Cập nhật: Thứ 6, 06/12/2013 | 09:43 GMT+7

Những tấm gương vượt lên khuyết tật

(QT) - Không may mắn như bao người lành lặn, có những số phận gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống do bị tật nguyền bẩm sinh. Nhiều người vì thế trở nên tự ti, mặc cảm với cuộc sống, xa lánh cộng đồng. Thấu hiểu nỗi đau ấy, từ khi thành lập đến nay, Hội Từ thiện tỉnh Quảng Trị bằng tình yêu thương, chia sẻ đã giúp người khuyết tật hoàn thiện hơn khiếm khuyết của mình để tự tin hoà nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.

Ước mơ của Tùng

Những tấm gương vượt lên khuyết tật

Mai Xuân Tùng đánh văn bản

Chúng tôi đến thị trấn Gio Linh, gặp Mai Xuân Tùng (sinh năm 1995) đang ngồi đánh văn bản cho một doanh nghiệp trên địa bàn. Nhìn bàn tay em lướt nhanh trên bàn phím khiến tôi, người có thâm niên 10 năm ngồi gõ phím cũng thấy chút ghen tỵ. Nếu gặp Tùng bây giờ thì chẳng ai nhận ra cậu bé bị bại não, liệt toàn thân cách đây 18 năm trước. Từ một cậu bé không tự chăm sóc cho mình, chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) cho người khuyết tật của Hội Từ thiện đã mang đến cho Tùng thể lực, trí tuệ và sự tự tin. Để Tùng hôm nay ngồi đây như một phép nhiệm màu. Anh Mai Xuân Điểu, bố Tùng nhớ lại: “Cách đây 18 năm, tin vui đến với gia đình khi đứa con trai đầu lòng được sinh ra khôi ngô tuấn tú. Vợ chồng tôi đặt tên cháu là Mai Xuân Tùng. Nhưng đến 8 tháng tuổi cháu như một đứa bé không xương, bại liệt toàn thân. Gia đình đưa vào bệnh viện mới biết cháu bị chứng bại não. Từ đó cơ thể cháu ngày càng nhũn hơn. Thế là tôi xin nghỉ việc tại Công ty xi măng Quảng Trị để đưa con đi mọi nơi chữa bệnh. Từ thành phố Hồ Chí Minh cho đến Hà Nội, Huế, vào Đà Nẵng đều không cải thiện bệnh tình của cháu. Năm 2000, nghe tin Hội Từ thiện có trung tâm PHCNDVCĐ, tôi đưa cháu Tùng đến xin giúp đỡ. Thật may mắn, được sự chăm sóc tận tình của cán bộ ở hội, cháu Tùng có tiến triển đáng kể. Chỉ hai năm luyện tập tại đây, cháu Tùng đã tự ngồi vững vàng, hai tay nhanh nhẹn. Thấy cháu tiến triển tốt về thể chất và trí tuệ, năm 2005, tôi cho cháu học lớp 1, Trường Tiều học thị trấn Gio Linh, hàng ngày tôi phải cõng cháu đến trường suốt 8 năm liền. Hiện nay cháu vừa học xong khóa kỹ thuật xử lý văn bản thông dụng, ngang với chứng chỉ B vi tính”. Chị Nguyễn Thị Liễu, người trực tiếp hướng dẫn Tùng học đánh văn bản cho biết: “Mới đầu chúng tôi cảm thấy ái ngại cho Tùng bởi công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng từ đôi tay và trí tuệ. Nhưng một thời gian ngắn, Tùng khiến mọi người khâm phục bởi sự sáng tạo, chịu khó khổ luyện vượt bậc. Qua 8 tháng học tập tại trung tâm, bây giờ Tùng có thể xử lý văn bản như một người bình thường”. Tâm sự với chúng tôi, Tùng tỏ ra hãnh diện vì đã tạo thu nhập giúp đỡ gia đình. Em mong ước sẽ mở một trung tâm đào tạo kỹ thuật vi tính cho người khuyết tật để giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống.

Niềm vui của Giang

Những tấm gương vượt lên khuyết tật

Nguyễn Thị Cẩm Giang hiện đang làm việc tại Tổ hoàn thành, Công ty may Hòa Thọ

Trong ngôi nhà của Nguyễn Thị Cẩm Giang, sinh 1987, làng Hoà Bình thuộc khu phố 8, phường 5 hôm nay luôn đầy ắp tiếng cười. Cả nhà vui vì Giang đi lại vững vàng, thu nhập ổn định. Đặc biệt vợ chồng Giang sinh cháu Lê Nguyễn Bội Chi khoẻ đẹp thì niềm vui được nhân lên bội phần. Trong niềm vui đó, người thân gia đình Giang vô cùng cảm động trước sự giúp đỡ của Hội Từ thiện trong thời gian qua. Mái nhà chung ấm cúng này đã cho Giang một cuộc sống mới đầy ý nghĩa. Chị Nguyễn Thị Lan, mẹ của Giang kể lại: “Năm hơn 1 tuổi, Giang bị viêm cơ, sau khi tiêm thuốc thì bị teo cơ chân phải nghiêm trọng, không đi lại được. Không chịu buông tay trước số phận, Giang ngày đêm nỗ lực luyện tập vận động với hi vọng sẽ hồi phục. Nhưng tai họa tiếp tục giáng xuống Giang khi em bị ngã gãy chân trong một lần tập luyện. Hi vọng tan biến, Giang bỏ ăn uống, suốt ngày chỉ nằm khóc. Thấy hoàn cảnh của Giang, chị Nguyễn Thị Lương, một tình nguyện viên của Hội Từ thiện vận động chúng tôi đưa cháu đến Trung tâm PHCNDVCĐ của hội để luyện tập. Tại đây Giang được tiếp xúc với các loại công cụ hỗ trợ hiện đại và đội ngũ chuyên viên tận tình hướng dẫn di chuyển từng bước đi. Chỉ sau hai năm luyện tập đúng biện pháp, tình trạng của Giang tiến bộ vượt bậc. Giang có thể tự đi bộ một đoạn dài hoặc chạy nhẹ nhàng. Thấy Giang khát khao được đến trường, Hội Từ thiện lại nhiều năm liền cấp học bổng hỗ trợ cho em. Học hết bậc THPT, Giang học nghề may và nay đang làm công nhân may của Công ty may Hòa Thọ. Giang tâm sự: “Có được như ngày hôm nay, chúng em rất biết ơn công chăm sóc các cô, các bác của Hội Từ thiện. Không ai trong chúng em có thể quên khoảng thời gian cùng luyện tập, sinh hoạt dưới mái nhà thân thương này”.

Tiếp nối ước mơ

Những tấm gương vượt lên khuyết tật

Công việc thợ may đã mang đến cho Hằng niềm vui trong cuộc sống

Khác với nhiều lần cùng Hội Từ thiện đến trao quà cho gia đình nghèo, lần này chị em Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1990, khu phố 1, phường 4, thành phố Đông Hà tiếp chúng tôi trong ngôi nhà mới xây còn mùi vôi vữa. Hằng ra dấu khoe nhà này được xây cất bằng số tiền mình dành dụm được trong 6 năm làm công nhân may của Công ty may Hòa Thọ. Ước mơ của Hằng và gia đình bây lâu trở thành hiện thực. Hằng có hoàn cảnh khá đặc biệt, lúc mới 3 tháng tuổi, ba chị em đã mồ côi mẹ. Rồi bố cũng mất sau đó không lâu. Mấy chị em đùm bọc lẫn nhau trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi bề. Hằng bị câm điếc bẩm sinh, lại gánh chịu nỗi đau quá lớn nên sống thu mình và tránh xa mọi người. Năm lên 10 tuổi, Hằng được Hội Từ thiện đưa về Trung tâm PHCNDVCĐ để tập cách phát âm, giao tiếp bằng cử chỉ, âm điệu. Suốt 5 năm luyện tập, Hằng không những thuần thục cách nói chuyện bằng cử chỉ, mà còn đếm được nhiều số, nói một số từ cơ bản. Đáng mừng nhất là Hằng trở thành một người có nghị lực, luôn yêu đời, thích công việc, thích giao tiếp với mọi người. Nguyễn Thị Diệu Huyền, chị gái của Hằng, cho biết: “Cán bộ Hội Từ thiện thường xuyên đến nhà tặng quà, động viên và hướng dẫn thêm cho gia đình cách chăm sóc, giao tiếp với người khiếm ngôn. Gia đình chúng tôi luôn ghi nhớ công ơn của hội và xem các bác như người thân của mình”. Hiện tại, Hằng đang làm việc tại Công ty may Hòa Thọ. Công việc của một người thợ may đã mang đến cho Hằng thu nhập ổn định và quan trọng là em đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Bài, ảnh: MINH TUẤN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cậu bé Vân Kiều khuyết tật
22:45 07/10/2022

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Hồ Thanh Lâm (6 tuổi), người dân tộc Vân Kiều ở bản Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, ...

Mang đến nụ cười, nhân lên niềm vui
23:00 18/04/2025

Vượt dặm đường xa xôi, nhóm bạn trẻ đến từ Hàn Quốc đã có các buổi cắt tóc, làm đẹp và nô đùa, chụp hình với trẻ em khuyết tật ở Quảng Trị. Sự cởi mở, gần gũi ...

Có tiếp tục khai khống để được chỉ tiêu?

Có tiếp tục khai khống để được chỉ tiêu?
01:47 06/12/2013

(SGGP) - Thời điểm này các trường đại học, cao đẳng bắt đầu tự xác định chỉ tiêu để báo cáo Bộ GD-ĐT chuẩn bị mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014. 2 tiêu chí quan trọng để xác định...

Hướng dẫn chi tiết về chính sách học phí

Hướng dẫn chi tiết về chính sách học phí
01:47 06/12/2013

(SGGP).- Ngày 5-12, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ LĐTB-XH về vấn đề học phí, áp dụng đối với tất cả các loại hình nhà trường ở các...

Ăn đậu phộng kéo dài tuổi thọ

Ăn đậu phộng kéo dài tuổi thọ
01:47 06/12/2013

(TNO) - Ăn các loại hạt như đậu phộng, hạt cười, hạnh nhân, quả óc chó... ít nhất 7 lần/tuần với lượng vừa phải có thể giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư, bệnh tim và...

Dùng công nghệ nano chiết xuất tinh chất nghệ vàng

Dùng công nghệ nano chiết xuất tinh chất nghệ vàng
01:47 06/12/2013

(TNO) - Hôm qua 5.12, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam chiết xuất được hoạt chất curcumin của củ nghệ vàng bằng công nghệ nano.

POWERED BY
Việt Long