
{title}
{publish}
{head}
Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đua kinh tế kéo dài với Mỹ bằng việc định hình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2026 - 2030.
Mở rộng tiêu dùng nội địa
Đây là kế hoạch 5 năm lần thứ 15, hiện đang được Chính phủ Trung Quốc khẩn trương xây dựng, với trọng tâm là đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất và mở rộng tiêu dùng nội địa.
Chủ tịch Tập Cận Bình trong tuần này đã kêu gọi người dân và chuyên gia trong nước đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch mới. Dự thảo sẽ được hoàn thiện và công bố chính thức vào tháng 3 năm sau, bao gồm danh mục các mục tiêu phát triển định lượng phản ánh tầm nhìn chiến lược dài hạn của Trung Quốc. Trọng tâm của kế hoạch là thúc đẩy “lực lượng sản xuất chất lượng mới”, một khái niệm bao trùm các ngành công nghệ cao, công nghiệp tương lai và nâng cấp các lĩnh vực sản xuất truyền thống.
Kế hoạch mới được kỳ vọng sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2035, Trung Quốc cơ bản trở thành quốc gia hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số chỉ tiêu được cập nhật trong những năm gần đây bao gồm việc đạt mức GDP bình quân đầu người tương đương các nước phát triển trung bình.
Công nhân vận hành dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất Máy móc Trùng Khánh Hwasdan- ảnh: Xinhua
Đặc biệt, giới hoạch định chính sách đang đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong 5 năm tới ở mức xấp xỉ 5% mỗi năm, tương đương với tốc độ của giai đoạn 2021 - 2025. Theo ông Yang Weimin - cựu Phó giám đốc Văn phòng Tổ lãnh đạo Tài chính và Kinh tế Trung ương - để đạt được mức tăng trưởng này, Trung Quốc cần mở rộng quy mô nền kinh tế thêm 38 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 5,27 nghìn tỷ USD).
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định tăng trưởng xuất khẩu sẽ không còn là động lực chính, trong bối cảnh căng thẳng thương mại và chính sách bảo hộ gia tăng trên toàn cầu. Do đó, chuyển dịch sang mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng nội địa và đổi mới công nghệ sẽ là xu hướng tất yếu. Vương Nhất Minh, cố vấn ngân hàng trung ương, nhận định mô hình tăng trưởng mới cần lấy tiêu dùng và đổi mới làm động lực chính, thay cho sự phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu như giai đoạn trước.
Đổi mới công nghệ là trọng tâm xuyên suốt
Trong bối cảnh dân số già hóa và tốc độ đô thị hóa chậm lại, Trung Quốc đang đặt kỳ vọng lớn vào các ngành công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo. Những cụm từ như “lực lượng sản xuất chất lượng mới”, hay “người khổng lồ nhỏ” được lặp lại nhiều lần trong các hội nghị và tài liệu hoạch định gần đây, cho thấy xu hướng ưu tiên phát triển những doanh nghiệp công nghệ có tiềm năng vươn lên toàn cầu.
Tại một sự kiện, ông Hoàng Kỳ Phàm, cựu thị trưởng TP Trùng Khánh, nhấn mạnh lực lượng sản xuất chất lượng mới sẽ trở thành động lực quan trọng nhất cho ngành sản xuất của Trung Quốc, không chỉ trong 5 năm tới mà còn trong giai đoạn phát triển dài hạn đến năm 2040. Thuật ngữ này hàm ý một hệ sinh thái công nghiệp dựa trên các lĩnh vực như robot, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch, bán dẫn, và công nghệ sinh học - những lĩnh vực được coi là chiến trường chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Kế hoạch 5 năm mới cũng cho thấy nỗ lực của Trung Quốc nhằm cân bằng giữa việc mở rộng hội nhập quốc tế và duy trì ổn định trong nước. Tại hội nghị chuyên đề vào cuối tháng 4, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Sự phát triển trong năm năm tới cần được dẫn dắt bởi đổi mới công nghệ, gắn với nền kinh tế thực, nâng cấp ngành sản xuất truyền thống và cải thiện đời sống người dân”.
Ngoài ra, ông cũng kêu gọi hiểu rõ hơn về những biến động quốc tế và chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm duy trì lợi thế chiến lược. Những tuyên bố này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng vấp phải áp lực thương mại và công nghệ từ Mỹ, nhất là trong các lĩnh vực chip bán dẫn, năng lượng và dữ liệu.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng tiếp tục coi lập kế hoạch trung ương là một lợi thế thể chế đặc biệt. Theo quan điểm của Bắc Kinh, khả năng huy động nguồn lực một cách tập trung giúp đất nước ứng phó hiệu quả với các cú sốc bên ngoài và xây dựng chiến lược dài hạn.
Dù triển vọng tăng trưởng được duy trì ở mức khá, Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều thách thức nội tại. Các chuyên gia từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc dự báo tăng trưởng tiềm năng trong giai đoạn 2026 - 2030 chỉ ở mức khoảng 4,88%. Trong khi đó, tình trạng dân số giảm, thiếu hụt nhân lực sáng tạo và tiến trình chuyển đổi kinh tế chưa đồng bộ đang là rào cản cho sự phát triển bền vững.
Theo ông Vương Nhất Minh, để vượt qua những khó khăn này, Trung Quốc cần tiếp tục cải cách thể chế, thúc đẩy cạnh tranh thị trường và mở rộng hội nhập toàn cầu.
"Đổi mới phải đi kèm với cải cách. Mở cửa là con đường duy nhất để duy trì sức sống kinh tế trong dài hạn" - ông nói.
Tùng Lâm
QTO - Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả...
QTO - Một làn sóng Covid-19 mới đang lan rộng khắp châu Á, trong đó Thái Lan trở thành điểm nóng với số ca nhiễm tăng vọt giữa lúc mùa cúm đang bước vào...
QTO - Nguồn đất hiếm Trung Quốc đang giữ vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.
QTO - Chuyến công du của ông Tổng thống Donald Trump phản ánh sự dịch chuyển chiến lược rõ rệt, khi Israel dần mất vai trò trung tâm trong chính sách Trung...
QTO - Trong chuyến công du kéo dài một tuần tới Ả Rập Saudi, Qatar và UAE vừa qua, ông Trump nhận được sự chào đón long trọng từ các nước chủ nhà và mang...
QTO - Hệ thống sông Indus là nguồn sống chiến lược đối với cả Ấn Độ và Pakistan, đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và phát triển kinh tế của...
QTO - Xuất khẩu suy giảm, nhập khẩu gia tăng, lạm phát thực phẩm vượt kiểm soát và tiêu dùng hộ gia đình trì trệ là những thách thức mà nền kinh tế Nhật...
QTO - Nghiện thiết bị điện tử đang trở thành mối lo ngại nghiêm trọng tại châu Âu, buộc các chính phủ, nhà trường và gia đình phải hành động để bảo vệ sức...
QTO - Tình trạng thiếu lương thực và dịch vụ thiết yếu tại Gaza đang trở nên nghiêm trọng. Trong khi các phương án viện trợ còn vướng nhiều tranh cãi, lo...
QTO - Các chỉ số chứng khoán tăng mạnh, đồng USD tăng giá, trong khi giá vàng giảm do tâm lý lạc quan của nhà đầu tư- tín hiệu tích cực cho thị trường tài...
QTO - Các chuyên gia lo ngại việc Indonesia tăng tiền bản quyền khai thác khoáng sản có thể làm suy yếu môi trường đầu tư và gây áp lực tài chính lên ngành...