{title}
{publish}
{head}
Những năm qua, nhờ công tác tuyên truyền vận động của ủy ban MTTQ các cấp, phong trào hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi được người dân huyện Cam Lộ hưởng ứng tích cực. Việc Nhân dân tự nguyện hiến đất, hiến cây để mở đường, xây dựng công trình công cộng hầu như địa phương nào cũng có. Đặc biệt ở Bản Chùa, xã Cam Tuyền có gia đình bà Hồ Thị Lan, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng cả 3 mẹ con bà đều hiến đất để xây dựng trường học, phục vụ việc học tập của con em dân bản tốt hơn.
Anh Hồ Văn Trình (ngoài cùng bên phải) và bà Hồ Thị Lan tại điểm trường mầm non Bản Chùa -Ảnh: ANH VŨ
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cam Tuyền Trần Kim Chiến dẫn chúng tôi đến thăm điểm trường mầm non Bản Chùa, Trường Mầm non Hoa Phượng vào thời điểm ngôi trường đang được tháo dỡ để xây dựng mới do đã xuống cấp. Theo ông Chiến, điểm trường này được xây dựng từ năm 2004, là nơi học tập của tất cả con em trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo ở Bản Chùa hai mươi năm nay.
“Bản Chùa là bản người dân tộc thiểu số duy nhất ở huyện Cam Lộ. Do nằm xa trung tâm xã, đường sá đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa nên điểm trường này hết sức quan trọng đối với con em dân bản. Nếu không có điểm này chắc chắn nhiều con em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo không thể đến trường”, ông Chiến cho hay.
Trước đây, khi xây dựng điểm này, chính quyền địa phương cũng gặp khó khăn vì phải chọn vị trí trung tâm của bản nhưng không có quỹ đất. Thấy vậy, bà Hồ Thị Lan (gần 60 tuổi) đã tự nguyện hiến 260 m2 đất vườn để xây dựng điểm trường mầm non Bản Chùa.
Bà Lan cho biết, thấy con cháu phải đi học xa, học chung với điểm trường tiểu học; vào mùa mưa rét đường sá, phương tiện đi lại khó khăn, nhiều cháu do bố mẹ đi làm rừng từ sáng sớm đến tối mới về, không có người đưa đón phải ở nhà, rất thiệt thòi nên khi Nhà nước cho xây dựng trường nhưng chưa có đất, bà sẵn sàng hiến đất để xây trường, giúp các cháu trong bản được học tập tốt hơn. “Nhà nước cần đất xây trường học thì mình hiến để con cháu có chỗ học hành tốt hơn. Hằng ngày thấy mấy cháu trong bản có chỗ vui chơi, ca hát, học hành mình rất vui”, bà Lan bộc bạch.
Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, điểm trường mầm non ở Bản Chùa dần bị xuống cấp, nhu cầu học tập của con em cũng cao hơn nên chính quyền địa phương muốn mở rộng thêm phòng học và công trình phụ nhưng không đủ diện tích đất. Thấy vậy, hai người con của bà Lan là chị Hồ Thị Hồng và anh Hồ Văn Trình đã tự nguyện hiến thêm 150 m2 đất vườn liền kề ngôi trường cũ để xây dựng trường mới.
“Biết là đất đai bữa nay cũng có giá trị hơn, nhưng ngôi trường này trước đây bố mẹ chúng tôi hiến đất để xây dựng nên hai chị em cũng bàn bạc với gia đình, thống nhất hiến tiếp mảnh đất này để có ngôi trường mới đẹp hơn, khang trang hơn, con cháu mình có điều kiện học tập tốt hơn, tương lai phát triển hơn”, anh Trình chia sẻ.
Được biết, gia đình chị Hồ Thị Hồng và anh Hồ Văn Trình đều thuộc diện hộ cận nghèo, hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng vì sự phát triển của bản làng, cả hai gia đình đã không ngần ngại hy sinh quyền lợi cá nhân. Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Cam Tuyền Trần Kim Chiến cho biết, chị Hồng và anh Trình là hai tấm gương điển hình trong phong trào hiến đất, hiến cây để xây dựng các công trình phúc lợi ở Bản Chùa trong thời gian qua. Ủy ban MTTQ xã biểu dương tinh thần trách nhiệm, ý thức vì cộng đồng của anh, chị, đồng thời đề xuất cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời khen thưởng, động viên nhằm nhân rộng việc làm ý nghĩa này. Mới đây, UBND huyện Cam Lộ đã tặng giấy khen cho gia đình chị Hồng, anh Trình vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến đất, hiến cây để mở rộng khuôn viên trường học trên địa bàn xã Cam Tuyền.
Hiện nay, điểm trường mầm non Bản Chùa đang được đầu tư xây dựng mới gồm 2 phòng học và các hạng mục phụ trợ với tổng kinh phí hơn 1,6 tỉ đồng, trong đó Tổ chức Cây Hòa Bình Việt Nam tài trợ gần 1 tỉ đồng, còn lại là ngân sách huyện. Trong nay mai, một điểm trường mới khang trang sẽ được mọc lên tại Bản Chùa. Những đứa trẻ ở đây sẽ được chăm sóc, học tập trong điều kiện tốt hơn. Chỉ bấy nhiêu thôi là cả bà Lan, chị Hồng và anh Trình cảm thấy vui và hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Anh Vũ
QTO - Nhiều thửa đất bị chồng lấn ranh giới; nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được cấp không có số tờ bản đồ và số thửa; nhiều sổ đỏ cấp sai...
QTO - Theo thông tin từ Trường Đại học Khoa họa tự nhiên (VNUHCM) và Đại học Công nghệ thông tin (UIT) thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, sinh viên...
QTO - Thực hiện Công văn số 4849/BYT-DP ngày 19/8/2024 của Bộ Y tế về tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ, để chủ động giám sát, phát hiện sớm các...
QTO - Trong giai đoạn 2021-2024, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng....
QTO - Vĩnh Ô là xã miền núi phía Tây của huyện Vĩnh Linh, có khoảng 97% dân số là đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều. Trong thời kỳ chiến tranh, đồng bào Vĩnh...
QTO - Trường THPT Hướng Phùng được thành lập năm 2008 tại xã Hướng Phùng, là nơi học sinh 6 xã phía Bắc của huyện Hướng Hóa đến học tập. Đây là địa bàn...
QTO - Thời gian qua, bám sát các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, trong đó có Nghị quyết số 19 ngày 20/7/2019 của HĐND tỉnh về phát triển hệ thống...
QTO - “Mấy năm gần đây, xã Linh Trường có bước đổi thay tích cực trong xây dựng nông thôn mới. Đạt được kết quả này có vai trò quan trọng của đội ngũ cán...
QTO - Trước những diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi, manh động của tội phạm ma túy trên địa bàn, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị đã triển khai...
QTO - Nước Đức là thị trường lao động tiềm năng mà huyện Gio Linh đang quan tâm để mở rộng ngoài các thị trường truyền thống. Từ năm 2023 đến nay, nhiều...
QTO - Những năm gần đây, tình hình nhiễm ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhất là liên quan đến các vật nuôi như chó, mèo có chiều hướng gia...
QTO - Từng bước khẳng định đơn vị đi đầu về chăm sóc sức khỏe nhãn khoa