
{title}
{publish}
{head}
Việc đồng USD liên tục trượt giá trong thời gian gần đây đang tạo ra những hiệu ứng trái chiều trên thị trường tài chính quốc tế. Trong khi một số nền kinh tế hưởng lợi, nhiều ngân hàng trung ương lại phải đối mặt với những bài toán khó trong điều hành tỷ giá và lãi suất.
Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số USD đã giảm hơn 9% – mức suy yếu sâu nhất trong nhiều năm trở lại đây. Theo Khảo sát Quản lý Quỹ Toàn cầu của Ngân hàng Mỹ (Bank of America), có tới 61% nhà đầu tư dự đoán USD sẽ tiếp tục giảm trong 12 tháng tới. Đây là mức dự báo bi quan nhất trong gần hai thập kỷ qua.
Việc dòng vốn rút khỏi tài sản định giá bằng USD phản ánh sự suy giảm niềm tin vào triển vọng kinh tế Mỹ, đồng thời làm gia tăng áp lực lạm phát nhập khẩu tại nhiều quốc gia.
Nhiều đồng tiền tăng giá trong bối cảnh USD suy yếu
Việc USD suy yếu đã kéo theo đà tăng giá của hàng loạt đồng tiền chủ chốt. Các “kênh trú ẩn an toàn” như yên Nhật, franc Thụy Sĩ và euro đều ghi nhận mức tăng trên 10% so với USD kể từ đầu năm, theo dữ liệu từ LSEG.
Đồng USD đang suy yếu - Ảnh: Xinhua
Bên cạnh đó, các đồng tiền như peso Mexico, đô la Canada và zloty Ba Lan cũng ghi nhận mức tăng từ 4% đến 9% so với USD. Đáng chú ý, đồng rúp Nga đã tăng hơn 22%. Diễn biến này được xem là tín hiệu tích cực đối với các nền kinh tế có tỷ lệ nợ nước ngoài cao tính bằng USD, khi giá trị nợ thực tế giảm và chi phí nhập khẩu trở nên cạnh tranh hơn.
Chuyên gia Adam Button, Trưởng bộ phận phân tích tiền tệ tại ForexLive, nhận định: “Phần lớn các ngân hàng trung ương sẽ xem mức giảm 10% –20% của USD là diễn biến tích cực. Đồng tiền yếu hơn không chỉ góp phần kiềm chế lạm phát mà còn mở ra dư địa để cắt giảm lãi suất, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.”
Tuy nhiên, việc đồng nội tệ tăng giá không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích toàn diện. Ông Thomas Rupf, Giám đốc đầu tư khu vực châu Á của VP Bank, cho rằng: trong khi giá nhập khẩu giảm có thể góp phần kiểm soát lạm phát, thì đồng nội tệ mạnh lại làm suy yếu năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ gia tăng các rào cản thương mại đối với hàng hóa từ châu Á, vốn là khu vực sản xuất chủ lực toàn cầu.
Phá giá tiền tệ - lựa chọn rủi ro cao
Trong bối cảnh này, một số nền kinh tế xuất khẩu tại châu Á được cho là đang cân nhắc khả năng phá giá tiền tệ để giữ lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, chuyên gia Nick Rees từ Monex Europe cảnh báo các ngân hàng trung ương cần hết sức thận trọng để tránh nguy cơ dòng vốn rút ra ồ ạt và bất ổn vĩ mô.
Đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi, việc điều chỉnh tỷ giá cần cân nhắc đến các yếu tố như mức dự trữ ngoại hối, gánh nặng nợ nước ngoài và độ nhạy với lạm phát nhập khẩu. Ông Brendan McKenna, chuyên gia chiến lược tại Wells Fargo, lưu ý rằng dù nhiều quốc gia có khả năng phá giá đồng nội tệ, nhưng “rủi ro lạm phát và trả đũa thương mại có thể khiến họ chùn bước.”
Ông Brendan McKenna nhận định: “Những nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng, sở hữu dự trữ ngoại hối lớn và ít phụ thuộc vào nợ bằng đồng USD sẽ có nhiều dư địa hơn để linh hoạt điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, ngay cả các quốc gia có vị thế vững vàng này cũng đang thận trọng tối đa trong bối cảnh nhiều rủi ro tiềm ẩn.”
Trong khi đó, các ngân hàng trung ương như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tận dụng cơ hội đồng USD suy yếu để cắt giảm lãi suất, sau khi các chỉ báo lạm phát cho thấy xu hướng ổn định. Một trường hợp khác là Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, vốn đã phải “vật lộn” với đồng franc quá mạnh trong nhiều năm qua – điều làm suy giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Thụy Sĩ trên thị trường quốc tế.
Tránh chiến tranh tiền tệ
Dù việc phá giá đồng nội tệ có thể mang lại một số lợi ích ngắn hạn cho xuất khẩu, rủi ro lạm phát và khả năng bị coi là thao túng tiền tệ khiến đây không phải là lựa chọn phổ biến trong giai đoạn hiện tại. Theo ông Wael Makarem, chiến lược gia thị trường tại Exness, các nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với ba rủi ro lớn: lạm phát cao, nợ lớn và nguy cơ dòng vốn đảo chiều – những yếu tố khiến phá giá tiền tệ trở thành “con dao hai lưỡi”.
Ông Alex Muscatelli từ Fitch Ratings bổ sung rằng các ngân hàng trung ương có thể miễn cưỡng hạ lãi suất, bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến dòng vốn mà còn làm tăng gánh nặng nợ của các hộ gia đình và doanh nghiệp có vay bằng USD.
Luật Anh
QTO - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, trong đó đáng chú ý hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,8%...
QTO - Xu hướng sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT) trong thanh toán quốc tế đang có dấu hiệu gia tăng, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp trên thế giới tìm kiếm...
QTO - Mỹ sẽ ban hành sắc lệnh hành pháp mới nhằm tái cấu trúc Bộ Ngoại giao, tinh giản chi phí và điều chỉnh theo ưu tiên chiến lược.
QTO - Ngành sầu riêng Malaysia đang đứng trước cơ hội vàng khi nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Trung Quốc đối với trái cây tươi, an toàn và chất...
QTO - Đẩy mạnh hạn chế xe cá nhân, ưu tiên giao thông công cộng và phương tiện xanh nhằm hướng tới đô thị bền vững, thân thiện môi trường đang được các...
QTO - Trước diễn biến căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ, các tập đoàn thương mại điện tử và hiệp hội ngành nghề Trung Quốc đang tăng cường phối hợp để...
QTO - Thay vì tăng trưởng như dự báo trước đó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa điều chỉnh dự báo năm 2025 khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu dự...
QTO - Sau những năm bị gián đoạn nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, đến nay ngành hàng không toàn cầu đã chính thức bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ.
QTO - Các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để giám sát, dự báo và kiểm soát chất lượng không khí, mở ra...
QTO - Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố rằng, các quốc gia cảm thấy mức thuế quan do Mỹ áp đặt là quá cao hoàn toàn có thể lựa chọn ngừng giao...