Cập nhật:  GMT+7

Xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, gần dân, hoạt động hiệu quả

Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc vào ngày 10/4/2025 đã thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung, trong đó tập trung vào hai nhóm vấn đề chính: tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, gần dân, hoạt động hiệu quả

Về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp cùng với các đề án kèm theo là những vấn đề rất hệ trọng, có tính lịch sử; không chỉ sắp xếp về tổ chức, bộ máy, cán bộ mà còn phân cấp về thẩm quyền, bố trí lại đơn vị hành chính, phân bổ về nguồn lực, tạo không gian phát triển. Mục tiêu là xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn; đồng thời mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài.

Như chúng ta đã biết, chính quyền địa phương nước ta có quá trình hình thành, phát triển gắn với quá trình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) ổn định từ thời kỳ đầu thành lập nước đến nay, có sự kế thừa, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của mỗi đơn vị hành chính.

Tuy nhiên, việc chia nhỏ đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 3 cấp đã phát sinh những bất cập, làm phân tán các nguồn lực, tiềm năng của các địa phương, làm tăng số lượng các cơ quan quản lý, cơ quan đảng, đoàn thể, tăng số lượng biên chế cán bộ, công chức, dẫn đến tổ chức bộ máy chính quyền, hệ thống chính trị các cấp cồng kềnh, nhiều tầng nấc, làm lãng phí ngân sách nhà nước.

Vì vậy, việc thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị nhằm mục tiêu tái cấu trúc hệ thống chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp là một bước đi để giảm tầng nấc trung gian, giúp chính quyền địa phương, nhất là cấp cơ sở trở nên linh hoạt hơn trong nắm bắt và giải quyết các vấn đề phát sinh. Theo đó, xây dựng một hệ thống hành chính tinh gọn, trong đó chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị được phân định rõ ràng, tránh chồng chéo, từ đó tạo điều kiện cho sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp chính quyền.

Để xây dựng hệ thống chính quyền địa phương mới thực sự “của dân, do dân, vì dân”, bộ máy chính quyền địa phương phải được đổi mới phương thức hoạt động. Trong thời đại công nghệ số, chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính sẽ giúp giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và nâng cao hiệu quả quản lý. Cùng với đó phải đổi mới công tác giám sát, kiểm tra. Cơ chế phối hợp chặt giữa các cấp chính quyền và các cơ quan, tổ chức liên quan phải được xây dựng bài bản, bảo đảm tính hiệu quả và minh bạch.

Yếu tố then chốt quyết định thành công của chính quyền địa phương là đội ngũ cán bộ, công chức. Việc lựa chọn, đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ có năng lực, phẩm chất, tâm huyết và chuyên môn cao là rất cần thiết. Các cấp chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ dám nghĩ, dám làm, đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung.

Đồng thời việc phân công, phân cấp gắn với giao quyền và ràng buộc trách nhiệm sẽ thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và sáng tạo trong công tác quản lý. Mặt khác, việc liên tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn để giúp đội ngũ cán bộ trở nên linh hoạt, chủ động hơn trong công tác quản lý và điều hành.

Để chính quyền địa phương thực sự “của dân, do dân, vì dân”, cần tạo ra những kênh giao tiếp hiệu quả, lắng nghe và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp. Sự tham gia của người dân không chỉ giúp chính quyền nắm bắt được thực tiễn mà còn tạo dựng niềm tin, sự gắn kết giữa chính quyền và cộng đồng.

Khi chính quyền địa phương thực sự lấy người dân làm trung tâm, sự hài lòng và tin tưởng của người dân sẽ tăng lên, tạo động lực cho sự phát triển, góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh, gần dân và hoạt động hiệu quả trong kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của đất nước.

Phương Minh

Tin liên quan:
  • Xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, gần dân, hoạt động hiệu quả
    Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện

    Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp trên địa bàn thị xã Quảng Trị đã quan tâm lãnh đạo và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng cơ sở (XDCS) xã, phường vững mạnh toàn diện. Từ đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.

  • Xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, gần dân, hoạt động hiệu quả
    Thị xã Quảng Trị xây dựng cơ sở vững mạnh, đảm bảo QP-AN vững chắc

    Năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, Công an tỉnh, sự lãnh đạo, điều hành quyết liệt của Ban Thường vụ Thị ủy, UBND thị xã, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể địa phương, mà nòng cốt là Ban CHQS thị xã, Công an thị xã Quảng Trị và sự đồng thuận của Nhân dân nên công tác QP-AN, xây dựng cơ sở đạt được những kết quả hết sức quan trọng.

  • Xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, gần dân, hoạt động hiệu quả
    Đông Hà đẩy mạnh xây dựng chính quyền số

    Thành phố Đông Hà hiện đang đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, xem đây là 1 trong 3 trụ cột chính, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số thành công, mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý, người dân và toàn xã hội.


Phương Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bệnh lao, hiểu đúng để tránh kỳ thị!

Bệnh lao, hiểu đúng để tránh kỳ thị!
2025-03-21 05:10:00

QTO - Ngày 24/3 là ngày Thế giới phòng chống lao được Liên Hợp Quốc công nhận theo đề xuất của WHO để đánh dấu sự kiện ngày này vào năm 1882, Tiến sĩ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long