{title}
{publish}
{head}
Theo báo cáo được Cơ quan Hải quan Liên bang Nga (FCS) công bố trong tuần này, thương mại của Nga và các nước châu Phi tiếp tục tăng trong năm 2023.
Báo cáo cho thấy xuất khẩu từ Nga sang châu Phi đã tăng lên đến 19,8 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2023, từ mức 12,9 tỷ USD cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, nhập khẩu của Moscow sang lục địa này cũng chứng kiến mức tăng 3 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2022. Những kết quả trên đã đưa tổng kim ngạch thương mại của hai bên lên mức 22,8 tỷ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước.
Nga luôn xem trọng việc hợp tác với châu Phi. Ảnh: RT
Moscow đang đa dạng hóa hợp tác kinh tế trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, thúc đẩy việc giao thương với châu Á và châu Phi. Theo Bộ phát triển kinh tế Nga, các nước châu Phi có kim ngạch thương mại lớn nhất với Nga bao gồm Ai Cập, Maroc, Libya, Tunisia, Algeria. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Moscow sang châu lục này là máy móc, thiết bị, thực phẩm và các sản phẩm hóa học.
Bộ phát triển kinh tế Nga đánh giá châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú, tuy nhiên lại thiếu công nghệ để khai thác. Do vậy, công nghệ của Moscow đang đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Bên cạnh đó, Nga cũng đưa ra cam kết nhằm giúp châu lục này đảm bảo lương thực, phân bón, nguồn năng lượng cũng như thực hiện các dự án hợp tác phát triển. Moscow đã cung cấp 11,5 triệu tấn ngũ cốc cho châu Phi trong năm 2022 và gần 10 triệu tấn chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ hai diễn ra ở TP St. Petersburg, Nga, vào năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định châu Phi là một trong những đối tác chính của Moscow, đồng thời cam kết cung cấp một lượng lương thực miễn phí cho các nước ở châu lục này.
Bộ trưởng Kinh tế Nga Maksim Reshetnikov dự đoán thương mại giữa nước này với châu Phi sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Vào tháng 9, Ruslan Davydov, quyền giám đốc FCS, trả lời với báo giới về việc khoảng trống mà các quốc gia không thân thiện bỏ lại đã được lấp đầy bởi những nước luôn sẵn sàng chào đón Nga.
Thống kê cũng cho thấy xu hướng các nước châu Phi đang sử dụng ngày càng nhiều đồng tiền của những quốc gia thân thiện với Nga trong thương mại song phương.
Luật Anh (Theo RT)
QTO - Nhiều công ty đang chuyển hướng sang đầu tư ở Malaysia, bởi lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
QTO - Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
QTO - Xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế tại châu Âu và Trung Quốc là những rủi ro tiềm ẩn được dự đoán sẽ làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu.
(Tin Tức) - Ngày 17/1, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên tại Davos (Thụy Sĩ), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo một cuộc đối đầu tổng lực...
QTO - Cuộc kiểm kê tổng hỗ trợ của các thành viên EU đối với Ukraine diễn ra trong bối cảnh nhiều nước đang dần mệt mỏi với cuộc chiến.
QTO - Các cuộc bầu cử, thảm họa khí hậu, thách thức kinh tế, AI và xung đột địa chính trị dự báo sẽ là những vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của thế giới...
QTO - Ngoài các tàu Israel, đồng minh của Hamas đang nhắm vào các tàu Mỹ tại Biển Đỏ.
(Tin Tức) - Ngày 16/1, Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed Bin Abdulrahman Al Thani nhấn mạnh rằng các biện pháp quân sự sẽ không thể ngăn chặn được các cuộc tấn công do phong trào...
QTO - Lạm phát cao, tổng sản phẩm quốc nội sụt giảm và muôn vàn thách thức khác đang “dày xéo” triển vọng tăng trưởng kinh tế của Berlin.
QTO - Mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa ông Trump và EU đang đặt ra nhiều thách thức cho lục địa già nếu cựu tổng thống quay trở lại Nhà Trắng.
(Tin Tức) - Theo dữ liệu về tàu thuyền di chuyển LSEG, ít nhất 4 tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã bị chặn giữ cuối tuần qua, trong bối cảnh leo thang căng thẳng tại Biển...
(Vietnam+) - Trải qua 100 ngày giao tranh, tình hình vẫn căng thẳng và thương vong của các bên vẫn cao, khác hẳn với những tuyên bố về một cuộc chiến đã “chuyển sang giai đoạn...