Cập nhật:  GMT+7

Triệu Phong khai thác lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ

Huyện Triệu Phong có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trên trục giao thông Bắc- Nam, tiếp giáp với TP. Đông Hà và thị xã Quảng Trị; dân số hơn 90.500 người; có hệ thống giao thông cơ bản hoàn thiện, đồng bộ, kết nối với các vùng trong tỉnh và khu vực, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của Nhân dân. Đây là lợi thế lớn để huyện Triệu Phong phát triển mạnh thương mại, dịch vụ không chỉ ở trung tâm huyện mà ngay cả các địa phương.

Triệu Phong khai thác lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ

Triệu Phong phát triển mạnh thương mại- dịch vụ ở những khu vực đông dân cư -Ảnh: T.V

Để khai thác tiềm năng, lợi thế đó, thời gian qua, huyện Triệu Phong triển khai nhiều giải pháp để phát triển mạnh thị trường nội huyện, đồng thời tăng cường mở rộng giao thương với các huyện trong vùng và cả nước.

Để có nguồn hàng hóa dồi dào, chất lượng từ sản phẩm do chính người dân làm ra, huyện Triệu Phong đã ban hành các chính sách và thực hiện đồng bộ giải pháp huy động tối đa nguồn lực để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đào tạo nghề.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, huyện tích cực tìm chọn phát triển những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao như cây ăn quả có múi, cây dược liệu, cây hoa màu, các loại cá, tôm, cua đáp ứng thị trường nội huyện và trong vùng.

Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ưu tiên bố trí quỹ đất xây dựng chợ, kêu gọi đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ dọc Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn huyện để thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh ô tô, xăng dầu, vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, huyện tích cực triển khai công tác hỗ trợ mở rộng thị trường, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, đưa vào siêu thị cũng như nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Đối với đầu tư cơ sở vật chất ngành thương mại, dịch vụ, huyện Triệu Phong lấy khu vực có mật độ dân cư đông gồm thị trấn Ái Tử, các điểm dân cư tập trung làm trọng tâm; hỗ trợ và thúc đẩy thị trường nông thôn phát triển.

Từ năm 2015 đến nay, hầu hết các chợ trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc được nâng cấp mở rộng đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân. Đến nay, toàn huyện có 13 chợ.

Các chợ đã thành lập, kiện toàn ban quản lý chợ để tổ chức hoạt động, trong đó chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn trật tự an toàn, văn minh để phục vụ tốt nhất cho tiểu thương và người dân đến chợ mua sắm hàng hóa. Các chợ có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, có hệ thống điện, nước đầy đủ, có nhà vệ sinh, bố trí thùng rác và rác thải được thu gom hằng ngày.

Đối với các xã Triệu Giang, Triệu Ái, Triệu Thượng, Triệu Long, Triệu Trung, Triệu Vân và Triệu Hoà không có chợ, người dân sinh sống dọc các trục đường phát triển mạnh cửa hàng kinh doanh tổng hợp, đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa, qua đó góp phần tiêu thụ hàng nông sản của người dân địa phương.

Để tạo ra hàng hóa tốt, các cấp, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở sản xuất- kinh doanh, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, vào các dịp lễ, tết, tháng hành động vì an toàn thực phẩm, các xã phối hợp thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm. Hiện nay, toàn huyện có hơn 9.300 hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt 100%.

Đối với chợ trung tâm huyện, tất cả tiểu thương kinh doanh tại chợ được tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ. Hiện nay, chợ đã đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm. Chợ có diện tích xây dựng 3.253 m2, được thiết kế hơn 230 lô quầy với nhiều khu hàng hóa với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỉ đồng, đưa vào hoạt động tháng 12/2012.

Bên cạnh đó, huyện Triệu Phong đã xây dựng được nhãn hiệu chứng nhận “Gạo sạch Triệu Phong”, 4 nhãn hiệu tập thể gồm dưa hấu Long Quang, nón lá Bố Liêu, gà sạch Triệu Thượng, đậu đen xanh lòng Triệu Vân; 4 nhãn hiệu thông thường gồm tinh dầu Phúc An Phát, nước mắm, ruốc đặc, cá khô Thúy Nga, tinh bột nghệ Trần Lan, bún Vạn Linh.

Đưa cửa hàng “Nông sản sạch Triệu Phong” vào hoạt động để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm truyền thống của huyện... Nhờ phát triển mạnh thương mại, dịch vụ đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện ước đạt 68,44 triệu đồng.

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có thương mại, dịch vụ thời gian tới, ngoài các chính sách về phát triển thương mại, dịch vụ hiện nay, huyện Triệu Phong xây dựng Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Triệu Phong đến năm 2040, định hướng đến năm 2050. Theo đó, định hướng đến năm 2040, huyện Triệu Phong phát triển đô thị Ái Tử, đô thị Nam Cửa Việt đạt đô thị loại IV.

Khu vực nông thôn sẽ phát triển các điểm dân cư tập trung trên cơ sở mở rộng các điểm dân cư hiện hữu, hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác, bảo vệ môi trường bền vững, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của địa phương; từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, đảm bảo bán kính phục vụ cho người dân.

Mặt khác, chú trọng phát triển mở rộng khu công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, hình thành các khu hỗn hợp dọc tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị để thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương phát triển.

Tuấn Việt

Tin liên quan:
  • Triệu Phong khai thác lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ
    Khai thác tiềm năng, lợi thế về thương mại, dịch vụ

    Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng Trị. Mặt khác, Đông Hà nằm trên Hành lang kinh tế Đông-Tây, là đầu mối giao thương hàng hóa trong tỉnh, khu vực. Vì vậy, thương mại, dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thành phố.

  • Triệu Phong khai thác lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ
    Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển “du lịch xanh”

    Tối 25/3/2023, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã diễn ra lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia 2023, chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, với mục tiêu không chỉ phát triển du lịch đơn thuần, mà xa hơn là phát triển “du lịch xanh”, du lịch bền vững. “Du lịch xanh” được hiểu là du lịch có trách nhiệm với các khu tự nhiên, bảo tồn môi trường; duy trì cuộc sống của người dân địa phương. Loại hình du lịch này dựa vào thiên nhiên, môi trường sống, hạn chế những tác động xấu đến môi trường như xả thải, xả khói, tàn phá động thực vật, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng, vật dụng tái tạo, phát huy các di sản văn hóa thiên nhiên, sản phẩm thân thiện với môi trường.


Tuấn Việt

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

An Mỹ - làng quê khởi sắc bên sông Hiếu

An Mỹ - làng quê khởi sắc bên sông Hiếu
2023-12-04 05:18:00

QTO - Làng An Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ nằm bên bờ sông Hiếu ăm ắp phù sa, xanh mát những hàng cây, thửa ruộng. Làng vừa “cận thị” vừa “cận giang” và...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long