{title}
{publish}
{head}
Khi chỉ mới 15 tuổi, Hoàng Thị Thương Huyền (sinh năm 2002) đã lặn lội từ quê nhà Vĩnh Long, Vĩnh Linh vào TP. Huế tham gia và đoạt giải Ba cuộc thi “Ngôi sao tương lai”. Từ đó, những người thân quen thường gắn tên cuộc thi này với Huyền như một sự gửi gắm. Đây chính là động lực giúp cô gái yêu dòng nhạc dân gian truyền thống thêm bền bỉ với sự lựa chọn và niềm đam mê của mình.
Thương Huyền tỏa sáng trên sân khấu bằng giọng ca ngọt ngào - Ảnh: NVCC
Nuôi lớn ước mơ
Trong thời điểm sắp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, không hẹn mà gặp, nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook chia sẻ video “Về quê” với người thân, bạn bè cùng những thông điệp yêu thương. Video ca nhạc ấy là một sản phẩm “cây nhà, lá vườn” do 3 giọng ca nữ người Quảng Trị thực hiện. Xem video, một số người nhận ra ngay cô gái có giọng hát lịm ngọt, cao vút là Thương Huyền. So với ngày trước, Huyền thay đổi khá nhiều. Riêng gương mặt thơ trẻ và đôi mắt biết cười vẫn cứ mãi như thế.
Chuyền tay nhau video “Về quê”, người dân xã Vĩnh Long vui vẻ nhắc lại những câu chuyện về Thương Huyền thuở nhỏ. Từ tấm bé, cô đã gây thương nhớ với chính giọng hát của mình. Bấy giờ, ba Huyền làm nghề sửa chữa máy móc, thiết bị điện tử. Mỗi lần ba mở chiếc đầu đĩa, phát ra những bản karaoke dành cho thiếu nhi, Huyền lại chạy ào đến, giữ chặt micro để hát. Tuy mới chỉ 4 tuổi, còn chưa biết chữ nhưng cô bé hát đúng lời, nhịp, phách khiến ai nấy đều trầm trồ. Với chất giọng đó, mọi người ai cũng tin rằng sau này Thương Huyền sẽ trở thành ca sĩ.
Thương Huyền để lại ấn tượng đẹp với gương mặt trẻ và đôi mắt biết cười - Ảnh: NVCC
Niềm tin ấy được củng cố khi Thương Huyền đoạt giải Nhất cuộc thi “Giọng hát hay huyện Vĩnh Linh” lần thứ II. Nhắc đến kỷ niệm vui, Huyền kể, đó là năm cô mới học lớp 7. Biết Huyền yêu âm nhạc, cô giáo đã đăng ký và chở em lên thị trấn tham gia cuộc thi. Trái với sự kỳ vọng của mọi người, thời điểm ấy, Thương Huyền không dám đặt mục tiêu đoạt giải.
Bởi trước đó, Huyền chỉ hát một cách bản năng, không trau dồi, luyện tập gì nhiều. Sân khấu của cô là những buổi biểu diễn văn nghệ của lớp, của trường. Trong lúc ngồi chờ thi, thấy những thí sinh khác thể hiện tài năng, Huyền không khỏi... choáng ngợp. Vì thế, khi được giới thiệu lên sân khấu, cô chỉ cố gắng hát sao cho tốt nhất. “Giải Nhất ở cuộc thi đầu tiên trong cuộc đời có ý nghĩa rất lớn đối với em. Nó tạo dựng, tiếp thêm cho em niềm tin”, Thương Huyền chia sẻ.
Niềm tin vào bản thân đã làm nên sự đổi thay trong chính Thương Huyền. Cuối năm lớp 9, Huyền mạnh dạn đăng ký tham gia cuộc thi hát “Ngôi sao tương lai” tổ chức tại TP. Huế. Biết rằng các thí sinh cùng thi với mình đều là những tài năng trẻ nhưng lần này, nữ sinh người Quảng Trị lại đặt mục tiêu giành giải. Vì thế, khi nghe tên mình được xướng lên ở giải Ba, Thương Huyền hạnh phúc đến mức không nói nên lời. Từ cuộc thi, Huyền biết mình đang ở đâu và sẽ phải làm gì cho chặng đường sắp tới.
Vượt khó đỗ thủ khoa
Là một cô gái thông minh, chăm chỉ, Thương Huyền có nhiều sự lựa chọn cho con đường tương lai. Vì thế, khi thấy Huyền chọn đi theo đam mê, dù công nhận tài năng của cô nhưng một số người vẫn khuyên không nên đến với nghề thường được ví là “xướng ca vô loài”. Lời khuyên ấy có thời điểm tác động không nhỏ đến Huyền. Thế nhưng, sau những đắn đo, cô vẫn quyết định trung thành với lựa chọn của mình. Huyền tâm niệm, khi sống với đam mê thì mỗi ngày trôi qua mới là một ngày hạnh phúc.
Suy nghĩ ấy sớm chuyển hóa thành hành động. Những ngày còn đang ngồi trên ghế trường THPT, Huyền đã ngược xuôi tìm người dìu dắt. Thế nhưng, ở miền quê thuần nông nơi cô sống, việc tìm thầy dạy nhạc không hề dễ dàng. Nhiều ngày ba mẹ phải chở Huyền lên thị trấn Hồ Xá, rồi vào TP. Đông Hà, TP. Huế... để được học những kiến thức âm nhạc cơ bản nhất. Khó khăn là thế nên hễ nhận được sự giúp đỡ từ ai đó, nữ sinh người Quảng Trị đều cảm thấy trân quý và ghi khắc ân sâu. Biết điều kiện bản thân không cho phép, Huyền nêu cao hơn tinh thần tự rèn, tự học.
Thương Huyền cùng các bạn tham gia một sự kiện âm nhạc để chung tay giúp đỡ những người yếu thế - Ảnh: NVCC
Gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu xác định con đường tương lai nên ngay Thương Huyền cũng không thể ngờ mình đỗ thủ khoa Học viện Âm nhạc Huế. Hôm nhận được thông tin, Huyền phải nhéo vào chính cánh tay để chắc là mình không mơ. Qua chuyện trò, cô biết rằng, những bạn cùng thi đều đã trải qua một quá trình học tập, khổ luyện rất dài, nghiêm túc. Bởi, họ hiểu sâu sắc, trên con đường âm nhạc, những thành quả gặt hái được phần nhiều phụ thuộc vào tài năng, nỗ lực. Sự may mắn nếu có chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Đối với một cô gái đến từ miền quê nghèo, không được đào tạo về âm nhạc từ bé như Thương Huyền, vị trí thủ khoa là động lực nhưng cũng đặt ra những áp lực lớn. Huyền lo ngại có thể bị đưa lên bàn cân so sánh, đánh giá.
Thế nhưng, điều khiến Huyền nặng lòng đã không xảy ra. Ở học viện, phần lớn giảng viên, bạn bè đều quan tâm, ủng hộ Thương Huyền. Đặc biệt, Huyền nhận được sự tiếp sức lớn từ một nữ giảng viên cũng là giám khảo tại cuộc thi “Ngôi sao tương lai” mà em tham gia năm xưa. Nhờ thế, kết quả học tập của Thương Huyền ngày càng được nâng lên. Vừa qua, Huyền vinh dự đoạt học bổng “Tài năng trẻ”.
Nghe theo tiếng gọi con tim
Theo học chuyên ngành thanh nhạc, những sinh viên như Thương Huyền đều hiểu cần sớm định hình phong cách cá nhân, chọn lựa một dòng nhạc phù hợp để theo đuổi. Trong bối cảnh nhạc trẻ đang phát triển mạnh mẽ, phần lớn mọi người thường chọn con đường lắm thử thách nhưng có nhiều cơ hội này để sớm trở thành ngôi sao.
Thế nhưng, Thương Huyền lại rẽ theo một lối riêng, chọn dòng nhạc dân gian truyền thống. Nói về sự lựa chọn này, cô cho biết: “Sau nhiều thử nghiệm, em tự thấy mình phù hợp với dòng nhạc dân gian truyền thống. Khi cất lên những bài hát êm ái, dịu ngọt, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, em cảm thấy hạnh phúc, yêu đời, yêu người hơn. Em hát bằng cả trái tim. Và, em tin rằng, những gì từ trái tim sẽ đến được với trái tim”.
Trong thời gian theo học ở học viện, cũng như nhiều sinh viên chuyên ngành thanh nhạc khác, Thương Huyền có cơ hội bước lên nhiều sân khấu. Khoản tiền chạy show cũng đủ để hai năm gần đây cô có thể tự trang trải cuộc sống. Thế nhưng, việc kiếm tiền từ giọng hát không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng.
Trong những buổi biểu diễn, không ít lần Huyền được yêu cầu thay thế ngay bài hát theo thể loại dân gian truyền thống mà mình lựa chọn thành một ca khúc nhạc trẻ sôi động khác. Lúc đó, Huyền rất lo lắng bởi đã đầu tư, chuẩn bị rất kỹ, từ phục trang, lối trang điểm... đến phần trình diễn. Mỗi lần như thế, Huyền lại cố gắng thuyết phục người đối diện lắng nghe mình hát trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Điều khiến cô rất mừng là nỗ lực nhỏ bé ấy luôn mang lại kết quả như ý.
Không chỉ giúp trang trải cuộc sống, dòng nhạc dân gian truyền thống mà Thương Huyền lựa chọn còn mang đến cho cô nhiều niềm vui. Mới đây nhất, tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Trị, Huyền đã thể hiện xuất sắc ca khúc: “Khúc hát ru người mẹ lính”. Tiết mục của cô gái đang ngồi trên ghế giảng đường mang về giải A cho đoàn Vĩnh Linh. Tuy nhiên, điều khiến Thương Huyền vui hơn là sau buổi biểu diễn, nhiều khán giả, trong đó có một số bạn trẻ đã tìm tới và gửi lời thăm hỏi, chúc mừng. Có người khẳng định, dù tiết mục đoạt giải hay không, trong lòng họ, cô cũng được chấm giải A.
Đến với nghề trao đời tiếng hát, Thương Huyền hiểu rằng, rất khó để vụt sáng, trở thành một ngôi sao trên bầu trời âm nhạc Việt. Thế nhưng, điều đó không khiến Huyền nhụt chí. Cô luôn tự nhủ sẽ tiếp tục vươn lên, sống, học tập và cống hiến với tất cả quyết tâm, đam mê, nỗ lực. Thương Huyền tin, nếu không là một ngôi sao hàng đầu, bản thân vẫn có thể trở thành một vì tinh tú trong lòng những khán giả yêu tiếng hát của cô.
Quang Hiệp
QTO - Cần mẫn và thầm lặng. Mỗi người mỗi việc khác nhau, những “anh nuôi” trên Tàu 390 - Hải quân Vùng 3 đã mang đến những bữa “cơm ngon, canh ngọt” phục...
QTO - Trong một lần được trò chuyện với ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng, người viết rất thú vị khi ông Thịnh ví vùng đất cực nam của tỉnh...
QTO - Cũng như nhiều cô bé, từ nhỏ, Nguyễn Thị Ánh Tuyết (sinh năm 2005), một người con Quảng Trị đang sống, học tập tại TP. Hồ Chí Minh từng ước mơ một...
QTO - Tôi đến Seoul, thủ đô của Hàn Quốc vào cuối Thu, đầu Đông. Là thành viên đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam, ngoài thời gian làm việc với Hội Nhà báo...
QTO - Dọc miền biên ải từ Bắc chí Nam, tôi hay dừng lại ở những thị trấn ven sông, nhất là những dòng sông phân định ranh giới quốc gia. Cái cảm giác bồi...
QTO - Với kỹ năng diễn xuất linh hoạt, sống hết mình trong từng nhân vật để mang đến cảm xúc chân thật nhất cho khán giả, Ngô Quang Tuấn (sinh năm 1985),...
QTO - Những ngày cuối tháng 3, vùng biển bãi ngang xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tấp nập thuyền làm nghề cào ốc ruốc (còn gọi là ốc gạo, ốc...
QTO - Tuy không lương thưởng, phụ cấp nhưng thời gian qua, 8 đầu mối liên lạc cộng đồng của MAG ở Quảng Trị đã dồn toàn tâm, toàn sức cho công việc. Sinh...
QTO - Tôi là một người lính viết văn trưởng thành từ những mâm pháo, những con đường ra trận, từ mặt trận Cánh Đồng Chum... Tôi chiến đấu thực thụ ở đây...
QTO - Từng bôn ba làm đủ nghề để mưu sinh, thậm chí đi làm việc theo diện hợp đồng lao động ở nước ngoài nhưng đều không thành công, phải đến khi khởi...
QTO - Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc tích cực triển khai công tác hỗ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân...
QTO - Cũng như nhiều bạn trẻ, Nguyễn Minh Đình Thiên (sinh năm 2007), học sinh lớp 11C, Trường THPT Đông Hà từng lo sợ và không muốn đối diện với thất bại....