{title}
{publish}
{head}
Nhằm giúp người dân cải thiện một phần sinh kế khi tham gia quản lý và bảo vệ rừng, được sự hỗ trợ của Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR), Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình trồng mướp đắng theo phương thức canh tác tự nhiên (CTTN) tại các xã Hải Dương và Hải Ba, huyện Hải Lăng. Qua đó, góp phần khai thác lợi thế vùng cát cả về kinh tế và môi trường.
Thu hoạch mướp đắng trồng theo phương thức canh tác tự nhiên tại xã Hải Dương, huyện Hải Lăng - Ảnh: L.A
Mô hình trồng mướp đắng theo phương thức CTTN được triển khai trên diện tích đất cát bạc màu tại xã Hải Dương và Hải Ba với quy mô 16 ha. Mặc dù đây là vụ đầu tiên sản xuất theo phương thức này nhưng nhờ tuân thủ đúng quy trình và kỹ thuật nên cây mướp đắng vẫn phát triển tốt, năng suất, sản lượng thu hoạch đảm bảo theo yêu cầu đề ra. Đặc biệt, mướp đắng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nên không chỉ bán được giá cao hơn mà còn đảm bảo an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Bà Đoàn Thị Sương ở tại Hợp tác xã (HTX) Đông Dương, xã Hải Dương cho biết, khác với cách trồng thông thường, khi tham gia mô hình trồng mướp đắng theo phương thức CTTN, bà được hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ Compost để bón cho cây, sử dụng chế phẩm dinh dưỡng làm từ đạm cá lên men để phun bổ sung dinh dưỡng. Phòng bệnh bằng chế phẩm thảo mộc như gừng, tỏi, ớt lên men trong suốt quá trình phát triển của mướp đắng.
Theo đánh giá của bà Sương, so với các vụ trước, giai đoạn từ khi cây con đến thu hoạch, người dân thường sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh gây hại thì mùa vụ năm nay khi sử dụng các chế phẩm dinh dưỡng, thảo mộc, người dân an tâm hơn trong suốt quá trình chăm sóc, thu hoạch mướp, không còn cảm thấy lo sợ ảnh hưởng của thuốc hóa học. Đồng thời, cây mướp sinh trưởng đồng đều, ít sâu bệnh hơn, không còn hiện tượng rụi lá ở phần gốc.
“Với 2 sào trồng mướp đắng, tôi thu được trên 1,6 tấn quả, gần tương đương với trước đây. Với giá bán từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, trừ chi phí, tôi lãi được khoảng 6 - 8 triệu đồng/sào. Đặc biệt, do không sử dụng thuốc BVTV hóa học, không bón phân hóa học nên tuyệt đối an toàn đối với người sử dụng, chất lượng tốt, ngon hơn. Những vụ tới, tôi sẽ tiếp tục trồng mướp đắng theo phương thức CTTN này”, bà Sương nói.
Còn với ông Lê Hữu Vũ ở tại thôn Phương Hải, xã Hải Ba, không chỉ trồng mướp đắng theo phương thức CTTN mà ông và người dân trong vùng còn trồng xen thêm dưa leo, kết hợp trồng bầu quanh bờ bao nhằm tận dụng tối đa diện tích sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
Theo ông Vũ, so với canh tác theo lối thông thường thì mướp đắng mô hình khỏe mạnh, bộ lá màu xanh bền, màu xanh vừa phải từ đầu vụ đến cuối vụ. Gốc, ngọn mập, cho quả sai, thịt dày. Đặc biệt, nếu như trước đây khi trồng theo cách thông thường, mướp đắng dễ bị các loại sâu bệnh gây hại, phải sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ thì hiện tại vườn mô hình rất ít sâu bệnh.
“Trừ chi phí, hiện tại mỗi sào tôi thu được khoảng 12 - 13 triệu đồng, cao gần gấp 2 lần so với trước đây. Nếu trồng gối vụ liên tục thì ước tính mỗi sào sẽ mang lại thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng”, ông Vũ khẳng định.
Giám đốc HTX Đông Dương Phan Văn Quang đánh giá, so với sản xuất thông thường thì điểm mới của mô hình trồng mướp đắng theo phương thức CTTN đó là hoàn toàn không sử dụng phân vô cơ, thuốc BVTV hóa học mà sử dụng phân hữu cơ Compost và chế phẩm dinh dưỡng, thảo mộc lên men để cung cấp trong suốt quá trình phát triển của cây mướp.
Qua đó, không chỉ giảm chi phí đầu tư, cây mọc khỏe, hạn chế sâu bệnh, quả sai mà còn tuyệt đối an toàn đối với người sản xuất cũng như người sử dụng. Ngoài ra, còn tăng độ phì nhiêu của đất, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu hiệu cho đất, có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái. Về lâu dài sẽ giúp khả năng chống chịu sâu bệnh của mướp tốt hơn, giúp cho trái chắc, thịt dày.
“Mặc dù là vụ đầu tiên sản xuất theo phương thức CTTN nên năng suất có thấp hơn so với thông thường khoảng 5 - 6 tạ/ha nhưng do chi phí đầu tư thấp hơn, giá bán lại cao hơn khoảng 1.000 đồng/kg nên trừ chi phí lợi nhuận vẫn đạt trên 113 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất thông thường khoảng 20 triệu đồng/ ha. Theo kế hoạch, từ 10 ha mô hình này, HTX sẽ tiếp tục mở rộng ra toàn bộ diện tích của HTX”, ông Quang cho hay.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trần Cẩn cho biết, nguyên tắc của phương thức CTTN là tôn trọng tự nhiên, dựa vào nguồn lực có sẵn trong tự nhiên thay cho việc thâm canh dựa vào hóa chất để tạo ra năng suất vượt trội. Đánh giá bước đầu cho thấy, mặc dù là vụ đầu tiên nhưng mô hình đã cho hiệu quả kinh tế cao khoảng 20 triệu đồng/ha so với canh tác thông thường.
Đặc biệt, tại xã Hải Ba, ngoài mướp đắng, người dân còn trồng xen thêm dưa leo, bầu bí các loại nhằm sử dụng tối đa diện tích nên lợi nhuận mang lại khá cao, ước tính hơn 260 triệu đồng/ ha, cao hơn gấp 2 lần so với canh tác độc canh mướp đắng.
Đồng thời, thông qua mô hình còn góp phần thay đổi lối canh tác truyền thống, thay việc lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học bằng phương thức canh tác mới an toàn hơn cho con người, môi trường và sinh thái. Sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Qua đó, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ đất, nguồn nước, làm nền tảng căn bản cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ; giúp khai thác hiệu quả vùng cát, tạo sinh kế bền vững, cải thiện thu nhập cho người dân.
“Nếu sản xuất theo phương thức này qua nhiều vụ canh tác, chất đất sẽ màu mỡ hơn, năng suất sẽ tăng lên qua các vụ trồng. Về lâu dài, đất đai được cải tạo sẽ màu mỡ hơn, lượng phân bón cho các vụ tiếp theo giảm lại, khi đó lợi nhuận sẽ còn cao hơN”, ÔNg Trần Cẩn nhấn mạnh.
Lê An
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Nhận thấy lợi thế ở địa phương có nguồn chuối quả mật mốc dồi dào, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; xu thế thị hiếu khách hàng hiện nay...
QTO - Nâng cao chất lượng đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững và nỗ lực phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
QTO - Xác định hệ thống giao thông có vai trò đi trước một bước để thúc đẩy phát triển KT-XH, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn...
QTO - Xã Hải Khê, huyện Hải Lăng là địa phương bãi ngang ven biển. Những năm qua, được sự đầu tư nguồn lực của Nhà nước và sự chung tay góp sức của toàn...
QTO - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị HỒ XUÂN HIẾU trả lời phỏng vấn.
QTO - Sự ra đời của sáng kiến “Thay đổi quy trình công nghệ của hệ thống máy tách bã để tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm sản xuất” là bước đột phá về công...
QTO - Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị tiền thân là Đại lý bách hóa thực phẩm Quảng Trị thành lập tháng 5/1973 đến nay có một chặng đường...
QTO - Thời gian qua, thông qua nguồn vốn tín dụng, nhiều hộ dân khó khăn tại huyện Gio Linh đã được cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện tư vấn,...
QTO - Từ năm 2009 đến nay, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai (gọi tắt là Quỹ) đã hỗ trợ tỉnh Quảng Trị nhiều chương trình, dự án nhằm giúp người dân chủ...
QTO - Những năm qua, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã góp phần không nhỏ trong kết nối tiêu thụ sản phẩm và phục vụ hàng hóa thiết yếu,...