Cập nhật:  GMT+7

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Tại Hội nghị Toàn quốc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nằm trong bối cảnh chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng” với biến đổi rất nhanh và khó lường, đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình thực tiễn. Chấm dứt tình trạng thương mại hóa trong đào tạo, bồi dưỡng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay tuyệt đối phải lấy chất lượng yêu cầu nâng cao hiệu quả công việc để học tập. Trong từng tiết học phải có sự tương tác giữa thầy và trò, thảo luận theo nhóm để người đi học chỉ có học, chứ không phải đi học để đối phó, ngồi lướt điện thoại...

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới

Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2021-2024 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, tính đến nay, đối với cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đã có gần 90% cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) được bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định; khoảng 87% CBCC được cập nhật kiến thức pháp luật; khoảng 60% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

Đối với cấp xã, có gần 90% CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó có gần 86% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; hằng năm, ít nhất có khoảng 70% CBCC cấp xã được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, báo cáo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng chỉ ra công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC có phần coi trọng số lượng mà chưa coi trọng chất lượng, hiệu quả. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn dàn trải, số lượng nhiều nhưng chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa tạo sự đổi mới, bứt phá.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng còn nặng tính học thuật, chưa thực sự sát đối tượng CCVC, chưa xuất phát từ yêu cầu vị trí việc làm, công việc của người học, đòi hỏi từ thực tiễn. Hệ thống các chương trình bồi dưỡng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và CBCCVC về lý luận chính trị và hành chính quản lý nhà nước còn trùng lặp, chưa bảo đảm tính hệ thống, tính thứ bậc và sự phù hợp với vị trí việc làm. Năng lực của một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế; việc mở rộng các cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC chưa được quản lý chặt chẽ, nhiều nơi còn buông lỏng quản lý, có thể dẫn đến xu hướng “thương mại hóa” hoạt động này.

Trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, yêu cầu CBCCVC phải thích nghi nhanh với công nghệ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc; phải chuyển từ tư duy quản lý hành chính sang tư duy quản trị công hiện đại, hướng tới kết quả cụ thể. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC phải theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bắt kịp sự đổi mới phát triển KT-XH của đất nước và yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn.

Theo đó, nhiệm vụ của các trường chính trị sau khi sắp xếp, sáp nhập theo Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đặt ra cũng rất khác, chương trình và nội dung đào tạo bồi dưỡng cũng phải rất thực tiễn và hiện đại. Thống nhất nhận thức, khung chương trình, nội dung chương trình, phân cấp, phân quyền trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo hướng liên thông, kết nối, không trùng lặp, chồng chéo, cắt giảm những chứng chỉ đào tạo không cần thiết, tiết giảm thời gian học tập cho CBCCVC.

Hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung các quy định mới của Đảng và Nhà nước cho phù hợp yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC gắn với vị trí việc làm; phân định rõ đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý với đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ CBCCVC vừa có năng lực quản trị, điều hành vừa thấm nhuần lý luận chính trị.

Việc xác định rõ đối tượng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và CCVC theo tiêu chuẩn đào tạo, bảo đảm tính thống nhất trên toàn quốc là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả, chất lượng, giúp xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng đúng trọng tâm, phù hợp yêu cầu thực tiễn.

Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang thực hiện cuộc cách mạng cải cách tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo đặt ra yêu cầu rất mới về năng lực của CBCCVC. Bộ máy tinh gọn đòi hỏi mỗi CBCCVC phải xử lý công việc nhiều hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn. Từ thực tế đó đòi hỏi đội ngũ CBCCVC được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phù hợp nếu không sẽ bị lạc hậu, tụt lại phía sau.

Nhận thức đúng đắn, đầy đủ chiến lược tầm quan trọng của công tác cán bộ và yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCCVC trong bối cảnh có nhiều thay đổi hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, sẽ giúp xây dựng đội ngũ CBCCVC chất lượng cao hơn, vừa giỏi chuyên môn, vừa có năng lực quản trị hiệu quả, thích nghi nhanh chóng với mọi thay đổi, có khả năng giải quyết tốt các vấn đề phức tạp thực tiễn đặt ra.

Thanh Hải

Tin liên quan:
  • Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới
    Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

    Việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) không chỉ góp phần xây dựng hệ thống chính trị, nền hành chính trong sạch, vững mạnh mà còn tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống KT-XH. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quá trình lãnh đạo cách mạng, thời gian qua, tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác này nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

  • Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới
    Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

    Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu của đời sống xã hội. Đối với Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị), chuyển đổi số là yêu cầu bức thiết trong hoạt động sản xuất-kinh doanh (SX-KD). Với mục tiêu đổi mới sáng tạo, tích hợp công nghệ số và mô hình quản trị phù hợp quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, tăng hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí và mức độ hài lòng của khách hàng, đó là những giá trị cốt lõi mà PC Quảng Trị đang hướng đến trong quá trình chuyển đổi số.

  • Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới
    Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở

    Giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên ở cơ sở, thời gian qua, các trung tâm chính trị (TTCT) cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở nhằm phát huy hiệu quả sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở.


Thanh Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bệnh lao, hiểu đúng để tránh kỳ thị!

Bệnh lao, hiểu đúng để tránh kỳ thị!
2025-03-21 05:10:00

QTO - Ngày 24/3 là ngày Thế giới phòng chống lao được Liên Hợp Quốc công nhận theo đề xuất của WHO để đánh dấu sự kiện ngày này vào năm 1882, Tiến sĩ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long