
{title}
{publish}
{head}
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày huyện Gio Linh hoàn toàn giải phóng, mảnh đất từng chịu bao đau thương, mất mát của chiến tranh nay đã vươn mình trỗi dậy, hồi sinh và phát triển. Từ một vùng đất bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, huyện Gio Linh hôm nay đã trở thành một vùng quê thanh bình, trù phú, nơi cuộc sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Đường thôn, ngõ xóm trên địa bàn thị trấn Gio Linh được xây dựng khang trang - Ảnh: T.T
Khi biết chúng tôi muốn tìm gặp một cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị năm 1972, tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Gio Linh Trần Ngọc Hiệu giới thiệu ông Hoàng Minh Mẫn, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Gio Châu (cũ).
Chuyện trò với người từng tham gia tiến công truy kích địch ở động Ông Do, thuộc địa bàn huyện Hải Lăng thời điểm tháng 3/1975, chúng tôi càng cảm nhận rõ niềm xúc động của những người lính từng vào sinh ra tử khi nhắc đến hai tiếng hòa bình: “Lúc bấy giờ, cái chết cận kề trong gang tấc, nhưng không ai nao núng, chỉ quyết chiến đấu tiêu diệt địch, giải phóng quê hương.
Ngày 19/3/1975, huyện Hải Lăng, vùng đất cuối cùng của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong chiến dịch tiến công của quân giải phóng trên mặt trận Trị - Thiên. Những ngày này khi cả đất nước hân hoan kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tôi lại bồi hồi nhớ lại những năm tháng chiến đấu ác liệt nhưng hào hùng, tự hào mình đã góp một phần nhỏ bé làm nên chiến thắng của toàn dân tộc”, ông Mẫn chia sẻ.
Khi huyện Gio Linh bước ra khỏi chiến tranh, không một làng nào còn nguyên vẹn, ruộng đồng hoang hóa, chằng chịt hố bom, hố pháo, dây kẽm gai và đầy rẫy các loại bom mìn chưa nổ. Nông cụ, sức kéo, giống cho sản xuất nông nghiệp hầu như không còn gì. Nhưng người dân lại tràn đầy tin tưởng vào tương lai, phấn khởi hăng say khai hoang, phục hóa ruộng đồng, phát động phong trào ba xung kích, quyết tâm xây dựng lại quê hương.
Từ một vùng đất thuần nông, Gio Linh đã vươn lên trở thành địa phương mà công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển. Minh chứng rõ nét là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2020- 2025 ước đạt 9,6%/năm, một con số ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước có nhiều biến động. Đời sống người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người dự kiến đạt 80 triệu đồng/người/năm vào năm 2025, gấp gần 3 lần so với năm 2010 và tăng gấp nhiều lần so với những ngày đầu lập lại tỉnh.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, thể hiện tầm nhìn và hướng đi đúng đắn của huyện. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng hiện chiếm 56,03%, thương mại - dịch vụ là 21,97%, nông - lâm - ngư nghiệp là 22%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 đạt gần 2.400 tỉ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2020. Huyện đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, may mặc, chế biến nông - lâm - thủy sản, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Các cụm công nghiệp, làng nghề phát triển theo hướng bền vững, gắn với chương trình khuyến công và đổi mới công nghệ.
Huyện chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Sản lượng lương thực năm 2024 đạt con số ấn tượng 52.000 tấn, vượt xa mục tiêu đề ra và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện như lúa chất lượng cao, cao su, hồ tiêu, thủy sản, chăn nuôi gia trại, trang trại không ngừng tăng về chất lượng và sản lượng. Đặc biệt, các sản phẩm này ngày càng được chú trọng chế biến, đóng gói và xây dựng thương hiệu theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh trên thị trường.
Lĩnh vực thương mại - dịch vụ có những bước tiến đáng kể với tổng số 4.626 cơ sở và hơn 6.400 lao động. Giá trị sản xuất dịch vụ năm 2024 đạt 1.704 tỉ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 7,5%. Đặc biệt, du lịch đang dần được khai thác và đầu tư bài bản. Các điểm du lịch biển, sinh thái, cộng đồng như Giếng cổ Gio An, biển Gio Hải, biển Cửa Việt... ngày càng được chú trọng đầu tư, từng bước hình thành chuỗi sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc địa phương, hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Quảng Trị.
Với tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2024 đạt 3.090 tỉ đồng, huyện đã tập trung nguồn lực vào phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, đô thị hóa và nông thôn mới. Công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư được chỉ đạo quyết liệt, tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ với quy hoạch chung của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm ven biển.
Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Võ Đắc Hóa chia sẻ, trong định hướng phát triển thời gian tới, địa phương tiếp tục chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp một cách hiệu quả. Trong đó tập trung phát triển kinh tế biển, vùng gò đồi và vùng cát theo hướng sinh thái, mang lại giá trị kinh tế cao. Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hiện đại, hiệu quả và bền vững, ưu tiên tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Đồng thời khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo, logistics và thương mại điện tử, tạo động lực tăng trưởng mới. Quyết tâm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực.
Ưu tiên hàng đầu là đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đô thị và hạ tầng số, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Huyện cũng chú trọng rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển, đảm bảo sự đồng bộ với quy hoạch của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm ven biển, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Bảo Bình
QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...
QTO - “Xây dựng nông thôn mới (NTM) là xây dựng quê hương. Mà quê hương là của mình thì chính mình phải lo trước!”, chia sẻ mộc mạc của Trưởng thôn Lam...
QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...
QTO - Hơn 1 năm nay, giá bò hơi trên thị trường giảm mạnh và chưa có chiều hướng cải thiện. Điều này khiến người chăn nuôi bò vỗ béo ở Hướng Hóa gặp nhiều...
QTO - Suối Tà Puồng vào mùa khô bắt đầu cạn nước, trơ ra những bãi đá qua tháng năm bị dòng nước bào mòn, điểm xuyết ít rêu xanh đẹp tựa tranh vẽ. Cũng có...
QTO - Là loài thủy cầm nhưng vịt rất mẫn cảm với môi trường nước bị ô nhiễm và chất thải chăn nuôi. Do đó, những năm gần đây, người chăn nuôi tìm tòi cải...
QTO - Tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn ra và tăng dần hàng năm. Do đó, để đảm bảo quyền SHTT được thực hiện...
QTO - Thời điểm này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị ao nuôi, giống tôm và các điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Tuy...
QTO - Trong những năm qua, UBND tỉnh đã cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh....
QTO - Những năm qua, thị xã Quảng Trị huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp. Nhờ vậy, địa phương đã có điều kiện tập trung xây dựng, sửa...
QTO - Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, thời gian qua,...
QTO - Giữa làng quê thuần nông Đông Sơn, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, có một người đàn ông âm thầm gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Hành trình vượt...