Cập nhật:  GMT+7

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, bám sát các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, trong đó có Nghị quyết số 19 ngày 20/7/2019 của HĐND tỉnh về phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT), bán trú tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cấp ủy, chính quyền các địa phương cùng ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đầu tư xây dựng hệ thống trường phổ thông DTNT, bán trú với mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Phổ thông DTNT tỉnh hằng năm có khoảng 140 học sinh tốt nghiệp THPT ra trường và tiếp tục theo học các bậc học cao hơn -Ảnh: TQ

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, đến năm học 2023- 2024, Trường Phổ thông DTNT tỉnh có quy mô 12 lớp, 413 học sinh; có 4 trường phổ thông DTNT THCS cấp huyện với 33 lớp, 984 học sinh. Từ năm 2019, Sở GD&ĐT đã chuyển giao quản lý nhà nước Trường Phổ thông DTNT Đakrông, Trường Phổ thông DTNT Hướng Hóa về huyện quản lý.

Đến năm học 2023- 2024, toàn tỉnh có 13 trường phổ thông DTNT và 1 trường phổ thông có học sinh dân tộc thiểu số ở bán trú. Tổng số học sinh bán trú tại trường bao gồm học sinh các trường phổ thông DTNT và học sinh ở lại các khu nội trú của trường phổ thông công lập là 4.782 học sinh. Theo mục tiêu Nghị quyết số 19 ngày 20/7/2019 của HĐND tỉnh đề ra đến năm 2025 thì hiện còn thiếu 2 trường phổ thông dân tộc bán trú và 4 trường phổ thông công lập có học sinh bán trú.

Đối với việc thực hiện chính sách cho học sinh DTNT được các địa phương, trường học tuân thủ đúng theo Thông tư liên tịch số 109 ngày 29/5/2009 của liên bộ: Tài chính; GD&ĐT hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông DTNT và các trường dự bị đại học dân tộc. Theo đó, học sinh được hưởng học bổng hằng tháng bằng 80% mức lương cơ sở của nhà nước và được hưởng 12 tháng trong năm.

Chế độ của học sinh dân tộc thiểu số bán trú cũng được các địa phương, trường học thực hiện theo Nghị định số 116 ngày 17/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Theo đó, học sinh bán trú được hỗ trợ tiền ăn hằng tháng bằng 40% mức lương cơ sở của nhà nước, tiền nhà ở bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/ học sinh.

Các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh dân tộc thiểu số bán trú đã thực hiện hợp đồng giao khoán với người lao động làm nhiệm vụ nấu ăn cho học sinh theo Nghị quyết số 07 ngày 23/5/2017 của HĐND tỉnh về Quy định khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông DTNT, dân tộc bán trú và trường có học sinh bán trú được quan tâm. Theo đó, từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 20/7/2019 của HĐND tỉnh đến nay, nhà nước đã đầu tư xây dựng 66 phòng học, 66 phòng học bộ môn, 48 phòng thuộc khối hành chính quản trị, 107 phòng ở nội trú cho học sinh với tổng kinh phí đầu tư 147.830,82 triệu đồng.

Hằng năm, Sở GD&ĐT cùng các địa phương quan tâm bố trí kinh phí triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 để mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường nội trú, bán trú.

Tuy vậy, hiện nay cơ sở vật chất các trường mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức nội trú, bán trú cho học sinh. Một bộ phận phụ huynh học sinh còn tâm lý không muốn cho con đến ở bán trú tại trường mà muốn nhận chế độ của học sinh về sử dụng chung cho gia đình nên chưa tích cực trong việc thực hiện chủ trương cho học sinh ở bán trú.

Mặt khác, hệ thống văn bản quy định về vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục còn nhiều bất cập, khó khăn cho công tác bố trí lao động do chưa được bố trí vị trí việc làm nhân viên bảo vệ cho các trường học dẫn đến khó đảm bảo an ninh, an toàn cho học sinh ở lại nội trú, bán trú.

Cùng với đó, nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chưa đáp ứng mục tiêu đầu tư đến năm 2025 theo Nghị quyết số 19 ngày 20/7/2019 của HĐND tỉnh, trong đó có việc một số hạng mục công trình triển khai chậm tiến độ, bố trí vốn kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Sở GD&ĐT đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế bố trí vị trí việc làm nhân viên bảo vệ trường học, đặc biệt là các trường phổ thông DTNT, phổ thông dân tộc bán trú để đảm bảo an ninh, an toàn cho công tác tổ chức nội trú, bán trú.

Ưu tiên kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021- 2025 đã bố trí triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục công trình thuộc đề án cũng như tăng tỉ lệ nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 cho các trường phổ thông DTNT, bán trú để xây dựng, phát triển hệ thống trường phổ thông DTNT, bán trú trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 19 ngày 20/7/2019 của HĐND tỉnh đề ra.

Tuấn Quang

Tin liên quan:
  • Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Thời gian qua, huyện Hướng Hóa tích cực triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 và 2, Dự án 5 về phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình 1719). Bước đầu, dự án đạt những kết quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT vùng đồng bào DTTS&MN ở địa phương.

  • Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có 3 xã miền núi, gồm: Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô. Thời gian qua, với sự hỗ trợ nhiều mặt của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương đã lồng ghép các nguồn lực để giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.


Tuấn Quang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nghĩ và làm như chị Hồ Thị Duyên

Nghĩ và làm như chị Hồ Thị Duyên
2024-08-27 05:07:00

QTO - “Mấy năm gần đây, xã Linh Trường có bước đổi thay tích cực trong xây dựng nông thôn mới. Đạt được kết quả này có vai trò quan trọng của đội ngũ cán...

“xóm chạy thận” ở thôn Húc Nghì

“xóm chạy thận” ở thôn Húc Nghì
2024-08-24 06:00:00

QTO - Nhiều người dân trong một xóm nhỏ của thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, nhiều năm nay phải vật lộn trong khốn khổ với căn bệnh suy thận...

Gặp nữ “thủ lĩnh” đoàn miền sơn cước

Gặp nữ “thủ lĩnh” đoàn miền sơn cước
2024-08-23 05:40:00

QTO - Ngay lần đầu gặp mặt, nữ Bí thư Xã đoàn Hồ Thị Kim Cúc đã để lại ấn tượng với chúng tôi bởi duyên ăn nói của một cô gái Vân Kiều, giọng nhỏ nhẹ nhưng...

Một thời hào hùng không thể quên

Một thời hào hùng không thể quên
2024-08-22 12:00:00

QTO - Năm 2024, kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh. Nhớ lại những năm tháng anh dũng chiến đấu cũng như cống hiến xây dựng quê hương giữa thời bình,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long