{title}
{publish}
{head}
Huyện Gio Linh có bờ biển dài 15km với nhiều bãi tắm đẹp. Thời gian qua, huyện đã nỗ lực thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp hiệu quả nhằm từng bước phát huy tốt tiềm năng và lợi thế từ biển để phục vụ cho quá trình phát triển KT-XH, phấn đấu đưa kinh tế biển trở thành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Gio Linh có bãi biển đẹp, thuận lợi trong phát triển du lịch biển - Ảnh: N.P
Trời chưa sáng nhưng không khí tại Cảng cá Cửa Việt đã vô cùng nhộn nhịp. Người khẩn trương mua bán hải sản, người bận rộn chuẩn bị thực phẩm, nhiên liệu để kịp dong thuyền vươn khơi, bám biển. Được biết từ sau tết Nguyên đán Giáp Thìn đến nay, ngư dân trên địa bàn huyện Gio Linh phấn khởi vì liên tục “bội thu” sau những chuyến đánh bắt cá trên biển. Mỗi chuyến tàu trở về, trong khoang luôn đầy ắp các loại hải sản.
Chỉ tính riêng trong quý 1/2024, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Gio Linh đạt khoảng 4.035 tấn. Đến nay, toàn huyện Gio Linh có 862 tàu thuyền với tổng công suất 101.590 CV, trong đó có 168 tàu dài từ 15m trở lên khai thác xa bờ. Tổng sản lượng khai thác thủy sản trong năm 2023 đạt 14.715 tấn; tổng sản lượng nuôi trồng đạt 1.272,5 tấn.
Huyện Gio Linh đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 48/2010/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa nhằm tạo điều kiện thuận lợi và động lực cho ngư dân tăng chuyến đánh bắt xa bờ, yên tâm vươn khơi, bám biển; nâng cao tỉ trọng ngành thủy sản.
Khuyến khích ngư dân chủ động đầu tư cải hoán tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ đánh bắt thủy hải sản phù hợp với từng ngư trường; phát triển các mô hình tổ, đội hợp tác sản xuất, dịch vụ hậu cần trên biển để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tìm kiếm cứu nạn, qua đó góp phần giúp việc khai thác hiệu quả kinh tế biển hiệu quả hơn, làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh đã tạo thuận lợi cho việc thu mua, chế biến, tiêu thụ hải sản. Hiện nay, toàn huyện có trên 200 cơ sở chế biến thuỷ sản, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương; đưa vào chế biến mỗi năm hàng chục nghìn tấn hải sản các loại; nhiều sản phẩm chế biến thuỷ sản được cấp giấy chứng nhận về chất lượng.
Ngư dân vui mừng trước những mùa cá bội thu - Ảnh: N.P
Bên cạnh nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản, phát triển dịch vụ, du lịch biển cũng được xem là lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển kinh tế biển huyện Gio Linh. Sở hữu đường bờ biển dài có nhiều bãi tắm đẹp, nơi đây thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh mang lại nguồn doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm.
Để thúc đẩy phát triển du lịch biển, thời gian qua huyện đã thực hiện quy hoạch xây dựng bãi tắm cộng đồng, khuyến khích và tạo điều kiện về chủ trương, thủ tục hành chính... để thu hút đầu tư, huy động nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong khuôn khổ Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng-giai đoạn 2”, hạ tầng du lịch các bãi tắm Trung Giang, Gio Hải, Cửa Việt hiện đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện. Huyện cũng chú trọng khảo sát, lập quy hoạch các điểm có tiềm năng về du lịch; thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch biển nhằm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ mát, tắm biển.
Đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về du lịch, an ninh trật tự, an toàn cho du khách, chú trọng thực hiện niêm yết giá tại các bãi tắm, đảm bảo chất lượng dịch vụ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá gây ảnh hưởng hình ảnh du lịch của địa phương.
Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý rác thải, làm sạch bờ biển, khu dân cư để tạo chuyển biến mới về chất lượng dịch vụ, du lịch; tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực; qua đó thay đổi dần nhận thức của người dân làm du dịch vụ và doanh nghiệp, tạo sự hài lòng của khách du lịch khi đến với các bãi tắm.
Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Võ Đắc Hóa cho biết, phát huy những tiềm năng kinh tế biển đang có, đối với công tác khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, huyện vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động, hiệu quả sản xuất của ngư dân để kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ ngư dân bảo đảm sản xuất an toàn, hiệu quả.
Thực hiện tốt các nội dung Công điện số 1058/CĐ-TTg ngày 4/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Cùng với đó, tiếp tục quán triệt, hướng dẫn ngư dân thực hiện tốt việc khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy hải sản; vận động ngư dân cải hoán, nâng cấp, đóng mới tàu thuyền có công suất lớn để vươn khơi khai thác xa bờ có hiệu quả hơn. Huyện đang xin tỉnh chủ trương xây dựng thêm các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn để tạo việc làm cho người dân trên địa bàn.
Huyện Gio Linh chú trọng phát triển mạnh đội tàu đánh bắt xa bờ - Ảnh: N.P
Đối với du lịch biển, sau khi Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mêkông mở rộng-giai đoạn 2” được hoàn thành sẽ mở ra cơ hội hình thành và phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn, địa điểm vui chơi.
Do đó, huyện sẽ rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện phương án quản lý, vận hành hoạt động bãi tắm theo đúng quy định; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch trên địa bàn; tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương trong phát triển du lịch.
Thời gian tới, huyện sẽ tập trung phát triển bền vững kinh tế biển của địa phương trên cơ sở phát huy tối đa những lợi thế sẵn có. Huyện cũng huy động mọi nguồn lực thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm phấn đấu đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian sớm nhất.
Trúc Phương
QTO - Được đầu tư quy mô, hiện đại, Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Đông Hà là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm riêng có, thú vị cho người dân và du...
QTO - Sau gần 6 tháng triển khai, mô hình nuôi cá nâu do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện dự kiến sẽ cho thu hoạch hơn 4,3 tấn cá nâu thương phẩm, trừ...
QTO - Giao thông được ví như là mạch máu của nền kinh tế và phải đi trước một bước. Nhận thức được tầm quan trọng, hạ tầng giao thông trên địa bàn Quảng...
QTO - Mặc dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhưng những bước tiến của du lịch biển Quảng Trị trong thời gian qua vẫn chưa như mong muốn. Làm...
QTO - Trong phát triển kinh tế, sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao...
QTO - Thời gian qua, huyện Gio Linh triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;...
QTO - Cảng Cửa Việt có diện tích 42.000 m2 , 1 bãi chứa hàng rộng 7.200 m2 ; có 3 cầu cảng dài 228 m, độ sâu luồng theo thiết kế 5,6...
QTO - Lâu nay, kinh tế hộ gia đình được xem là nền tảng vững chắc trong xây dựng và phát triển KT - XH tại các địa phương. Nhờ lựa chọn phát triển mô hình...
QTO - Đảo Cồn Cỏ có vị trí thuận lợi về địa kinh tế, vừa gần đất liền, vừa mở hướng vươn khơi để phát triển kinh tế biển đảo, thuận lợi cho phát triển giao...
QTO - Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh về cây dược liệu, thời gian qua, tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển dược liệu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm...
QTO - Thực hiện kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao trong năm 2024, ngay từ đầu năm, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Hiền Thành, huyện...
QTO - 3 tháng đầu năm 2024, công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) của thành phố Đông Hà có những tín hiệu tích cực. Đây là tiền đề quan trọng để đô thị...