
{title}
{publish}
{head}
QTO - Tham vọng giải phóng Jakarta khỏi tắc nghẽn nghiêm trọng khó thành hiện thực khi muôn vàn khó khăn đang chực chờ chính quyền Tổng thống Jokowi.
Indonesia đang có kế hoạch di dời thủ đô từ Jakarta đến Nusantara, Đông Kalimantan vào năm 2045. Động thái này nằm trong kế hoạch của Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhằm phân bổ lại vùng kinh tế, giảm mật độ dân số và tắc nghẽn giao thông ở thủ đô.
Dinh Tổng thống mới đang được xây dựng tại Nusantara, Indonesia. Nguồn: CNBC
Lạc quan về tiềm năng mà Nusantara sẽ mang đến cho Indonesia, ông Jokowi dốc sức mời gọi đầu tư vào khu vực này và đảm bảo tương lai ổn định cho các nhà đầu tư trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại khó khăn sẽ ập đến khi di dời thủ đô.
Mục tiêu tái định cư 1,9 triệu người tại Nusantara vào năm 2045 của chính phủ Indonesia rõ ràng khó thực hiện được do dự án này chỉ mới ở giai đoạn đầu, chưa kể một số công chức sẽ phải đến đó vào năm 2024, theo Melinda Martinus, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak.
Trả lời phỏng vấn CNBC, bà Melinda cho biết: “Khu vực mới này cần phải tạo ra sức hút đối với người dân từ trường học, bệnh viện và nhà ở, nếu không sẽ rất khó thuyết phục mọi người chuyển đến”.
Chưa kể còn vô vàn khó khăn khi chí phí xây dựng Nusantara có thể lên đến 35 tỷ USD, trong khi chính phủ chỉ cam kết đầu tư 20% số tiền cần thiết để xây dựng các tuyến đường chính, cơ sở hạ tầng, nước sinh hoạt, dinh tổng thống và văn phòng tổng thống.
Theo các chuyên gia, ông Jokowi hy vọng 80% nguồn vốn còn lại sẽ đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, Ju Ye Lee, chuyên gia tại Maybank Investment, cho hay muốn đảm bảo 80% khoản đầu tư còn lại thì chính phủ Indonesia phải chứng minh được tính khả thi của Nusantara cũng như dự án này sẽ được tiếp tục ngay cả khi có chính quyền mới, trong khi quốc gia này không phải lúc nào cũng bạo chi cho cơ sở hạ tầng.
Theo Maybank, ngân sách cơ sở hạ tầng của nước này đã giảm kể từ năm 2017, từ mức cao nhất 2,8% GDP xuống còn 1,9% GDP vào năm ngoái.
“Chính phủ có thể phải tăng vốn đầu tư lên hơn 20% do dự án còn gặp nhiều khó khăn”, theo các chuyên gia trả lời phỏng vấn CNBC.
Agung Wicaksono của Chính quyền Thủ đô Quốc gia Nusantara cho biết chính phủ Indonesia vẫn chưa thảo luận về việc có tăng đầu tư hay không. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho đến năm 2024 sẽ thu hút thêm các khoản đầu tư tư nhân.
Hiện công ty mới nhất tuyên bố sẽ đầu tư vào Nusantara là Ciputra Development. Tập đoàn bất động sản này dự định xây dựng một số dự án nhà ở và khách sạn với tổng diện tích 300 ha.
Nhưng phần lớn các nhà đầu tư vẫn chưa muốn mạo hiểm đổ tiền vào khu vực này do những lo ngại liên quan đến chính phủ mới.
Bà Martinus cho biết, dù ông Jokowi đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong các dự án cơ sở hạ tầng và chương trình phát triển của mình, người dân vẫn không yên tâm liệu chính phủ mới sẽ tiếp tục đầu tư cho dự án này, nhất là khi đảng đối lập phản đối kế hoạch của Tổng thống đương nhiệm.
Khó khăn chồng chất
Việc thiếu kinh phí dời đô có thể khiến Jakarta gặp nhiều thách thức mới. Thật vậy, các nhà nghiên cứu quan ngại kế hoạch đó sẽ giảm trọng tâm xây dựng Jakarta, khiến người dân chịu thiệt hại nặng nề.
“Điều gì sẽ xảy ra với những người không tái định cư? Ai sẽ bảo vệ tài sản của những người dân này khi họ vẫn ở Jakarta?” - Diane Archer, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Môi trường Stockholm cho biết.
Lý giải nguyên nhân tại sao những người dân này không di cư đến Nusantara, cô cho biết nhiều người Jakarta sống ở các khu nông thôn và không đủ nguồn lực để di dời hoặc nếu đi thì vẫn tiếp tục sống trong điều kiện khó khăn.
Archer cũng cảnh báo rằng nếu chính phủ không tiếp tục đầu tư để bảo vệ Jakarta thì người dân nơi đây sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, như lũ lụt liên miên, tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường nước, cơ sở hạ tầng, văn phòng và nhà ở bị ảnh hưởng.
Nusantara cũng dễ đối mặt với tình trạng quá tải về dân số khi không đủ chỗ chứa cho dòng người từ Jakarta tràn về.
Bà nhấn mạnh: “Việc di dời một phần rất nhỏ trong khoảng 30 triệu người từ Jakarta đến khu vực này cũng không giải quyết được vấn đề tắc nghẽn nhức nhối”.
An Thái (Theo CNBC)
(CLO) Với hơn 40 tham luận của các đại biểu 8 quốc gia khu vực ASEAN cùng hai phiên họp thẳng thắn và nghiêm túc, Hội thảo “Thực tiễn, kinh nghiệm và giải pháp ...
Trong những năm qua, bằng những mô hình hay, cách làm sáng tạo, linh hoạt trong tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối ...
Theo dự kiến, Dự án đường bộ cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ sẽ hoàn thành vào tháng 6/2025. So với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Trị đã 4 lần trễ hẹn ...
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang giải phóng ...
Năm 2024 là năm đánh dấu sự kiện 35 năm lập lại tỉnh Quảng Trị, cũng là năm tăng tốc, đột phá hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ ...
QTO - Xuất khẩu suy giảm, nhập khẩu gia tăng, lạm phát thực phẩm vượt kiểm soát và tiêu dùng hộ gia đình trì trệ là những thách thức mà nền kinh tế Nhật...
QTO - Nghiện thiết bị điện tử đang trở thành mối lo ngại nghiêm trọng tại châu Âu, buộc các chính phủ, nhà trường và gia đình phải hành động để bảo vệ sức...
VOV.VN - Các cuộc thử nghiệm đối với các mẫu nước biển thu thập được gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản không phát hiện có hàm lượng phóng xạ vượt ngưỡng cho phép.
(ANTG) - Lãnh đạo các nước BRICS đã thông qua tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 tại Johannesburg, Nam Phi. Văn kiện gồm 94 điểm chủ yếu đề cập đến...
QTO - Suốt nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã âm thầm chuẩn bị cho cuộc chiến đất hiếm - cơ hội mười mươi để đẩy Mỹ vào thế khó.
VOV.VN - Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) vừa đưa ra cảnh báo về sự hiện diện ngày càng tăng của chi nhánh của nhóm khủng bố Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại...
QTO - Đó là quan niệm của các nhà hoạch định chính sách của một trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nước này phát triển hệ thống đường cao...
VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đã bế mạc hôm 24/8, với quyết định chính thức mời thêm 6 quốc gia gia nhập khối. Lãnh đạo BRICS cũng như các...