Cập nhật:  GMT+7

Tháng cao điểm dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024 diễn ra từ ngày 1-30/6 với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030”. Để tháng cao điểm được tổ chức đạt hiệu quả cao, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trên toàn địa bàn.

Tháng cao điểm dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Xét nghiệm HIV cho tất cả phụ nữ mang thai là một trong những can thiệp của chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con -Ảnh: T.H

HIV là căn bệnh thế kỷ, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra loại thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh này. Đối với thai phụ nhiễm HIV thì điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Điều này tuy rất khó nhưng không phải là không có khả năng.

Tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là rất lớn, con đường lây truyền có thể từ lúc thai nhi còn trong bụng, trong lúc sinh nở hay quá trình mẹ cho con bú. Nếu thai phụ là người nhiễm HIV thì có thể điều trị với sự kết hợp của các loại thuốc chống HIV, giúp cải thiện sức khỏe của bản thân và làm tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trước, trong hoặc sau khi sinh, thời gian điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao.

Thực hiện kế hoạch triển khai tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024 nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân để thực hiện mục tiêu “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030”. Mục tiêu này đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Việc triển khai tháng hành động còn góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm.

Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV (bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai) và ARV điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho con.

Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, đẩy mạnh các can thiệp và tăng cường chất lượng dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Trong tháng cao điểm năm 2024, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương.

Trong đó tập trung tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Triển khai thực hiện các hoạt động khác về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như: giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; dự phòng, chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ để dễ dàng tiếp cận và sử dụng.

Tổ chức mở rộng việc cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như tư vấn xét nghiệm HIV lưu động; xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điều trị ARV trong ngày, cấp thuốc ARV nhiều tháng, cấp thuốc ARV tại các trạm y tế xã. Vận động tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.

Các đơn vị điều trị HIV thực hiện tư vấn, điều trị ARV ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, phối hợp chặt chẽ với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong việc theo dõi, quản lý phụ nữ mang thai nhiễm HIV trước và sau sinh; điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV và chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV. Rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...) tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong đồng bào vùng dân tộc và miền núi.

Vận động các tổ chức: tôn giáo, phi chính phủ, xã hội dân sự khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia các hoạt động nhân Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị.

Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba đường lây truyền của HIV cực kỳ quan trọng, thường gặp và cần được kiểm soát tốt. Nhằm giảm nguy cơ lây truyền căn bệnh này từ mẹ sang con ở người mẹ mang thai bị nhiễm HIV, người mẹ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, chăm sóc thai sản và theo dõi, điều trị dự phòng lây truyền HIV. Các bà mẹ cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn về chăm sóc và điều trị cho trẻ sau sinh để giảm tối đa nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Phan Thanh Hải

Tin liên quan:
  • Tháng cao điểm dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
    Góp phần giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con

    Hướng tới mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030 trong Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, cùng với ngành y tế tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị tiếp tục triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thông qua nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

  • Tháng cao điểm dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
    Chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người

    Ngay sau khi Bộ Y tế công bố bệnh nhi nữ 5 tuổi, sống tại tỉnh Phú Thọ dương tính với cúm A (H5), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch tăng cường các biện pháp phòng chống vi rút cúm A (H5) và các vi rút cúm gia cầm khác trên người. Việc triển khai kế hoạch phòng chống nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tử vong do dịch bệnh này gây ra.


Phan Thanh Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nước mắt người cha

Nước mắt người cha
2024-06-15 06:00:00

QTO - Sinh ra, lớn lên giữa muôn vàn khó khăn, hoàn cảnh đã tôi rèn anh Nguyễn Đức Tỉnh (sinh năm 1972), trú tại khu phố Tây Trì, Phường 1, TP. Đông Hà trở...

Trưởng công an xã hết mình với công việc

Trưởng công an xã hết mình với công việc
2024-06-15 05:35:00

QTO - Thiếu tá Nguyễn Minh Ngọc, Trưởng Công an xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, là một trong 63 cán bộ công an xã, thị trấn đại diện cho gần 54.000 cán bộ công...

Hiến tiểu cầu cứu người bệnh lúc nguy nan

Hiến tiểu cầu cứu người bệnh lúc nguy nan
2024-06-14 05:35:00

QTO - Xác định hiến máu toàn phần và đặc biệt hiến tiểu cầu cứu người lúc nguy nan là một nghĩa cử cao đẹp, là dịp để trao gửi yêu thương, sự sẻ chia trong...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết