthracis) gây ra. Ổ chứa là động vật, thường là động vật ăn cỏ, bao gồm cả động vật hoang dã.
Bệnh than lây qua nhiều đường như da, niêm mạc, máu, tiêu hóa và hô hấp. Bệnh thường gây ra các vụ dịch lớn ở động vật rồi lây sang người; phát tán ở những người làm nghề chăn nuôi, tiếp xúc với lông, da, xương động vật hoặc những người giết mổ, ăn thịt động vật bị bệnh, chết.
Hiện tại tỉnh Champasack đã có 94 trường hợp nhiễm bệnh, Salavan có 27 trường hợp nhiễm bệnh. Các tỉnh Bolykhamxay và thủ đô Viêng Chăn đã xuất hiện các trường hợp nhiễm bệnh mới. Tuy nhiên đến nay, phía Lào vẫn chưa có văn bản cấm vận chuyển gia súc và các sản phẩm gia súc từ vùng bị nhiễm bệnh sang các khu vực khác, hoặc xuất khẩu đi nước ngoài.
Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp của tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; thực hiện nghiêm việc kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ và kiểm dịch vận chuyển để kịp thời phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh nhằm triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh động vật lây lan ra diện rộng; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT Hoàng Quang Thịnh thông tin, cùng với công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch cho gia súc, gia cầm để Nhân dân chủ động áp dụng, ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương triển khai công tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trên động vật; phòng chống bệnh truyền nhiễm từ động vật lây truyền sang người, kể cả động vật nuôi và động vật hoang dã.
Tổ chức bao vây, xử lý triệt để các ổ dịch trên gia súc, gia cầm, chú trọng các dịch bệnh động vật có khả năng lây sang người. Đồng thời, thành lập đoàn kiểm tra việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi tại các cơ sở thu gom động vật, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và cơ sở kinh doanh động vật, giống vật nuôi ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, có đường biên giới với Lào.
Tại các nơi đến kiểm tra, đoàn đã yêu cầu các cơ sở thực hiện nghiêm túc việc kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định; chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh đối với vật nuôi; mua bán động vật phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Lê Quang Thuận cho biết, trước diễn biến tình hình dịch bệnh than tại một số địa phương ở Lào, huyện Hướng Hóa đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan chuyên môn thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên gia súc, nhất là các địa phương giáp biên giới; quyết liệt triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh gia súc, không để gia súc nhập lậu, vận chuyển qua biên giới trái phép.
Kịp thời báo cáo, thông tin các trường hợp gia súc nghi mắc bệnh để xử lý theo đúng quy định. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn hộ chăn nuôi tự bảo vệ đàn gia súc, không thực hiện thả rông gia súc, không để gia súc tiếp xúc gần với các đàn khác, nhất là không chăn thả dọc khu vực biên giới, không để tiếp xúc với gia súc, gia cầm phía Lào.
Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đại tá Lê Văn Phương cho biết, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trên tuyến biên giới đất liền tăng cường phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới phía đối diện tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, biên giới, cửa khẩu; nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý người, phương tiện xuất, nhập cảnh trái phép; hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc và các sản phẩm gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ qua biên giới; không để dịch bệnh lây lan qua biên giới vào địa bàn, đơn vị và nội địa.
Tích cực tham mưu chính quyền địa phương tăng cường vận động Nhân dân ở khu vực biên giới nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh; không giết, mổ, không ăn thịt, không sử dụng, buôn bán các sản phẩm từ gia súc mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, không rõ nguồn gốc. Không tham gia, tiếp tay cho việc mua bán, vận chuyển trái phép gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ qua biên giới. Đồng thời, vận động Nhân dân tích cực tố giác tội phạm với cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật.
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Đức Nghiêm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh than ở người là bệnh lây truyền từ động vật do trực khuẩn than Bacillus anthracis. Bệnh thường xuất hiện ở động vật ăn cỏ và lây truyền sang người có thể thành dịch với tỉ lệ tử vong cao.
Bệnh biểu hiện gồm 3 thể chính tùy thuộc vào đường lây truyền: thể da (chiếm đến 95%), thể phổi và thể tiêu hóa (thể dạ dày - ruột và thể hầu họng), ngoài ra còn có thể màng não. Do bệnh than là bệnh lây truyền từ động vật sang người nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế, ngành thú y và các cơ quan chức năng có liên quan.
Ông Nghiêm cho biết, đến thời điểm hiện tại, Quảng Trị chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh này. Tuy nhiên, để chủ động ứng phó, đơn vị xây dựng kế hoạch giám sát, phòng, chống bệnh than trên người tại các cửa khẩu để cách ly xử lý kịp thời, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan nội địa trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, tổ chức, thực hiện giám sát chặt chẽ đối với tất cả các hành khách nhập cảnh, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành bệnh than, đặc biệt hành khách nhập cảnh từ các địa phương đang lưu hành bệnh than tại Lào.
Phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu để có biện pháp cách ly, xử lý kịp thời. Tăng cường phối hợp liên ngành tại các cửa khẩu, bố trí sẵn sàng khu vực cách ly tạm thời, phòng khám sàng lọc, phòng cách ly ngay tại cửa khẩu để cách ly, xử lý y tế các hành khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh và các hành khách đi cùng, tiếp xúc gần với người nghi ngờ.
Chuẩn bị phương án, kịch bản ứng phó với các cấp độ dịch và thực hiện hiệu quả mục tiêu ngăn chặn nguồn lây xâm nhập từ bên ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Phối hợp với các khoa, phòng khoanh vùng, xử lý kịp thời, khống chế sự lây lan, bùng phát trong cộng đồng.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Phú Quốc lưu ý, bệnh than là bệnh lây trực tiếp từ gia súc bị bệnh sang người. Do vậy, biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Khi phát hiện gia súc mắc bệnh cần báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để bao vây, xử lý triệt để.
Gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy và chôn lấp đúng nơi quy định theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Với những người thường xuyên phải tiếp xúc với vật nuôi hoặc xác động vật bị ốm chết không rõ nguyên nhân cần mang ủng, găng tay cao su, quần và áo dài hoặc quần áo bảo hộ; tránh vùng da hở, da bị tổn thương tiếp xúc với gia súc.
Sau khi tiếp xúc với vật nuôi phải rửa tay và các chỗ da hở bằng xà phòng dưới vòi nước. Khi người trong gia đình có biểu hiện mắc bệnh than phải kịp thời đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chăm sóc và điều trị.
Lê An
QTO - Báo Quảng Trị - Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) vừa phối hợp tổ chức trao tặng 1.500 suất quà tết, mỗi suất 600.000 đồng tiền mặt với tổng trị giá...
QTO - Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, rất nhiều người thông báo trên các trang mạng xã hội về kế hoạch sản xuất và cung ứng món ăn truyền thống như: giò...
QTO - Các cơ sở chế biến hải sản nằm xen trong khu dân cư vừa gây ô nhiễm môi trường vừa mất an toàn giao thông là một trong những thực trạng của nhiều địa...
QTO - Nhiều lần đến xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, chúng tôi nghe chị em phụ nữ xã kể về chị Hoàng Thị Tình ở thôn Minh Phước, một tấm gương phụ nữ tiêu...
QTO - Tiếp tục triển khai phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” và Chỉ thị 43/CT-TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo...
QTO - Bữa ăn ca có vai trò quan trọng đối với người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN), khi suất ăn được đảm bảo chất lượng và số lượng, NLĐ có đủ sức...
QTO - Sau khi tốt nghiệp ra trường năm 1992, với mong muốn được cống hiến cho quê hương, chị Dương Thị Tâm có nguyện vọng xin trở về địa phương công tác....
QTO - Ở tuổi 61, bà Bùi Thị Mai, trú tại thôn Động Sỏi, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, đã đi qua rất nhiều nỗi buồn lo. Thế nhưng, trong lòng bà, chưa có...
QTO - Vì nhiều lý do, tên bị hại, bị cáo trong bài đều được thay đổi. Chúng tôi chỉ muốn thông qua những câu chuyện này để một lần nữa cảnh tỉnh các bậc...
QTO - Ở tuổi 84, tuy không còn khỏe mạnh, tinh anh như trước nhưng Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) VŨ MẠNH THI vẫn nặng lòng với những giá trị tốt đẹp của dân tộc....
QTO - Huyện Triệu Phong được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) nhiều năm nay. Kết quả đó có...
QTO - Nhằm nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống; giảm tỉ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật do...