Cập nhật:  GMT+7

Xét xử lưu động mang lại hiệu quả ở huyện Đakrông

Trước đây, phiên tòa xét xử lưu động là một trong những hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả, mang tính răn đe tội phạm, giáo dục người dân phòng tránh các hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời đại công nghệ số, chuyển đổi số hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với một số vụ án điểm, thì trên địa bàn huyện Đakrông, xét xử lưu động vẫn mang lại hiệu quả cao.

Xét xử lưu động mang lại hiệu quả ở huyện Đakrông

Một phiên tòa xét xử lưu động trên địa bàn huyện Đakrông -Ảnh: Minh Anh

Theo quy định tại Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021, tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đối với các vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Điều này cho phép bị hại, người làm chứng, luật sư và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa ở các địa điểm khác nhau với sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ thông tin (CNTT).

Xét xử vụ án bằng hình thức trực tuyến là sự kết hợp giữa giải quyết vụ án theo hình thức truyền thống với sử dụng sản phẩm CNTT mang tính thời đại của hệ thống tòa án Việt Nam. Với công nghệ số, người tham gia tố tụng thuận lợi mọi lúc, mọi nơi, bảo đảm việc giải quyết vụ án kịp thời, hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, theo Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) huyện Đakrông Văn Vĩnh Mỵ, thì việc tổ chức phiên tòa trực tuyến trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Việc thiếu thốn các trang thiết bị, đường truyền đã gây cản trở nhất định trong triển khai hình thức xét xử tiến bộ này.

Đầu tiên là internet, một số tình huống đường truyền internet có vấn đề như: bị đứt cáp quang, sự cố kỹ thuật, quá tải đường truyền hay ở một số vùng sâu, vùng xa trung tâm huyện kết nối internet kém sẽ là những cản trở lớn trong quá trình xét xử.

Trong quá trình xét xử trực tuyến, sự tương tác giữa các bên có thể bị giảm, dẫn đến hiểu không chính xác ngữ cảnh, ngôn ngữ truyền đạt.

Tiếp đến là chi phí tổ chức một phiên tòa trực tuyến cũng không hề ít. Hiện tại, TAND huyện Đakrông vẫn chưa được đầu tư trang thiết bị trực tuyến như: ti vi, âm thanh, camera, đường truyền viễn thông... nên đơn vị phải thuê với giá cao.

Cùng với xét xử trực tuyến, việc đưa ra xét xử lưu động tại địa bàn nơi xảy ra vụ việc trên địa bàn huyện Đakrông là kênh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả cao. Đakrông là huyện miền núi, cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nên một trong những nguyên nhân vi phạm pháp luật do các đối tượng thiếu hiểu biết pháp luật. Vì vậy, việc tăng cường công tác xét xử lưu động sẽ mang lại hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật thiết thực.

Thực tế trên địa bàn huyện Đakrông, các vụ án được đưa ra xét xử lưu động thường thu hút đông đảo người dân tham dự. Cuối tháng 6/2024, tại Nhà Văn hóa xã Húc Nghì, , TAND huyện Đakrông xét xử lưu động sơ thẩm công khai vụ án hình sự đối với bị cáo H.T.T vì tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” với hàng trăm người tham dự.

Do có ý định đi lên địa bàn huyện Hướng Hóa tìm mua ma túy về sử dụng nên ngày 29/1/2024, H.T.T. rủ H.V.N lên huyện Hướng Hóa chơi. N. đồng ý và điều khiển xe mô tô chở H.T.T. đi từ nhà tại thôn Cựp, xã Húc Nghì đến thôn A Sóc Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa thì T. bảo N. dừng xe đứng đợi để đi có việc. H.T.T. đến gặp một người đàn ông không biết lai lịch mua 175 viên nén màu hồng và 2 viên nén màu xanh với giá 1,2 triệu đồng dấu vào trong người. Sau đó đi đến vị trí N. đang đứng đợi rồi bảo N. chở T. về nhà. Khi đến địa phận thôn Sa Trầm, xã Ba Nang, huyện Đakrông thì bị lực lượng Công an huyện Đakrông và Đồn Biên phòng Ba Nang bắt giữ cùng toàn bộ tang vật.

T. sinh ra trong gia đình thuộc hộ nghèo, sống ở vùng miền núi đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, do ăn chơi đua đòi lại thiếu hiểu biết về luật pháp nên dẫn đến hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, gây nguy hiểm lớn cho xã hội. Sau khi nghe Hội đồng xét xử phân tích mức độ vi phạm, hành vi sai trái của mình, bị cáo T. rất ăn năn hối hận. Những lời nói xuất phát tự đáy lòng của bị cáo chính là bài học đắt giá để cảnh tỉnh những người khác. Đó chính là hiệu quả lớn nhất mà các phiên tòa xét xử lưu động mang lại. Tại phiên tòa, bị cáo T. thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, thể hiện sự ăn năn, hối cải. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo T. 5 năm tù giam.

Bà H.M. người dân xã Húc Nghì đến dự phiên tòa, chia sẻ: Chứng kiến trực tiếp phiên tòa giúp chúng tôi hiểu rõ các quy định của pháp luật cũng như hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. Việc tổ chức phiên tòa xét xử lưu động trang bị cho người dân kiến thức cần thiết để giáo dục con cháu và tích cực tham gia đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

Trong 8 tháng năm 2024, TAND huyện Đakrông đưa ra xét xử lưu động 4 vụ vi phạm trong lĩnh vực ma túy, hủy hoại rừng. Các vụ án được lựa chọn tổ chức xét xử lưu động hầu hết đều là các vụ án điểm, hành vi vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội.

Thông thường các vụ án được đưa về xét xử tại địa phương nơi bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, thu hút đông đảo người dân tham gia. Điều đó có tác dụng giáo dục sâu rộng trong cộng đồng dân cư về nhận thức pháp luật. Qua việc xét xử, Hội đồng xét xử đã phân tích rõ các hành vi phạm tội của các bị cáo, qua đó không những có tác dụng răn đe người phạm tội mà còn tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu và có ý thức tuân thủ pháp luật.

Những phiên tòa xét xử lưu động là hình thức tuyên truyền trực quan, giúp người dân được “mắt thấy, tai nghe” và hiểu rõ từng hành vi, vụ việc cụ thể của người phạm tội. Các mức án tuyên phạt bị cáo là lời cảnh tỉnh đối với tất cả những người tham dự phiên tòa, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng dân cư, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, việc xét xử lưu động hiện nay tại Đakrông vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: việc cấp các phương tiện phục vụ cho xét xử còn nghèo nàn, kinh phí cho mỗi vụ án xét xử lưu động còn hạn chế...

“Cũng do kinh phí hạn chế nên chúng tôi chưa tổ chức được nhiều phiên tòa xét xử lưu động tại một số xã vùng sâu, vùng xa của huyện. Vì thế, để tăng cường công tác xét xử lưu động, chúng tôi cần có sự hỗ trợ thêm về kinh phí cũng như sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa của các cấp chính quyền”, ông Văn Vĩnh Mỵ cho biết.

Minh Anh

Tin liên quan:
  • Xét xử lưu động mang lại hiệu quả ở huyện Đakrông
    Ghi nhận từ những phiên tòa xét xử lưu động tội phạm ma túy

    Xét xử lưu động là một trong những hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật phổ biến, mang lại hiệu quả cao. Các phiên tòa xét xử lưu động không chỉ mang tính chất răn đe, xử lý đối với đối tượng phạm tội mà còn nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng dân cư, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.

  • Xét xử lưu động mang lại hiệu quả ở huyện Đakrông
    Xét xử lưu động vụ án vận chuyển trái phép hơn 2,9 kg ma túy

    Sáng nay 21/6, tại Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Long Phụng, xã Tân Long, huyện Hướng Hoá, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Trị tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự sơ thẩm về tội vận chuyển trái phép chất ma túy đối với bị cáo Hồ A Xuân (sinh năm 2000), trú tại thôn Thanh 1, xã Thanh, huyện Hướng Hóa.


Minh Anh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những “cuốc xe” lạc lối...

Những “cuốc xe” lạc lối...
2024-12-14 05:50:00

QTO - Biết khách hàng của mình lên biên giới để xuất cảnh trái phép sang Lào nhưng những tài xế này vẫn nhận lời, để rồi khi sự việc bại lộ bị khép vào tội...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long