Cập nhật:  GMT+7

Tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa nắng nóng

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, năm 2024 nắng nóng gay gắt sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, nền nhiệt cao hơn năm 2023, trong đó có các tỉnh duyên hải Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Phú Yên), làm nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, gây thiệt hại về rừng, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản, tính mạng và đời sống của người dân.

Tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa nắng nóng

Khu rừng đã giao cho cộng đồng dân cư thôn Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng quản lý nên luôn phát triển tốt -Ảnh: Đ.T

Trước diễn biến tình hình và dự báo trên, để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có văn bản số 1547-CV/TU, ngày 17/5/2024 yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành chức năng tập trung triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.

Đó là, tiếp tục thực hiện nghiêm Kết luận số 61-KL/ TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kế hoạch số 121-KH/TU, ngày 5/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư.

Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung liên quan tại các Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 4/4/2024, Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024, Công điện số 43/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng và các văn bản chỉ đạo có liên quan.

Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy, tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; xử lý nghiêm các hành vi dùng lửa có nguy cơ gây cháy rừng trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao.

Chủ động và khẩn trương rà soát kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy tại địa phương với phương châm “bốn tại chỗ”; đảm bảo bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Người đứng đầu, thủ trưởng các địa phương, cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo hiệu quả, an toàn; tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; đảm bảo trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng chống khói độc, công tác hậu cần, lương thực, thực phẩm, nước uống, vật tư y tế phục vụ các lực lượng thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng.

Phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong giai đoạn cao điểm mùa khô, đặc biệt là các đợt nắng nóng cao điểm; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất.

Xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng. Người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Xây dựng các phương án, kế hoạch di dời người dân, tài sản của Nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp ra khỏi các khu vực bị ảnh hướng bởi cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra; có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối và có chính sách phù hợp, hiệu quả cho các lực lượng tham gia làm nhiệm vụ chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 10/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng; kịp thời thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền ngay khi có cháy rừng, đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác để phối hợp đồng bộ, nhất quán, kịp thời giữa địa phương và các đơn vị, lực lượng chức năng tham gia chữa cháy rừng.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân; đồng thời phát huy vai trò giám sát của người dân, cộng đồng các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bên cạnh sự chủ động của các ngành chức năng và đơn vị, địa phương thì người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng, chống cháy rừng, để công tác này luôn đạt hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra; đồng thời góp phần bảo vệ, phát triển nguồn lợi từ rừng.

Hải Yến

Tin liên quan:
  • Tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa nắng nóng
    Tăng cường phòng cháy chữa cháy trong mùa cao điểm nắng nóng

    Thông thường, từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, điều kiện khí hậu, thời tiết tại địa bàn tỉnh rất khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài. Đây là khoảng thời gian thường xảy ra các vụ cháy. Chính vì vậy, lực lượng chức năng cùng người dân cần phải tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), hạn chế đến mức thấp nhất những vụ việc cháy, nổ và thiệt hại do cháy gây ra.

  • Tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa nắng nóng
    Sẵn sàng phương án chữa cháy rừng mùa nắng nóng

    Tỉnh Quảng Trị có diện tích rừng khá lớn, nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng là rất cao. Đợt thực tập phương án chữa cháy rừng quy mô cấp tỉnh năm 2023 có ý nghĩa rất quan trọng để các cấp, các ngành, đơn vị làm tốt các mặt công tác, từ đó giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại do cháy rừng gây ra.

  • Tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa nắng nóng
    Tăng cường giữ rừng trong mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng, gió Tây Nam bắt đầu thổi mạnh nên hiện nay, nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có nguy cơ xảy ra cháy rất cao. Trước thực tế này, các lực lượng bảo vệ rừng đang gấp rút triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống cháy rừng (PCCR).


Hải Yến

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thu nhập cao với mô hình kinh tế tổng hợp

Thu nhập cao với mô hình kinh tế tổng hợp
2024-05-23 05:10:00

QTO - Tuổi đời còn khá trẻ, song anh Nguyễn Đình Hợp (sinh năm 1991), Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Đông Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã xây...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết