
{title}
{publish}
{head}
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, trong đó đáng chú ý hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 2,8% trong năm nay, giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 1.
Nguyên nhân chính được xác định là do các chính sách thuế quan quy mô lớn do Mỹ triển khai gần đây đã gây ra những tác động lan tỏa mạnh mẽ lên nền kinh tế toàn cầu.
Dự báo tăng trưởng của Mỹ sẽ giảm
Theo IMF, loạt biện pháp tăng thuế của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc, châu Âu và các nước châu Á, đã đẩy mức thuế hiệu dụng, tức mức thuế trung bình thực tế áp lên toàn bộ hàng nhập khẩu, lên cao hơn cả giai đoạn đầu thế kỷ 20. Đây được đánh giá là một trong những thay đổi sâu rộng nhất về chính sách thương mại mà nền kinh tế lớn nhất thế giới từng thực hiện trong nhiều thập kỷ qua.
IMF dự báo tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ giảm xuống còn 1,8% trong năm 2025, thấp hơn đáng kể so với mức 2,8% của năm trước và thấp hơn gần 1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 1. Ngoài ra, rủi ro suy thoái kinh tế của Mỹ cũng được IMF nâng lên 40%, so với mức 25% được dự báo vào tháng 10 năm ngoái.
Những bao gạo tại một khu chợ ở vùng ven Bangkok, Thái Lan bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại mới của Mỹ- ảnh: Rungroj Yongrit / EPA
Việc áp thuế 10% đối với phần lớn hàng hóa nhập khẩu, cùng với mức thuế lên tới 145% đối với hàng Trung Quốc, đã tạo ra áp lực lớn lên các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính sách thuế quan đối ứng đối với các đối tác lớn như Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc dù đã được tạm hoãn đến tháng 7, nhưng vẫn tạo ra sự bất định khiến nhiều doanh nghiệp trì hoãn đầu tư, cắt giảm chi tiêu và điều chỉnh chuỗi cung ứng.
Ông Pierre-Olivier Gourinchas, Kinh tế trưởng của IMF, nhận định: “Chúng ta đang chứng kiến sự tái cấu trúc của hệ thống kinh tế toàn cầu vốn đã vận hành ổn định trong suốt 80 năm qua. Những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách thương mại là nhân tố chính định hình triển vọng kinh tế hiện tại”.
Áp lực lạm phát, chi phí tăng
Một trong những hệ quả rõ rệt từ chính sách thuế quan là nguy cơ lạm phát quay trở lại. IMF đã nâng dự báo lạm phát của Mỹ trong năm nay từ 2% lên 3%. Mặc dù áp lực giá được đánh giá là tạm thời, nhưng hệ lụy từ việc giảm năng suất và sản lượng có thể kéo dài. Ông Gourinchas cho rằng tác động tiêu cực từ thuế quan sẽ để lại dấu ấn dài hạn lên nền kinh tế.
Không chỉ Mỹ, các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc và châu Âu cũng bị ảnh hưởng, buộc chính phủ các nước này phải tăng cường hỗ trợ tài chính để giảm thiểu tác động. Tuy nhiên, IMF cảnh báo sự bất ổn về chính sách, cả trong thương mại lẫn tài chính, đang gia tăng và có thể làm suy yếu niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Báo cáo của IMF cho thấy, trong bối cảnh thiếu chắc chắn về khả năng tiếp cận thị trường, nhiều doanh nghiệp toàn cầu đang tạm thời “đứng ngoài cuộc chơi” - cắt giảm đầu tư, thu hẹp đơn hàng và trì hoãn kế hoạch mở rộng. Đồng thời, các tổ chức tài chính cũng siết chặt tín dụng đối với doanh nghiệp, càng làm trầm trọng thêm cú sốc cầu ở quy mô toàn cầu.
IMF nhấn mạnh, sự kết hợp giữa bất ổn chính sách và điều kiện tài chính bị thắt chặt đang tạo ra cú sốc tiêu cực đáng kể đối với tăng trưởng toàn cầu. Tác động này đặc biệt đáng lo ngại với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, vốn có ít dư địa chính sách để ứng phó trước những biến động từ bên ngoài.
Một điểm đáng chú ý khác trong báo cáo là cảnh báo về tình trạng khó khăn ngày càng gia tăng tại các quốc gia thu nhập thấp. Trong bối cảnh điều kiện tài chính toàn cầu khắt khe hơn và nhiều nước cắt giảm viện trợ phát triển, khả năng trả nợ cũng như duy trì ổn định kinh tế của các nước này đang bị đe dọa nghiêm trọng.
IMF cho rằng nếu không có các nỗ lực phối hợp nhằm tháo gỡ căng thẳng thương mại, tái cấu trúc nợ và hỗ trợ tài chính, các nước thu nhập thấp sẽ phải đối mặt với tăng trưởng chậm lại và mức sống suy giảm trong thời gian tới.
Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã thể hiện khả năng chống chịu đáng kể sau hàng loạt cú sốc trong bốn năm qua, IMF nhận định rằng những “vết sẹo” để lại vẫn còn rõ nét. Triển vọng phục hồi hiện tại tiếp tục bị thử thách bởi môi trường chính sách thay đổi nhanh chóng và sự gia tăng phân mảnh trong hợp tác quốc tế.
Trong phần kết luận, IMF kêu gọi các nền kinh tế lớn tăng cường đối thoại đa phương, theo đuổi các giải pháp thương mại ổn định và tránh để xu hướng bảo hộ tiếp tục làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu vốn đang phải đối mặt với nhiều bất ổn.
Hải Lâm
QTO - Xu hướng sử dụng đồng nhân dân tệ (NDT) trong thanh toán quốc tế đang có dấu hiệu gia tăng, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp trên thế giới tìm kiếm...
QTO - Mỹ sẽ ban hành sắc lệnh hành pháp mới nhằm tái cấu trúc Bộ Ngoại giao, tinh giản chi phí và điều chỉnh theo ưu tiên chiến lược.
QTO - Ngành sầu riêng Malaysia đang đứng trước cơ hội vàng khi nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Trung Quốc đối với trái cây tươi, an toàn và chất...
QTO - Đẩy mạnh hạn chế xe cá nhân, ưu tiên giao thông công cộng và phương tiện xanh nhằm hướng tới đô thị bền vững, thân thiện môi trường đang được các...
QTO - Trước diễn biến căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ, các tập đoàn thương mại điện tử và hiệp hội ngành nghề Trung Quốc đang tăng cường phối hợp để...
QTO - Thay vì tăng trưởng như dự báo trước đó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa điều chỉnh dự báo năm 2025 khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu dự...
QTO - Sau những năm bị gián đoạn nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, đến nay ngành hàng không toàn cầu đã chính thức bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ.
QTO - Các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để giám sát, dự báo và kiểm soát chất lượng không khí, mở ra...
QTO - Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố rằng, các quốc gia cảm thấy mức thuế quan do Mỹ áp đặt là quá cao hoàn toàn có thể lựa chọn ngừng giao...
QTO - Trung Quốc và Ấn Độ đang tìm cách tái thiết quan hệ kinh tế để mở rộng động lực phát triển và giảm thiểu rủi ro bên ngoài trước xu hướng bảo hộ...