{title}
{publish}
{head}
Không may trở thành nạn nhân của bạo lực giới, phần lớn phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật như bị đẩy tới bờ vực thẳm. Trong bóng đêm chứa đầy nỗi hoang mang, tuyệt vọng, sự ra đời của ngôi nhà tạm lánh mang tên “Bình Minh” được ví là một tia nắng ấm áp chiếu soi vào cuộc đời những người vốn đã chịu nhiều thiệt thòi.
Các đại biểu cắt băng bàn giao ngôi nhà “Bình Minh” - Ảnh: Q.H
Tạm lánh để có bình yên
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) Nguyễn Thị Lan Anh vươn người xoay chiếc tay nắm cửa. Một căn phòng tinh tươm, sạch sẽ với đầy đủ tiện nghi được mở ra. Căn phòng tương đối rộng rãi, có nơi nghỉ ngơi, khu vực tiếp khách, nhà tắm, vệ sinh... Trong phòng, các thiết bị, đồ dùng rất đầy đủ. Tất cả được thiết kế, sắp đặt thuận lợi để người khuyết tật dễ dàng tiếp cận. Nhìn căn phòng, ai cũng dễ dàng nhận ra, đây là sản phẩm của rất nhiều tâm huyết.
Dẫn khách tham quan, chị Lan Anh cho biết, có 4 căn phòng như thế trong khuôn viên ngôi nhà tạm lánh mang tên “Bình Minh” của Viện ACDC. Đây sẽ là nơi phụ nữ, trẻ em khuyết tật tạm lánh để không phải chịu thêm những tổn thương mang tên bạo lực giới.
“Ngôi nhà “Bình Minh” được chúng tôi chọn đặt ở huyện Gio Linh. Địa chỉ ngôi nhà được hoàn toàn giữ bí mật để đảm bảo sự an toàn, riêng tư cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật là nạn nhân của bạo lực giới. Nhà luôn mở rộng cửa 24/24 giờ. Chỉ cần liên lạc với Viện ACDC, chúng tôi sẽ tư vấn, đưa các bạn đến nơi tạm lánh”, chị Lan Anh giới thiệu.
Di chuyển phụ thuộc vào chiếc xe lăn, chị Lan Anh hiểu rất rõ về những vết xước trong tâm hồn, thể xác phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật. Bản thân chị Lan Anh cũng từng chịu tổn thương do lời nói vô tình hoặc hữu ý gây ra. Tuy nhiên, không nỗi đau nào đủ sức kéo chị xuống. Ngược lại, chị Lan Anh càng có thêm động lực để học tập, làm việc, qua đó gặt hái nhiều thành tựu. Là Viện trưởng Viện ADCD, thời gian qua, chị cùng cộng sự đã có nhiều hoạt động giúp nâng cao vị thế, cải thiện chất lượng cuộc sống người khuyết tật.
Từ câu chuyện đời mình, chị Lan Anh hiểu phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật là đối tượng yếu thế nhất trong những người yếu thế. So với chị em khỏe mạnh, lành lặn, tỉ lệ phụ nữ khuyết tật chịu các hình thức bạo lực do chồng, bạn tình gây ra cao hơn. Mới đây, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người khuyết tật”, Viện ACDC tiến hành một cuộc khảo sát về thực trạng phụ nữ khuyết tật Quảng Trị có nguy cơ bị bạo lực giới. Chị Lan Anh rất buồn khi biết 38,5% phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật ở Quảng Trị có nguy cơ bị bạo lực về thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục. “Chắc chắn trong số họ sẽ có những người cần được trợ giúp, tạm lánh nhưng chưa biết đi đâu và tìm ai”, chị Lan Anh nghĩ.
Những viên gạch yêu thương
Đầu năm 2024, lễ bàn giao ngôi nhà tạm lánh mang tên “Bình Minh” được tổ chức. Tham gia buổi lễ, các cán bộ Viện ACDC đều mang những cảm xúc khó tả. Theo sát công trình từng ngày nhưng ai cũng bất ngờ khi ý tưởng về nơi tạm lánh cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật lại nên hình hài vượt cả mong đợi. Ngoài 4 căn phòng tạm lánh, ngôi nhà còn có một khu vực được bố trí riêng để thuận lợi cho việc tư vấn, chữa lành những vết thương trong tâm hồn phụ nữ, trẻ em khuyết tật.
Chị Nguyễn Thị Lan Anh (thứ hai, từ phải sang) nhận bó hoa cảm ơn vì đã đặt nền móng, tạo ra một mô hình ý nghĩa - Ảnh: Q.H
Ít ai biết, đằng sau công trình đó là rất nhiều giọt mồ hôi của cán bộ, nhân viên Viện ACDC. Ngay việc huy động các tổ chức, cá nhân chung tay xây dựng nhà tạm lánh đã là thử thách. Thực tế, dù được đánh giá cao nhưng ý tưởng của cán bộ Viện ACDC không dễ tìm thấy tiếng nói chung với các tổ chức, dự án.
Vì vậy, khi nhận được sự hỗ trợ từ Dự án Hòa nhập 1, ai nấy đều vui mừng. Tháng 7/2023, các hoạt động đầu tiên của dự án được triển khai. Không chỉ chú tâm vào những hạng mục chính của ngôi nhà, cán bộ, nhân viên Viện ACDC còn chú tâm đến nhiều công việc liên quan khác như: khảo sát, đánh giá; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ; tham quan, học hỏi kinh nghiệm; vận hành, quản trị...
Càng gần đến ngày bàn giao công trình, các cán bộ Viện ACDC càng tất bật. Họ phải chạy ngược, chạy xuôi để tìm kiếm, sắp xếp những trang thiết bị, đồ dùng, vật trang trí... dù là nhỏ nhất. Dẫu vậy, ai cũng cảm thấy vui như đang soạn sửa cho chính ngôi nhà mới của mình.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, Điều phối viên Viện ACDC cho biết: “Ngôi nhà tạm lánh này dành cho phụ nữ, trẻ em khuyết tật. Vì thế, chúng tôi phải tính toán rất kỹ tất cả mọi thứ để người khuyết tật có thể thuận lợi tiếp cận. Trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà, chính các giảng viên nguồn của dự án - là những người khuyết tật đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều ở khâu tính toán phương án, kiểm nghiệm. Khi đến đây, phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật là nạn nhân của bạo lực giới có thể cảm nhận rõ tình cảm của những người tạo dựng nên ngôi nhà”.
Cũng theo chị Ngọc Lan, đặt cả tâm huyết vào công trình có ý nghĩa đặc biệt nên tên gọi của ngôi nhà được các cán bộ, nhân viên Viện ACDC rất chú ý. Sau nhiều lần thảo luận, cuối cùng, mọi người thống nhất chọn cái tên “Bình Minh”.
Với họ, bình minh là thời khắc mặt trời mọc, khởi đầu một ngày mới. Nó cũng là hình ảnh thể hiện niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng. Vì thế, ngôi nhà mang tên “Bình Minh” được kỳ vọng sẽ trở thành bến bình yên, nơi xua tan mọi nỗi buồn, xoa dịu những vết thương do bạo lực giới gây ra cho phụ nữ và trẻ em khuyết tật.
Nhân lên niềm hy vọng
Hôm lễ bàn giao ngôi nhà “Bình Minh” được tổ chức, chúng tôi gặp chị Lê Thị Thơ (sinh năm 1990), trú tại huyện Gio Linh. Năm 1 tuổi, căn bệnh tắc động mạch đã khiến chị Thơ mất đi chân trái. Để có tấm bằng đại học, cô gái khuyết tật này đã phải cố gắng gấp mười người bình thường. Sự nỗ lực ấy mang đến kết quả với minh chứng sinh động là chị Thơ được đứng trong đội ngũ giảng viên nguồn của Viện ADCD.
“Tôi từng gặp gỡ, làm việc với nhiều phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật. Phần lớn trong số họ đều chịu những tổn thương do bạo lực giới gây ra. Nghe câu chuyện của các phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật, tôi cảm thấy tim mình đau nhói. Tôi muốn giúp đỡ cho nhiều người đồng cảnh hơn”, chị Thơ chia sẻ.
Chị Lê Thị Thơ (bên phải) vui mừng vì có thể giới thiệu cho người đồng cảnh một địa điểm tạm lánh để tránh những nỗi đau do bạo lực giới gây ra - Ảnh: Q.H
Theo giảng viên Lê Thị Thơ, không may trở thành nạn nhân của bạo lực giới, phần lớn phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật đều nhẫn nhục chịu đựng. Sự im lặng ấy vô tình lại tiếp tay, khiến tình trạng bạo lực giới càng trở nên nhức nhối.
Trái ngược, một số chị em tìm cách phản kháng nhưng “lực bất tòng tâm”, ngược lại còn chịu những tổn thương nặng nề hơn. Trong chính ngôi nhà của mình, nhiều khi phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật là nạn nhân của bạo lực giới cảm thấy như đang bị cầm tù. Họ muốn trốn chạy nhưng không biết phải đi đâu.
Chị Thơ bộc bạch: “Tôi đã từng tự trách mình vì không thể giúp đỡ nhiều hơn cho các chị em bị bạo lực giới. Vì thế, giờ đây, tôi cảm thấy nhẹ lòng hơn khi được giới thiệu để họ tạm lánh ở ngôi nhà “Bình Minh”, qua đó có phút bình yên trong tâm hồn, để rồi tỉnh táo, sáng suốt hơn với những lựa chọn tiếp theo”.
Không chỉ chị Thơ, tất cả những ai biết đến sự ra đời của ngôi nhà mang tên “Bình Minh” đều đặt niềm tin rất lớn. Bởi, họ biết rằng, sự ra đời của ngôi nhà là kết quả từ sự nỗ lực của nhiều tổ chức, cá nhân. Khi cánh cửa ngôi nhà mở ra, công việc của Viện ACDC và các tổ chức, cá nhân liên quan vẫn sẽ không kết thúc. Mọi người cùng nhau tiếp tục nỗ lực để phá vỡ mọi rào cản, hướng tới một xã hội tốt đẹp, nơi không ai phải đối mặt với tình trạng bạo lực giới. Ở đó, mỗi phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật có thể sống thoải mái sống với chính cá tính của mình, được tôn trọng và đảm bảo an toàn.
Được biết, ngôi nhà mang tên “Bình Minh” vừa được bàn giao, đưa vào sử dụng ở Quảng Trị là trong 3 địa chỉ tạm lánh trên cả nước ra đời từ sự trăn trở, nỗ lực của cán bộ, nhân viên Viện ACDC và các tổ chức, cá nhân giàu tâm huyết. Thế nhưng, những người đặt nền móng, góp từng viên gạch yêu thương làm nên công trình đều mong, ngôi nhà sẽ “vắng khách” dù luôn mở rộng cửa. Điều đó đồng nghĩa với việc giữa đời thực, không còn phụ nữ, trẻ em gái nào còn là nạn nhân của tình trạng bạo lực giới.
Tây Long
NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...
QTO - Công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),...
QTO - Để bảo vệ loài thú hoang dã trước nguy cơ bị săn bắt, đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của các Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và...
QTO - Xác định giáo dục mầm non là bậc học nền tảng đầu tiên của hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm...
QTO - Từ nhiều thế kỷ trước, người Vân Kiều ở miền Tây Quảng Trị đã biết dệt vải, thiết kế nên những bộ trang phục truyền thống đặc trưng của dân tộc mình....
QTO - Dán, rải, treo tờ rơi rao vặt, quảng cáo ở khắp nơi trên đường phố làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị đã trở thành vấn nạn trong nhiều năm qua, với...
QTO - Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai thủ tục khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chip, ứng dụng...
QTO - Nhằm chia sẻ một phần khó khăn đối với những bệnh nhân nghèo, hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ, nhiều năm nay, cứ đều...
QTO - Hiện ngày càng có nhiều nền tảng mạng xã hội (MXH) xuất hiện đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt của con người, nhất là giới...
QTO - Từ sự hỗ trợ ban đầu của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, năm 2021, 8 hội viên thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ đã có bò giống để...
QTO - Năm 2024 - tròn 20 năm khi tháng 3 hằng năm được Đảng, Chính phủ đồng ý chọn là Tháng Thanh niên, là tháng khởi đầu của đợt sinh hoạt chính trị sâu...
QTO - Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện Đakrông triển khai xây dựng nhiều công trình, phần việc...