{title}
{publish}
{head}
Nâng cao chất lượng đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững và nỗ lực phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt mà huyện Vĩnh Linh đã đề ra trong giai đoạn 2021-2025. Do đó, huyện tập trung thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở 3 xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Khê và Vĩnh Hà.
Hỗ trợ máy móc nông cụ cho người dân xã Vĩnh Ô, Vĩnh Linh -Ảnh: P N
Xác định triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS là giải pháp hàng đầu trong việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, cấp ủy, chính quyền huyện Vĩnh Linh đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể trên cơ sở bám sát chủ trương, chỉ đạo của cấp trên và nhu cầu, tình hình thực tiễn tại địa phương. Thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, xây dựng quy chế làm việc, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, đơn vị phụ trách. Đồng thời đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Trong kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS giai đoạn 2021-2025 của huyện Vĩnh Linh đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu đến cuối năm 2025, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,5-1,6 lần so với năm 2020 (khoảng 28 triệu đồng). Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 5-7%/năm. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc bê tông. Các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục phát triển toàn diện.
Đặc biệt, đến cuối năm 2025 giảm 50% số thôn, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, không còn xã đạt dưới 13 tiêu chí nông thôn mới (NTM), có 40 thôn bản vùng ĐBDTTS và miền núi đạt chuẩn NTM; hướng đến mục tiêu đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, huyện Vĩnh Linh dự kiến sẽ huy động, phân bổ nguồn lực gần 68 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện chương trình trên 65,4 tỉ đồng, nguồn vốn sự nghiệp thực hiện chương trình trên 2,5 tỉ đồng.
Từ nguồn lực này, trong giai đoạn 2021-2025, huyện Vĩnh Linh tập trung thực hiện các dự án chính, bao gồm: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng ĐBDTTS và miền núi; phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của DTTS gắn với phát triển du lịch; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em; đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm DTTS và dân tộc còn khó khăn; truyền thông, tuyên truyền vận động trong vùng ĐBDTTS và miền núi; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chương trình.
Tính đến thời điểm hiện tại, huyện đã thực hiện được nhiều dự án và tiểu dự án mang lại hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng ĐBDTTS. Trong hai năm qua, huyện đã tiến hành đầu tư hỗ trợ tạo sinh kế cho 177 hộ nghèo thông qua các tiểu dự án như mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, trồng cây cao su... với tổng kinh phí trên 3,77 tỉ đồng hay các tiểu dự án về khai hoang đất trồng lúa nước, cải tạo đất phục vụ trồng trọt với diện tích trên 5,3 ha.
Xóa bỏ được 65 nhà ở tạm bợ, riêng trong năm 2023 huyện đã đối ứng xây mới 51 nhà ở cho hộ nghèo, xây dựng 26 công trình nước sạch tập trung, bể chứa nước cho hộ gia đình. Nhờ đó, nâng tỉ lệ người dân vùng ĐBDTTS sử dụng nước hợp vệ sinh lên 84,5%. Tính đến nay, 100% hộ dân tại vùng ĐBDTTS có điện sinh hoạt.
Đã có 10 công trình cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa được phê duyệt thực hiện và đầu tư xây dựng. Trong lĩnh vực giáo dục, song song với việc giữ vững thành quả phổ cập giáo dục các cấp, huyện đang ưu tiên dồn mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở các xã miền núi.
Theo đó, tập trung đưa Trường PTDTBTTH Vĩnh Khê và Trường PTDTBTTH Vĩnh Ô đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, Trường Mầm non Vĩnh Khê đạt chuẩn cơ sở vật chất vào cuối năm 2023 và Trường Mầm non Vĩnh Ô đạt chuẩn cơ sở vật chất vào tháng 3/2024. Mặt khác, huyện tích cực đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn văn hóa, truyền thống địa phương như lễ hội cồng chiêng, truyền dạy tiếng nói và chữ viết Bru Vân Kiều, duy trì chợ phiên Vĩnh Ô, tổ chức ngày truyền thống văn hóa các dân tộc và kỷ niệm ngày người Vân Kiều mang họ Hồ của Bác...
Ông Nguyễn Thiên Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết: “Theo đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS của huyện Vĩnh Linh trong năm 2023 thì đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở 3 xã miền núi này đã đạt 44,7 triệu đồng, tăng 16,7 triệu đồng so với năm 2020.
Tỉ lệ hộ nghèo ở 3 xã giảm trung bình 7,4%. Cụ thể, Vĩnh Ô còn 50/381 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 13,12%, giảm 11,95% so với năm 2022; Vĩnh Khê còn 17/326 hộ nghèo, chiếm 5,21%, giảm 6,83% so với năm 2022; Vĩnh Hà còn 62/553 hộ nghèo, chiếm 11,21%, giảm 3,46% so với năm 2022. Về chương trình xây dựng NTM, xã Vĩnh Hà đã đạt chuẩn vào năm 2022, xã Vĩnh Ô hiện đã đạt 15/19 tiêu chí và Vĩnh Khê cơ bản đạt 19/19 tiêu chí”.
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS giai đoạn 2021-2025, thời gian tới, huyện Vĩnh Linh tăng cường nghiên cứu, nắm bắt các hướng dẫn và cơ chế thực hiện các nội dung. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và thực thi chính sách từ huyện đến cơ sở.
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng mục tiêu của chương trình MTQG 1719 đến các tầng lớp nhân dân, mà đặc biệt là ĐBDTTS nhằm từng bước thay đổi và chuyển biến về nhận thức trong công tác dân tộc, chính sách dân tộc; từ đó khơi dậy ý chí chủ động, tự chủ, vươn lên của ĐBDTTS.
Quyết liệt xử lý hoặc đề xuất các cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung, tiểu dự án và dự án đã xây dựng trong chương trình.
Phương Nga
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Xác định hệ thống giao thông có vai trò đi trước một bước để thúc đẩy phát triển KT-XH, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn...
QTO - Xã Hải Khê, huyện Hải Lăng là địa phương bãi ngang ven biển. Những năm qua, được sự đầu tư nguồn lực của Nhà nước và sự chung tay góp sức của toàn...
QTO - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị HỒ XUÂN HIẾU trả lời phỏng vấn.
QTO - Sự ra đời của sáng kiến “Thay đổi quy trình công nghệ của hệ thống máy tách bã để tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm sản xuất” là bước đột phá về công...
QTO - Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị tiền thân là Đại lý bách hóa thực phẩm Quảng Trị thành lập tháng 5/1973 đến nay có một chặng đường...
QTO - Thời gian qua, thông qua nguồn vốn tín dụng, nhiều hộ dân khó khăn tại huyện Gio Linh đã được cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện tư vấn,...
QTO - Từ năm 2009 đến nay, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai (gọi tắt là Quỹ) đã hỗ trợ tỉnh Quảng Trị nhiều chương trình, dự án nhằm giúp người dân chủ...
QTO - Những năm qua, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã góp phần không nhỏ trong kết nối tiêu thụ sản phẩm và phục vụ hàng hóa thiết yếu,...
QTO - Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, lữ hành của Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã đóng góp một phần rất quan trọng, đem lại...
QTO - Trong suốt chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (SEPON GROUP) không ngừng đổi mới, sáng tạo,...