Cập nhật:  GMT+7

Cần có giải pháp điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng vùng, đối tượng

Theo hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ ngày 20/3/2025, đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật.

Quy định này nhằm giải quyết vấn đề già hóa dân số đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Liên quan đến vấn đề này, trước đó dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Dân số 2003 của Bộ Y tế cũng đề xuất bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 đến 2 con và trao quyền quyết định số con, thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh con cho các cặp vợ chồng (đồng nghĩa với việc mỗi cặp vợ chồng có thể được quyết định sinh nhiều hơn 2 con).

Cần có giải pháp điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng vùng, đối tượng

Việc nới lỏng quy định về số con và không xử lý kỷ luật đảng viên khi sinh con thứ 3 được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh mức sinh cần có giải pháp linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tế từng vùng miền, địa phương chứ không nên áp dụng đại trà, đồng loạt như nhau.

Việt Nam là nước có chính sách về dân số từ rất sớm (vào năm 1961). Sau nhiều nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm sinh, từ năm 2005 nước ta đã đạt mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y tế, mức sinh thay thế ở nước ta đã giảm đáng kể trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Theo đó, mức sinh trên toàn quốc đã giảm từ 2,11 con/phụ nữ (năm 2021) xuống còn 2,01 con/phụ nữ (năm 2022), 1,96 con/phụ nữ (năm 2023) và 1,91 con/ phụ nữ (năm 2024 - mức thấp nhất trong lịch sử). Hiện cả nước có 9 tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; 22 tỉnh, thành phố dưới mức sinh thay thế (chủ yếu các địa phương có kinh tế, xã hội phát triển); 33 tỉnh cao hơn mức sinh thay thế (trong đó có Quảng Trị).

Theo đó, mức sinh ở khu vực thành thị, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long hiện đang giảm sâu dưới mức 2 con/phụ nữ. Trong khi đó khu vực Tây Nguyên, miền núi và trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Điều này cho thấy có sự chênh lệch mức sinh giữa các khu vực, các vùng miền, địa phương. Vì vậy, xây dựng các giải pháp phù hợp từng vùng, từng tỉnh để vừa bảo đảm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, vừa tiến tới đồng đều về mức sinh trên phạm vi toàn quốc.

Đặt trong bối cảnh chung của cả nước, tỉnh Quảng Trị cũng có những đặc trưng, khó khăn riêng đòi hỏi cần có giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương. Theo số liệu của Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị, năm 2024, mức sinh bình quân của phụ nữ trên địa bàn là 2,31 con.

Trong đó 24 phường, thị trấn (dân số đô thị) có mức sinh 2,16 con/phụ nữ (gần đạt mức sinh thay thế là 2,1 con); những xã còn lại mức sinh bình quân là 2,34 con/phụ nữ (trong đó có 31 xã vùng dân tộc thiểu số mức sinh là 2,66 con/phụ nữ). Ngoài phân theo địa giới hành chính, mức sinh còn được chia theo 7 nhóm tuổi của phụ nữ (từ 15 - 19, 20 - 24, 25 - 29, 30 - 34, 35- 39 và 40 - 44). Ở vùng đồng bằng, phụ nữ sinh con đạt cực đại là nhóm 25 - 29 tuổi, sau đó giảm dần và số bà mẹ sinh con thứ 3 thường sau 35 tuổi.

Ngược lại ở vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ sinh con đạt cực đại thường ở nhóm 20 - 24 tuổi (bên cạnh đó nhóm phụ nữ 15 - 19 tuổi cũng có mức sinh cao), từ sau 35 tuổi phụ nữ ở vùng này có mức sinh thấp nhất tỉnh. Nguyên nhân là do tuổi kết hôn ở vùng dân tộc thiểu số sớm, phụ nữ sinh con dày (nhiều trường hợp mới 24 tuổi nhưng đã có 3 con).

Tỉnh Quảng Trị đang phấn đấu đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ. Với thực tế trên cho thấy, tỉnh cần có giải pháp can thiệp điều chỉnh mức sinh phù hợp từng vùng, từng đối tượng. Đối với vùng đồng bằng, nhất là 24 phường, thị trấn gần tiệm cận mức sinh thay thế thì cần có giải pháp để duy trì.

Cần rà soát để sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế... Tập trung tuyên truyền nhóm phụ nữ sau 35 tuổi không nên sinh con vì tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến việc mang thai và sinh nở.

Đối với vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số cần tăng cường truyền thông để người dân không lợi dụng chính sách vợ chồng được tự quyết định số con mà sinh nhiều con. Nhóm đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần tập trung tuyên truyền là phụ nữ độ tuổi từ 15 - 24. Nội dung tuyên truyền cần nhấn mạnh để kéo giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn sớm, phụ nữ không nên sinh con quá sớm, không sinh nhiều con và không sinh con quá dày để họ hiểu được trách nhiệm sinh con cần gắn với nuôi dạy con tốt, gia đình ấm no hạnh phúc.

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, giới tính cho lứa tuổi học sinh, vị thành niên. Nghiên cứu tiếp tục phát động và duy trì mô hình “Làng không có người sinh con thứ 3” ở các xã có mức sinh cao, nhất là vùng dân tộc thiểu số.

Mai Lâm

Tin liên quan:

Mai Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bệnh lao, hiểu đúng để tránh kỳ thị!

Bệnh lao, hiểu đúng để tránh kỳ thị!
2025-03-21 05:10:00

QTO - Ngày 24/3 là ngày Thế giới phòng chống lao được Liên Hợp Quốc công nhận theo đề xuất của WHO để đánh dấu sự kiện ngày này vào năm 1882, Tiến sĩ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long