{title}
{publish}
{head}
Với sự hỗ trợ của nhiều chương trình, dự án, mô hình tổ tiết kiệm vốn vay tự quản (TKVVTQ) thôn, bản được triển khai nhiều năm trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho phụ nữ nơi đây có nguồn vốn và kiến thức làm ăn mang lại thu nhập tốt hơn, góp phần giảm nghèo nhanh và vươn lên ổn định cuộc sống.
Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh cùng với Hội LHPN TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ dê giống cho phụ nữ xã Ba Tầng, huyện Đakrông để phát triển chăn nuôi - Ảnh: V.T.H
Từ năm 2009, với sự hỗ trợ của Tổ chức Plan, hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông đã triển khai thực hiện mô hình tổ, nhóm tiết kiệm vay vốn thôn, bản tự quản. Dưới sự hướng dẫn của các cấp hội phụ nữ, các tổ, nhóm TKVVTQ thôn, bản hoạt động rất hiệu quả.
Các cấp hội LHPN tỉnh, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về huy động vốn từ nguồn đóng góp tiết kiệm của thành viên tổ, nhóm; cách quản lý, sử dụng nguồn vốn; đồng thời, phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi các cây trồng, vật nuôi có lợi thế trên địa bàn.
Các cấp hội phụ nữ còn tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo như: hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất, tuyên truyền nâng cao nhận thức tự vươn lên trong cuộc sống, cách chi tiêu hợp lý hằng ngày...
Nhờ đó, phụ nữ vùng đồng bào DTTS không chỉ thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tiết kiệm mà còn tạo nguồn quỹ, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, đặc biệt giúp nhau vốn để sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.
Chủ tịch Hội LHPN huyện Đakrông Nguyễn Thị Ty cho biết: Trước đây, phụ nữ đồng bào DTTS chỉ biết làm nương rẫy sản xuất nhờ trời, chưa biết đầu tư ứng dụng KHKT vào chăn nuôi, trồng trọt có quản lý, những năm qua, nhờ tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn và hỗ trợ các mô hình vay vốn nên phụ nữ đồng bào DTTS đã biết đầu tư sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập. Trong chi tiêu cho cuộc sống, thông qua hoạt động của tổ, nhóm TKVVTQ thôn, bản, chị em cũng biết cách chi tiêu hợp lý, tiết kiệm nên cuộc sống dần ổn định hơn.
Những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, Hội LHPN tỉnh triển khai dự án “Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ DTTS” thông qua triển khai các tổ, nhóm TKVVTQ thôn, bản. Nhờ đó, mô hình hoạt động tạo nguồn vốn đầu tư cho sản xuất của phụ nữ DTTS thông qua tổ, nhóm tiết kiệm này càng thêm hiệu quả và ngày càng nhân rộng.
Đến nay, trên địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Đakrông có 454 tổ, nhóm TKVVTQ thôn, bản với hơn 9.200 thành viên. Bình quân mỗi xã có từ 5-10 tổ, nhóm TKVVTQ thôn, bản, mỗi tổ, nhóm có từ 14-30 thành viên.
Các thành viên là phụ nữ, tham gia tự nguyện, sinh hoạt định kỳ mỗi tháng từ 1-2 lần. Tùy theo điều kiện mà mỗi tổ, nhóm TKVVTQ thôn, bản có mức đóng góp vốn khác nhau, bình quân khoảng 5-10 triệu đồng/tháng/nhóm. Vốn góp được sử dụng hỗ trợ cho thành viên trong tổ, nhóm vay với lãi suất thấp để phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế gia đình, mua dụng cụ sinh hoạt, điều trị bệnh tật...
Đối với các mô hình phát triển sản xuất, nguồn vốn này được phần lớn phụ nữ DTTS đầu tư cho mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà, trồng cây ngắn ngày... Cùng với sự hỗ trợ con giống từ các chương trình mục tiêu quốc gia nên các mô hình sản xuất đủ vốn để đầu tư và mang lại hiệu quả tốt.
Chị Hồ Thị Thương ở xã Tà Rụt chia sẻ: Tham gia tổ TKVVTQ thôn, bản mình biết cách tiết kiệm tiền để đầu tư vào đúng mục đích cho cuộc sống. Mỗi tháng góp vài trăm ngàn đồng vào quỹ của tổ khi cần vốn để đầu tư sản xuất hay trong gia đình cần mua sắm đồ dùng thiết yếu với số tiền khá thì tổ cho mình vay với lãi rất thấp. Nhờ đó, trong những năm qua tôi làm ăn hiệu quả hơn, gia đình cũng có nhiều đồ đạc phục vụ cuộc sống tốt hơn.
Thực tế, các TKVVTQ thôn, bản đã hoạt động hiệu quả trong việc huy động vốn của các thành viên, khuyến khích được nhiều chị em tham gia, từ đó vừa tạo được tinh thần đoàn kết cộng đồng, tăng cường tình cảm gắn bó tương thân, tương ái của các thành viên nhóm và các hộ dân địa phương cùng hành động để thoát nghèo, vừa tạo được thói quen tiết kiệm và quản lý chi tiêu trong gia đình, phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững cho phụ nữ đồng bào DTTS, góp phần vào sự phát triển chung của KT-XH địa phương.
Sau nhiều năm hoạt động, các tổ, nhóm TKVVTQ thôn, bản chưa có trường hợp nào xảy ra rủi ro, thất thoát; các thành viên tham gia tổ, nhóm đều được hưởng quyền lợi chính đáng. Đây là mô hình tạo vốn cho phụ nữ đồng bào DTTS rất hiệu quả. Tuy nhiên, mặc dù quy mô hoạt động nhỏ, song đây vẫn là những hoạt động tài chính nên vẫn rất cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý để các chị em nắm bắt được quy định về việc thành lập nhóm; có hướng dẫn quy định chế độ cho người quản lý, vận hành nhóm để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động nhóm.
Mặt khác, cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý vận hành tổ, nhóm. Đặc biệt cần kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhóm để kịp thời phát hiện những sai phạm của người quản lý, vận hành tổ, nhóm...
Thời gian qua, Ban Dân tộc, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã tổ chức các đợt khảo sát tính hiệu quả của tổ, nhóm TKVVTQ thôn, bản. Trên cơ sở thực tế hoạt động của tổ, nhóm TKVVTQ thôn, bản, Ban Dân tộc có những đánh giá những cụ thể về kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và đề xuất giải pháp, kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng, để hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động của các tổ, nhóm TKVVTQ thôn, bản nhằm xây dựng phương án hỗ trợ để củng cố, đổi mới, phát triển hoạt động cho mô hình huy động vốn này, góp phần giúp đồng bào DTTS, nhất là phụ nữ phát triển hiệu quả kinh tế gia đình, cộng đồng, nâng cao đời sống, từ đó góp phần thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển.
Võ Thái Hòa
QTO - Sau những ngày vui Tết, đón xuân, ngư dân các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiếp tục vươn khơi với hy vọng về một mùa đánh bắt bội thu, tôm cá đầy...
QTO - Đối với huyện Cam Lộ, năm 2025 là năm nỗ lực hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI và Kế hoạch...
QTO - Ngày 8/8/2017, tại hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Gio Linh khóa XVI ban hành Kết luận số 10-KL/HU về thực hiện “Đề án cơ cấu...
QTO - “Không chỉ nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tích cực đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương, anh Hồ Văn May, Phó Chủ...
QTO - Từ thực phẩm thiết yếu, đồ tươi sống đến các loại gia vị, bánh mứt, hạt sấy khô, nước giải khát... mang thương hiệu Việt hiện đang “phủ sóng” diện...
QTO - Tháng 5/1976, thực hiện chủ trương của trung ương về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên...
QTO - Vượt qua nhiều thách thức, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã đạt kết quả ấn tượng trong năm 2024, hoàn thành và vượt xa các chỉ tiêu thu ngân sách đề ra....
QTO - Những ngày cuối tháng Chạp năm Giáp Thìn 2024, trong điều kiện thời tiết vẫn còn mưa phùn và rét đậm, chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác của lãnh...
QTO - Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, thời điểm này, không khí lao động rộn ràng đã trở lại trên khắp các cánh đồng. Nông dân tất bật xuống đồng, bắt tay vào...
QTO - Từng đợt gió mùa đông bắc lạnh giá cứ liên tiếp quần thảo trên biển khiến ngư dân vùng biển bãi ngang không thể ra khơi. Khác hẳn với không khí tĩnh...