{title}
{publish}
{head}
Xét xử lưu động là một trong những hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật phổ biến, mang lại hiệu quả cao. Các phiên tòa xét xử lưu động không chỉ mang tính chất răn đe, xử lý đối với đối tượng phạm tội mà còn nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng dân cư, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.
Toàn cảnh một phiên tòa xét xử lưu động về tội phạm ma túy -Ảnh: D.T
Sáng ngày 15/11/2023, mặc dù thời tiết mưa gió do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nhưng ngay từ sớm, rất đông bà con các xã biên giới tuyến Lìa, huyện Hướng Hóa (gồm 7 xã giáp biên với Lào) đã tập trung về Nhà văn hóa học tập cộng đồng xã Lìa để theo dõi phiên tòa xét xử lưu động 2 vụ án phạm tội về ma túy. Khi thư ký tòa đọc tên tuổi các bị cáo, nhiều người không khỏi xót xa bởi phần lớn bị cáo tuổi đời còn trẻ đã vướng vào vòng lao lý.
2 bị cáo Hồ Văn Thay và Hồ Văn Nhiên đều chỉ mới 19 tuổi, trú tại xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, bị truy tố về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Tại phiên tòa, cả hai bị cáo thừa nhận đã sử dụng ma túy một thời gian. Vào ngày 16/6/2023, Thay rủ Nhiên đi mua ma túy về sử dụng. Cả hai đi xe máy rồi xuống đò, sang sông Sê Pôn thuộc địa phận nước Lào gặp một người đàn ông để hỏi mua ma túy.
Với số tiền 150 nghìn đồng, Thay và Nhiên được người đàn ông này giao cho 36 viên ma túy. Khi cả hai quay trở về, đến địa bàn xã Thanh thì bị tổ công tác Bộ đội biên phòng Thanh phối hợp với Công an xã Thanh tuần tra phát hiện.
Qua giám định, số ma túy thu giữ có khối lượng 3,4718g, là ma túy methamphetamine. Với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, tòa tuyên phạt Hồ Văn Thay 3 năm tù giam; Hồ Văn Nhiên 30 tháng tù giam.
Cùng với rất đông người dân theo dõi phiên xét xử ngày hôm đó, chị Hồ Thị Hương, một người dân xã Lìa, chia sẻ: Là người dân sống trên địa bàn, tôi thấy thời gian qua, tình trạng tội phạm ma túy rất phức tạp, các đối tượng hoạt động manh động nên rất lo lắng và bất an.
Hôm nay đến theo dõi phiên tòa giúp tôi hiểu rõ hơn về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội, từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh, tố giác tội phạm. Bản án tòa tuyên đối với 2 bị cáo đúng người, đúng tội. Đây cũng là bài học để thanh thiếu niên trên địa bàn tránh xa ma túy.
Mới đây, Tòa án nhân dân huyện Hướng Hóa cũng đã đưa ra xét xử vụ “Mua bán trái phép chất ma túy và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” xảy ra vào ngày 8/5/2023.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hướng Hóa, khi tổ công tác của Công an huyện Hướng Hoá phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên địa bàn thì phát hiện trong nhà bà Hồ Thị Thử (thôn A Quan, xã Lìa) có 5 đối tượng gồm: Hồ Văn Kỷ (sinh năm 2002), Hồ Văn Loan (sinh năm 1995), Hồ Văn Thết (sinh năm 2006), Hồ Văn Dưa (sinh năm 2008), Hồ Văn Mia (sinh năm 2004) cùng trú tại xã Lìa, huyện Hướng Hoá, có biểu hiện nghi vấn nên đã tiến hành kiểm tra. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong người Hồ Văn Kỷ có tàng trữ 18 viên ma tuý. Kỷ và Loan đã bán ma tuý cho Mia, Dưa và một số đối tượng khác trên địa bàn...
Ngoài ra, hai đối tượng này có hành vi tổ chức cho nhau sử dụng trái phép chất ma tuý. Riêng Hồ Văn Loan còn có hành vi tổ chức cho Hồ Văn Thết sử dụng trái phép chất ma tuý. Quá trình làm việc với lực lượng công an, Kỷ đã tự nguyện giao nộp 207 viên ma tuý.
Phiên tòa xét xử kéo dài đến gần 13 giờ nhưng rất đông người dân vẫn nán lại để chờ nghe tòa tuyên án. Bởi tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên tuyến biên giới Việt - Lào có những diễn biến phức tạp, đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy với phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Đáng chú ý số đối tượng sử dụng chất ma túy ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
Bản án 13 năm tù giam dành cho Hồ Văn Loan; 9 năm tù giam dành cho Hồ Văn Kỷ với 2 tội danh mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là bản án thích đáng dành cho những đối tượng đã gieo rắc “cái chết trắng” trong cộng đồng.
Trong phần tranh luận tại các phiên tòa, hội đồng xét xử đã kết hợp lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật về ma túy để người dân hiểu rõ những quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy cũng như tác hại, hậu quả của tội phạm và tệ nạn ma túy đối với gia đình, cộng đồng.
Từ đó người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong tham gia đấu tranh, phát hiện các hành vi vi phạm cũng như tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, người thân tự giác chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Ngọc Huy, Phó Chánh án TAND huyện Hướng Hóa, cho biết: Phiên tòa lưu động là hình thức tuyên truyền trực quan nhất, giúp người dân hiểu rõ hơn phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội cũng như những quy định của pháp luật. Các mức án mà bị cáo phải nhận để trả giá cho sai lầm của mình cũng là lời cảnh tỉnh đối với mọi người về hệ lụy mà ma túy mang lại.
Việc tổ chức các phiên toà xét xử lưu động đã nhận được sự quan tâm của quần chúng nhân dân và sự phối hợp của các lực lượng chức năng cũng như chính quyền địa phương. Đây là một trong những tín hiệu cho thấy sự chung sức của toàn xã hội trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
Diệu Thúy
QTO - Trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai bằng nhiều cách làm hay, hoạt động thiết...
QTO - Được giao nhiệm vụ bảo vệ và quản lý đoạn biên giới thuộc địa bàn “nóng” về các loại tội phạm trên tuyến biên giới khu vực phía Tây Quảng Trị, suốt...
QTO - An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong bốn trụ cột của việc làm bền vững, thuộc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong những năm qua,...
QTO - Dẫu sinh ra, lớn lên trong cảnh nghèo khó, tật nguyền nhưng anh HỒ VĂN BÔN, trú tại thôn KLu, xã Đakrông, huyện Đakrông, vẫn từng ngày vươn lên để...
QTO - Thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã vào cuộc chủ động, quyết liệt và đạt được những...
QTO - Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Triệu Phong đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã...
QTO - Trong những năm qua, nhiều phụ nữ ở các xã miền núi trên địa bàn tỉnh đã được học nghề và tiếp cận với nhiều nghề khác nhau để có thêm thu nhập. Một...
Prudential Việt Nam lần đầu ra mắt mô hình “Shop bảo hiểm đồng giá” với mức phí chỉ từ 2.000 đồng/ tháng.
QTO - Nhằm quán triệt, triển khai đầy đủ các nội dung của Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) đến năm 2030; tiếp tục triển khai...
QTO - “Dòng họ văn hóa” là mô hình được xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị chú trọng xây dựng và nhân rộng. Qua đó, góp phần khơi dậy tinh thần của các dòng họ,...
QTO - Trường Mầm non Triệu Đại, huyện Triệu Phong được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1975 nhưng đến năm 2001 mới có quyết định chính thức thành lập...
QTO - Để triển khai thực hiện đúng quy trình việc xây dựng kế hoạch thu, xã hội hóa nguồn lực và phương pháp tổ chức thực hiện; công khai, minh bạch các...