{title}
{publish}
{head}
Vượt qua sự mặc cảm, tự ti và muôn nỗi nhọc nhằn, nhiều phụ nữ khuyết tật trong tỉnh đã tìm đến với nhau, chung tay xây dựng câu lạc bộ (CLB) cho mình và người đồng cảnh. Từ sự nỗ lực chung của họ, các CLB phụ nữ khuyết tật trên địa bàn ra đời, phát triển vững mạnh, trở thành mái nhà chung, điểm tựa tinh thần đối với các chị em không may mắn được khỏe mạnh, lành lặn.
Các phụ nữ khuyết tật tham gia những hoạt động giao lưu, tăng cường kết nối -Ảnh: T.L
Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, Điều phối viên Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) tại Quảng Trị cho biết, lần đầu tiên, hơn 60 phụ nữ khuyết tật đến từ 3 CLB đã hội tụ về TP. Đông Hà trong một chương trình giao lưu, kết nối.
Gác lại mọi vất vả, lo toan và gạt sang bên sự mặc cảm, tự ti, họ ngồi lại với nhau, chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng; nói lên ước vọng của mình; giao lưu văn nghệ, dân vũ... Gương mặt ai cũng ánh lên niềm hạnh phúc khi tham gia các hoạt động.
“Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 12.575 phụ nữ khuyết tật. Trong đó, số chị em bị khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, chiếm gần 70%. Họ là người yếu thế nhất trong những người yếu thế. Việc tham gia CLB phụ nữ khuyết tật, rồi giao lưu, kết nối có thể ví là một bước đi dài trên con đường từ bóng tối vươn tới ánh sáng của chị em”, chị Ngọc Lan chia sẻ.
Từ miền quê Quảng Bình, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan theo chồng về làm dâu Quảng Trị, rồi dành tất cả tinh thần cống hiến của mình cho sự phát triển của mảnh đất này. Là Điều phối viên của ACDC tại Quảng Trị, thời gian qua, chị Lan đã gặp gỡ, hỗ trợ rất nhiều người khuyết tật (NKT). Sau mỗi chuyến công tác, điều khiến chị Lan canh cánh trong lòng là phần lớn NKT, đặc biệt là phụ nữ luôn mang nặng sự mặc cảm, tự ti. Cuộc sống của nhiều người chỉ quẩn quanh trong bốn bức tường nhà.
Tuy nhiên, chị Lan biết, ẩn sau cuộc sống lặng lẽ như chiếc bóng ấy là khát khao được sống vui, sống khỏe, được cống hiến. Ai cũng mong muốn gặp gỡ, giao lưu với những người đồng cảnh để tựa vào nhau mà vươn lên. “Hiểu tâm sự ấy, ACDC đã hướng nhiều hoạt động đến phụ nữ khuyết tật. Đặc biệt, chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ các CLB kết nối chị em đồng cảnh. Chúng tôi rất vui khi hiện nay, các CLB phụ nữ khuyết tật đã ra đời trên địa bàn tỉnh, hoạt động rất hiệu quả”, chị Lan nói.
Theo Điều phối viên ACDC tại Quảng Trị Nguyễn Thị Ngọc Lan, trên địa bàn, CLB Phụ nữ khuyết tật tỉnh là mô hình ra đời sớm nhất, thu hút đông đảo hội viên và đã tổ chức, triển khai có nhiều hoạt động ý nghĩa.
Khi được chia sẻ về lời giới thiệu ấy, chị Hồ Thị Huế, Chủ nhiệm CLB Phụ nữ khuyết tật tỉnh rất xúc động. Năm 19 tuổi, một vụ tai nạn lao động đã cướp đi sự lành lặn của chị Huế. Vượt mọi khó khăn, chị đã tự mở lối cho cuộc đời mình với việc tham gia các giải thi đấu thể thao NKT và đoạt được khoảng 120 huy chương môn bơi lội; mở xưởng mộc để phát triển kinh tế; hỗ trợ nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn...
Trong những thành tựu của cuộc đời mình, điều mà chị Huế lấy làm hạnh phúc nhất chính là đã kết nối những phụ nữ khuyết tật vào một ngôi nhà chung. Chị Huế cho biết: “Năm 2015, khi mới thành lập, CLB Phụ nữ khuyết tật tỉnh chỉ có 19 thành viên. Con số ấy giờ đã tăng lên 60 người. Ở CLB, chị em là điểm tựa của nhau. Có người nói với tôi, nhờ tham gia CLB mà họ có dịp mặc bộ áo quần đã may 4 - 5 năm rồi mà lâu nay chỉ đưa ra ngắm. Chia sẻ ấy làm tôi rớt nước mắt”.
Hôm tham gia chương trình giao lưu, kết nối do ACDC tổ chức, chị Hồ Thị Huế không giấu hết niềm vui bởi mô hình CLB phụ nữ khuyết tật đã được nhân rộng ra ở các huyện: Vĩnh Linh, Triệu Phong. Cũng như chị Huế, Chủ nhiệm CLB Phụ nữ khuyết tật huyện Vĩnh Linh Hà Thị Tuyết hiểu sâu sắc tâm tư, tình cảm của các thành viên. Năm lên 6 tuổi, một sự cố y tế đã khiến chị Tuyết mất đi tay trái. Cố học hành đến nơi, đến chốn nhưng đi xin việc ở đâu, chị Tuyết cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Sau này, khi trở thành giảng viên nguồn của ACDC, chị có cơ hội gặp nhiều phụ nữ khuyết tật và cảm thấy mình vẫn là người may mắn. Từ trái tim, chị Tuyết muốn kết nối những người đồng cảnh để giúp nhau có cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Hiện nay, CLB của chúng tôi có 38 thành viên. Từ ngày CLB thành lập, thông qua các hoạt động, đời sống vật chất, tinh thần của chị em ngày càng nâng cao. Vừa rồi, chúng tôi còn thành lập nhóm dân vũ để giúp gia tăng sự kết nối”, chị Tuyết kể.
Tín hiệu vui từ 2 CLB khai đường, mở lối đã tiếp thêm động lực, niềm tin cho Ban Chủ nhiệm và thành viên CLB Phụ nữ khuyết tật huyện Triệu Phong. Chủ nhiệm CLB Hoàng Thị Tâm cho biết, ra đời vào tháng 8/2023, CLB Phụ nữ khuyết tật huyện Triệu Phong hiện có 25 thành viên. Hầu hết chị em tham gia CLB đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ai cũng mang trong mình nỗi đau nào đó về thể xác và tinh thần. Vì vậy, một số người vẫn chưa thực sự mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động xã hội.
Chị Tâm tâm sự: “Khi đến gặp gỡ, giao lưu với chị em ở TP. Đông Hà và huyện Vĩnh Linh, các thành viên trong CLB chúng tôi đều rất xúc động. Chị em biết, ngoài kia có rất nhiều người vất vả hơn mình nhưng họ vẫn vươn lên từng ngày. Vì vậy, chúng tôi nhắc nhủ nhau phải thay đổi từ ngày hôm nay”.
Theo Điều phối viên ACDC tại Quảng Trị Nguyễn Thị Ngọc Lan, dù thành lập từ lâu hay mới ra đời, các CLB phụ nữ khuyết tật đều đã tạo được sự chuyển biến tích cực. Không còn quẩn quanh trong 4 bức tường nhà, nhiều phụ nữ khuyết tật giờ mạnh dạn, tự tin hơn khi bước ra xã hội.
Vượt qua rào cản khiếm khuyết của bản thân, họ đã vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; trở thành nhân tố tích cực trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao; tích cực học tập... Trên hành trình vươn lên, một số người sớm tìm thấy hạnh phúc của mình.
“Những tín hiệu đáng mừng ấy chính là động lực để ACDC chúng tôi tiếp tục nỗ lực để hỗ trợ các CLB và phụ nữ khuyết tật. Chúng tôi hy vọng các cấp, ngành, đơn vị liên quan và nhà hảo tâm dành nhiều hơn nữa sự quan tâm đến chị em, những người yếu thế nhất trong những người yếu thế”, chị Ngọc Lan bày tỏ mong muốn.
Tây Long
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - Mùa biển động thường bắt đầu từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 2 năm sau. Thời điểm này biển thường xuất hiện sóng to, gió lớn, bất lợi cho việc...
QTO - Thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong hoạt động tuyên truyền về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội...
QTO - Nhiều năm công tác trên địa bàn vùng khó nên cô giáo Nguyễn Thị Thuận luôn thấu hiểu sự vất vả của học sinh, giáo viên. Chính vì thế, dù mới chuyển...
QTO - Những năm trở lại đây, tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có diễn biến phức tạp về tính chất cũng như đa dạng các loại tội phạm....
QTO - Nhằm kịp thời đưa những thông tin về lao động, việc làm đến với người lao động, đặc biệt là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời...
Ban Tổ chức lễ tang và gia đình bà Trần Thị Thu Hòa xin trân trọng cảm ơn:
QTO - Hỗ trợ học nghề là một trong các chế độ của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), giúp người lao động có thể chuyển đổi nghề nghiệp nhằm tạo sinh...
QTO - Ghi nhận tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh trong những ngày gần đây cho thấy có sự gia tăng đáng kể số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp....
QTO - Vợ mất, một mình anh Lê Phước Thình (sinh năm 1976), hiện đang sống tại thôn Lâm Lang 1, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, vừa là lao động chính trong nhà,...
QTO - Trong những năm gần đây, các chính sách hỗ trợ người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài ngày càng đầy đủ, tạo “bệ đỡ” để...