{title}
{publish}
{head}
Các cuộc bầu cử, thảm họa khí hậu, thách thức kinh tế, AI và xung đột địa chính trị dự báo sẽ là những vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của thế giới trong năm 2024.
Tuần này, giới tinh hoa sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ để thảo luận về những vấn đề nổi bật nhất trong năm 2024.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ đang là sự kiện được quan tâm nhất trong thời gian gần đây. Ảnh: CNN
Dưới đây là một số vấn đề lớn dự kiến sẽ được trao đổi tại sự kiện này.
Các cuộc bầu cử trên thế giới
Với việc nhiều quốc gia lớn sắp tiến hành các cuộc bầu cử quan trọng trong năm nay, mối quan tâm được đặt ra là chúng sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc định hình lại các liên minh trên thế giới và các chính sách kinh tế. Đặc biệt, việc cựu Tổng thống Donald Trump vừa giành chiến thắng quan trọng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa tại bang Iowa sẽ khiến cho cuộc đua vào Nhà Trắng săp tới trở nên khó đoán hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, một số cuộc bầu cử tại Ấn Độ hay Mexico cũng dự báo sẽ tác động đáng kể đến tình hình an ninh, chính trị trên toàn thế giới.
Thảm họa khí hậu
Tại sự kiện này, các nhà lãnh đạo sẽ tập trung thảo luận về việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và đảm bảo tính bền vững của môi trường.
Trước đó vài ngày, các nhà khoa học trên toàn cầu đã cảnh báo về mức tăng kỷ lục mới của nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2023, khiến cả thế giới chỉ còn cách ngưỡng nhiệt độ tới hạn một phần trăm độ.
Vào tuần trước, Báo cáo rủi ro toàn cầu 2024 của WEF cho thấy biến đổi khí hậu đang là một trong những rủi ro lớn nhất mà thế giới phải đối mặt. Cùng theo báo cáo này, do các nhà lãnh đạo vẫn chưa hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực khí hậu, sự đồng thuận hoàn toàn trong vấn đề sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phát triển xanh khó có thể xảy ra.
WEF cũng cảnh báo về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: nhiệt độ tăng cao, lũ lụt và cháy rừng, có thể sẽ dẫn đến một thảm họa toàn cầu khủng khiếp nhất trong 10 năm qua.
Những cơ hội bị lãng phí
Nền kinh tế toàn cầu cũng là vấn đề được quan tâm trong bối cảnh thế giới vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau những cú sốc từ đại dịch Covid-19 và tình trạng bất bình đẳng về thu nhập gia tăng.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ chậm lại ở mức thấp nhất trong 30 năm qua. Ngân hàng này cảnh báo rằng nếu không có những nỗ lực lớn, thế giới sẽ phải đối mặt với “một thập kỷ những cơ hội bị lãng phí”.
Tác động tiêu cực của AI
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, gần 40% việc làm trên toàn thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của AI, điều có thể khiến cho tình trạng bất bình đẳng tăng cao.
Vào hôm Chủ nhật, giám đốc IMF Kristalina Georgieva đã kêu gọi các chính phủ thiết lập mạng lưới an toàn xã hội và triển khai các chương trình đào tạo chống lại tác động của AI.
“Trong mọi hoàn cảnh, AI sẽ làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng tổng thể, điều sẽ buộc các nhà hoạch định chính sách phải có phương hướng chủ động giải quyết để tránh những tác động này có thể gây căng thẳng xã hội” – Bà cho biết.
Bên cạnh đó, công nghệ AI có thể làm dấy lên những lo ngại về tính minh bạch của các cuộc bầu cử lớn trong năm 2024 khi chúng hoàn toàn có thể bị lợi dụng để thay đổi kết quả, số phiếu bầu.
Căng thẳng địa chính trị
Xung đột ở châu Âu, Trung Đông hay căng thẳng Mỹ-Trung sẽ là một chủ đề chính khác trong các cuộc thảo luận. Lãnh đạo các nước sẽ tập trung thảo luận về kế hoạch 10 điểm của Tổng thống Ukraine Zelensky nhằm chấm dứt xung đột đang diễn ra với Nga.
Người đứng đầu Kiev dự kiến sẽ có bài phát biểu vào thứ Ba tuần sau và sau đó có cuộc gặp với Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon. Trong khi đó, Tổng thống Israel Herog sẽ trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Chủ tịch WEF Klaus Schwab về vấn đề an ninh và hợp tác trong một thế giới tràn ngập xung đột vào cuối tuần này.
An Thái (Theo CNN)
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Ngoài các tàu Israel, đồng minh của Hamas đang nhắm vào các tàu Mỹ tại Biển Đỏ.
(Tin Tức) - Ngày 16/1, Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed Bin Abdulrahman Al Thani nhấn mạnh rằng các biện pháp quân sự sẽ không thể ngăn chặn được các cuộc tấn công do phong trào...
QTO - Lạm phát cao, tổng sản phẩm quốc nội sụt giảm và muôn vàn thách thức khác đang “dày xéo” triển vọng tăng trưởng kinh tế của Berlin.
QTO - Mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa ông Trump và EU đang đặt ra nhiều thách thức cho lục địa già nếu cựu tổng thống quay trở lại Nhà Trắng.
(Tin Tức) - Theo dữ liệu về tàu thuyền di chuyển LSEG, ít nhất 4 tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã bị chặn giữ cuối tuần qua, trong bối cảnh leo thang căng thẳng tại Biển...
(Vietnam+) - Trải qua 100 ngày giao tranh, tình hình vẫn căng thẳng và thương vong của các bên vẫn cao, khác hẳn với những tuyên bố về một cuộc chiến đã “chuyển sang giai đoạn...
QTO - Phó Thủ tướng Ukraine Mikhail Fedorov cho biết mỗi người dân nước này cần tham gia sản xuất máy bay không người lái (UAV) mới có thể hy vọng lật...
VOV.VN - Triển vọng quân sự của Ukraine ngày càng ảm đạm. Sự hỗ trợ quân sự của phương Tây không còn được đảm bảo với mức độ như các năm trước đó. Cuộc phản công mùa hè của...
QTO - Số lượng doanh nghiệp Đức mất khả năng thanh toán trong năm 2024 được dự báo nhiều hơn so với năm trước.
QTO - Đây hứa hẹn sẽ là những công trình kiến trúc độc đáo, mới lạ, thể hiện tư duy vượt thời đại của các nhà thiết kế tài năng.