Cập nhật:  GMT+7

Tiếp sức cho người dân vùng cao bằng mô hình thương mại hai chiều

Tiếp sức cho người dân vùng cao bằng mô hình thương mại hai chiều

Được sự hỗ trợ của các cấp, ngành, đơn vị liên quan, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ở huyện Đakrông vừa cho ra mắt mô hình thương mại hai chiều cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đây là mô hình mới, nhận được nhiều sự kỳ vọng của người dân. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc trò chuyện với anh NGUYỄN VĂN HÙNG, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh.

- Trước tiên! Xin chúc mừng Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh vừa ra mắt mô hình thương mại hai chiều cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đề nghị anh cho biết động lực nào thôi thúc hợp tác xã ra mắt mô hình này?

- Tôi sinh ra và lớn lên ở huyện Đakrông nên hiểu sâu sắc những khó khăn của người dân trong việc tiếp cận cũng như tiêu thụ các sản phẩm thiết yếu. Dẫu có tiền nhưng đôi khi, bà con địa phương không thể tiếp cận, mua những sản phẩm tốt, giá cả phải chăng. Mặt khác, sản phẩm người dân làm ra khó vượt núi đến những miền xa. Chính điều tai nghe, mắt thấy đã thôi thúc tôi cùng toàn thể anh chị em Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh nỗ lực tìm kiếm, huy động nguồn lực để xây dựng mô hình thương mại hai chiều cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

- Mô hình mới mẻ này có gì đặc biệt, thưa anh?

- Mô hình thương mại hai chiều cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là một mô hình mới ở Quảng Trị. Mô hình chính là sự cụ thể hóa việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Với mô hình, chúng tôi xây dựng một “nhịp cầu” thương mại hai chiều nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi với các sản phẩm chất lượng nhưng ít người biết đến. Đồng thời, chúng tôi làm nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương nhằm phục vụ việc sản xuất và tiêu dùng của đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. Việc xây dựng, triển khai mô hình cũng góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phân phối hàng hóa, xây dựng thương hiệu, kết nối cung cầu...

- Để triển khai mô hình thương mại hai chiều cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, thời gian qua, anh và đồng sự đã nỗ lực như thế nào?

-Chúng tôi đã dồn rất nhiều tâm sức để xây dựng mô hình thương mại hai chiều cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Để cho ra đời mô hình, chúng tôi đã có một quá trình dài chuẩn bị, bắt đầu từ tháng 4/2022. Toàn thể các thành viên trong nhóm của chúng tôi nhiều lần ngồi lại với nhau để bàn bạc, thảo luận ý tưởng; lên bản thiết kế; xây dựng kế hoạch; đề nghị sự hỗ trợ của cấp trên, ngành liên quan... Cùng với đó, chúng tôi tích cực tìm kiếm, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp, hộ sản xuất. Khâu lựa chọn sản phẩm để giới thiệu đến khách hàng cũng mất khá nhiều thời gian. Rất may là trong quá trình này, chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp liên quan, đặc biệt là Sở Công thương.

Tiếp sức cho người dân vùng cao bằng mô hình thương mại hai chiều

Nhiều sản phẩm thiết yếu của miền ngược, miền xuôi đã và đang được Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh cung ứng để thúc đẩy thương mại hai chiều - Ảnh: T.L

- Được biết, tuy mới ra đời nhưng bước đầu, mô hình đã có những tín hiệu khả quan. Mong anh chia sẻ về những tín hiệu vui này?

- Như tôi đã chia sẻ, mô hình thương mại hai chiều cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi được Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh xây dựng nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp liên quan. Hợp tác xã của chúng tôi đã thành công trong việc ký hợp đồng hợp tác với 6 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để hợp tác, cung ứng hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm. Một tín hiệu vui khác là tuy mới ra đời nhưng mô hình đã thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng. Những ngày qua, số lượng hàng hóa mà chúng tôi cung ứng là khá lớn, vượt trên kỳ vọng.

- Sự ra đời của mô hình thương mại hai chiều cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi gắn liền với quá trình khởi nghiệp của cá nhân anh và sự phát triển của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh. Anh có thể chia sẻ về quá trình này?

- Sau khi rời ghế giảng đường, tôi có cơ hội sống, làm việc tại các thành phố lớn. Trong tháng ngày ở đây, tôi thấy người dân thành phố rất chuộng những sản phẩm đặc trưng, có thương hiệu của các vùng miền. Điều ấy làm tôi nghĩ đến những sản phẩm do bàn tay người dân quê mình làm ra. Tuy đảm bảo chất lượng, giá thành phải chăng nhưng phần lớn sản phẩm chỉ mới quẩn quanh ở quê, chưa đi xa được. Vì thế, tôi đã ấp ủ ý tưởng và cuối cùng mạnh dạn trở về quê để khởi nghiệp.

Sau bao cố gắng, tôi rất vui khi năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ra đời. Đây là kết quả của sự nỗ lực của không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều người đồng chí hướng. Đến nay, hợp tác xã đã có nhà xưởng sản xuất với diện tích 200 m2 cùng các loại máy móc hiện đại. Chúng tôi cũng đã xây dựng được nhà màng ươm cây dược liệu với diện tích 500 m2 .Năm 2021, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Kết quả, có hai sản phẩm của chúng tôi được chứng nhận đạt hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh. Năm 2022, hợp tác xã có 2 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 1 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Nhận thấy quá trình lao động, sản xuất nghiêm túc và nguyện vọng chính đáng của chúng tôi, đầu năm 2023, Sở Công thương đã lên khảo sát, đánh giá thực trạng hợp tác xã. Lãnh đạo sở đồng ý hỗ trợ chúng tôi xây dựng mô hình thương mại hai chiều cung ứng sản phẩm thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Nhờ thế, chúng tôi mới có những kết quả đáng mừng ngày hôm nay.

- Được biết, thời gian qua, anh và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh đã có nhiều hoạt động tiếp sức cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Anh có thể cho biết rõ hơn về thông tin này?

- Không chỉ đơn thuần vì mục đích lợi nhuận, sự ra đời của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh hướng tới hỗ trợ người dân địa phương. Vì thế, chúng tôi luôn nỗ lực để mang lại những điều tốt đẹp cho người dân trên địa bàn, đặc biệt là bà con thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số... Ngoài tạo việc làm ổn định, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh đã và đang thu mua dược liệu của người dân để sản xuất các loại trà thảo dược. Chúng tôi liên kết với khoảng 100 hộ dân để xây dựng vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm.

- Thời gian tới, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh có định hướng, giải pháp gì để giúp mô hình thương mại hai chiều ngày càng phát triển, qua đó thiết thực hỗ trợ người dân, đặc biệt là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi?

- Nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã cũng như để mô hình thương mại hai chiều hoạt động hiệu quả, chúng tôi đang xây dựng đội sales (là người chịu trách nhiệm bán các sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, tư vấn, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm) để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cũng như quảng bá rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội, trang thương mại điện tử... Hiện tại, chúng tôi đã lên kế hoạch dài hơi cho hợp tác xã và mô hình mà mình mới triển khai. Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp liên quan và khách hàng, người dân gần xa.

- Xin cảm ơn anh!

Tây Long(thực hiện)

Tin liên quan:
  • Tiếp sức cho người dân vùng cao bằng mô hình thương mại hai chiều
    Chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao

    Là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đakrông, Húc Nghì có địa hình phức tạp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, ngoài việc chú trọng phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống, địa phương luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho người dân.

  • Tiếp sức cho người dân vùng cao bằng mô hình thương mại hai chiều
    Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân vùng cao

    Thời gian qua, Trung tâm y tế huyện Đakrông đã hoàn thành tốt sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, góp phần giúp người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn bản xa trung tâm. Để đạt được kết quả này là nhờ có sự quan tâm, phối hợp của các cấp, ngành, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những “triệu phú” mang họ Bác Hồ

Những “triệu phú” mang họ Bác Hồ
2024-11-18 08:30:00

QTO - Với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho vùng dân tộc miền núi, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, nỗ lực vươn lên, thời gian qua,...

Xã Hải Khê nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Xã Hải Khê nỗ lực xây dựng nông thôn mới
2023-11-23 05:15:00

QTO - Xã Hải Khê, huyện Hải Lăng là địa phương bãi ngang ven biển. Những năm qua, được sự đầu tư nguồn lực của Nhà nước và sự chung tay góp sức của toàn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long