Cập nhật: Thứ 3, 15/08/2023 | 05:10 GMT+7

Nâng cao hơn nữa chất lượng các tổ tiết kiệm và vay vốn

QTO - Những năm qua, nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã được triển khai kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng giúp các hộ vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Có được kết quả này nhờ vào đóng góp không nhỏ của các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở cơ sở.

Nâng cao hơn nữa chất lượng các tổ tiết kiệm và vay vốnTổ trưởng Tổ TK&VV Lê Thị Út Dịu (giữa) ở thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh hướng dẫn người dân làm hồ sơ vay vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Linh -Ảnh: TÚ LINH

Chị Lê Thị Út Dịu ở thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh được tổ viên trong tổ TK&VV tin tưởng bầu làm tổ trưởng, đại diện cho ban quản lý tổ TK&VV ký hợp đồng ủy nhiệm với Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Vĩnh Linh để điều hành hoạt động của tổ. Tổ TK&VV do chị Dịu quản lý có 36 tổ viên, với tổng dư nợ hơn 2,7 tỉ đồng, là vốn vay qua các chương trình cho vay: hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm, học sinh-sinh viên…

Được sự giúp đỡ, hướng dẫn của cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nên chị Dịu đã nhanh chóng nắm bắt các nghiệp vụ quản lý, vay vốn của NHCSXH để luôn làm đúng quy định, pháp luật và làm lợi cho người dân cũng như giúp ngân hàng phát huy ý nghĩa của chương trình vốn tín dụng chính sách.

Vì vậy, tổ chị Dịu nhiều năm liền không có nợ quá hạn và lãi tồn đọng. 100% tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm với tổng số dư trên188 triệu đồng (trung bình mỗi hộ có trên 5 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm).

Theo chị Dịu, số tiền gửi tiết kiệm này giúp hộ vay có thói quen tích lũy tiết kiệm hằng tháng và khoản dự phòng để trả lãi, trả nợ gốc khi đến hạn. Hình thức tiết kiệm này rất thiết thực, giúp các hộ giảm gánh nặng mỗi khi đến kỳ trả tiền gốc.

Trong quá trình hoạt động, tổ luôn giám sát việc sử dụng vốn của người dân, đôn đốc, nhắc nhở thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng chính sách, chị Nguyễn Thị Huệ, Tổ trưởng Tổ TK&VV ở Khóm 5, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng tổ chức quản lý hoạt động tổ của mình chặt chẽ, khoa học.

Cùng với việc nắm kỹ nội dung các chương trình tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ, chị luôn sâu sát, nắm bắt kịp thời từng hoàn cảnh gia đình, nhu cầu vay vốn của các thành viên trong tổ để tư vấn giúp người dân được vay vốn của NHCSXH đúng chương trình, sử dụng đúng mục đích vốn vay. Tổ có 60 tổ viên với tổng dư nợ hơn 2,8 tỉ đồng.

Tất cả tổ viên đều tham gia gửi tiết kiệm với mức trên 200 nghìn đồng và dưới 2 triệu đồng/ tháng/hộ. Với những hộ khó khăn, chị Huệ đến tận nhà giúp lập kế hoạch trả gốc và lãi vay, đồng thời theo dõi, nhắc nhở tổ viên trả nợ đúng thời hạn. Nhờ vậy, chất lượng tín dụng của tổ TK&VV do chị quản lý luôn xếp loại tốt, không có nợ quá hạn, lãi tồn đọng.

Theo Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hải Lăng Lê Quang Lực, những tổ TK&VV trên địa bàn huyện là các mô hình hoạt động xuất sắc, đưa nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến với đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả vốn vay, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Hiện Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hải Lăng có 255 tổ TK&VV đang hoạt động hiệu quả tại 71 thôn, khóm với tổng số 10.552 thành viên thuộc các hội đoàn thể: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên. Đến tháng 7/2023, tiền gửi tiết kiệm từ tổ viên thông qua tổ TK&VV đạt 36.921 triệu đồng.

Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Trần Đức Xuân Hương cho biết, tổ TK&VV hoạt động hiệu quả được xem là “cánh tay nối dài” của NHCSXH giúp đưa nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp người dân có thêm điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống. Đồng thời tổ cũng hướng dẫn, đôn đốc người dân sử dụng vốn vay hiệu quả, thực hành tiết kiệm, gửi tiết kiệm hằng tháng để trả tiền gốc, trả lãi đúng hạn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Nhờ đó, các hộ nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay ngày càng tăng lên.

Toàn tỉnh có 1.835 tổ TK&VV thuộc 4 hội đoàn thể quản lý gồm: Hội Cựu chiến binh (319 tổ), Hội Nông dân (563 tổ), Hội Phụ nữ (728 tổ) và Đoàn thanh niên (225 tổ) với tổng dư nợ uỷ thác đạt 4.297 tỉ đồng. Chất lượng tín dụng chính sách toàn tỉnh xếp loại tốt; 100% các tổ xếp loại tốt, khá; tỉ lệ nợ quá hạn chiếm 0,03% tổng dư nợ uỷ thác. Đến tháng 7/2023, tiền gửi tiết kiệm từ tổ viên tổ TK&VV đạt 229 tỉ đồng.

Thông qua phương thức cho vay này, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp lồng ghép chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng chính sách.

Các tổ TK&VV là một bộ phận không thể thiếu trong mô hình hoạt động triển khai tín dụng chính sách. Do đặc thù nên hoạt động của các tổ quyết định đến chất lượng tín dụng trên địa bàn. Vì vậy, đơn vị thường xuyên phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể làm ủy thác các cấp kiểm tra việc sử dụng vốn của các hộ vay để phát huy hết hiệu quả của tín dụng chính sách.

Thời gian tới, đơn vị tiếp tục tập huấn, kiện toàn, nâng cao hơn nữa chất lượng các tổ TK&VV, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát để các tổ TK&VV thực sự là “cánh tay nối dài” trong thực hiện triển khai các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Tú Linh

Tin liên quan:
  • Nâng cao hơn nữa chất lượng các tổ tiết kiệm và vay vốn
    Tổ tiết kiệm và vay vốn - cầu nối đưa tín dụng chính sách đến với người dân

    Thời gian qua, tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh với các đối tượng thụ hưởng, góp phần chuyển tải hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

  • Nâng cao hơn nữa chất lượng các tổ tiết kiệm và vay vốn
    Hiệu quả mô hình Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản ở Hướng Hóa

    Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ hội viên, đặc biệt là chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Trong đó, mô hình Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản được đánh giá là cách giúp phụ nữ vùng khó làm ăn phù hợp, hiệu quả nhất.


Tú Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả mô hình Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản ở Hướng Hóa
22:02 07/07/2021

QTO - Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ hội viên, đặc biệt là chị em vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Trong đó, mô hình Nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản được đánh giá là cách giúp phụ nữ vùng khó làm ăn phù hợp, hiệu quả nhất.

Thu hút đầu tư để phát triển

Thu hút đầu tư để phát triển
11:22 tối Thứ 6

QTO - Xã Triệu Phong hiện có 2 cụm công nghiệp (CCN) là Ái Tử và Đông Ái Tử với hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động ổn định. Bước sang giai đoạn mới, địa...

“Trả nợ” rừng để giữ lấy ấm no

“Trả nợ” rừng để giữ lấy ấm no
10:05 tối Thứ 6

QTO - Thường xuyên cấu kết với các đầu nậu để chặt phá nhiều ha cây gỗ quý, tham gia bẫy, bắt các loài muông thú ở rừng Động Châu - khe Nước Trong...,...

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
10:10 tối Thứ 5

QTO - Xã Tuyên Hóa được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã: Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng và Văn Hóa (huyện...

Thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8

Thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8
7:03 sáng Thứ 5

Dự kiến từ ngày 1/8 tới đây, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex sẽ thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 (xăng E10) ở các cửa hàng thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh (trước sáp...

POWERED BY
Việt Long