
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đến bây giờ, những cánh rừng già nguyên sinh đã tỏa bóng, bao bọc nhiều bản làng đồng bào Vân Kiều, Pa Kô hiền hòa. Núi rừng trở nên bình yên hơn dưới bước chân thầm lặng của các thành viên tổ đội quần chúng bảo vệ rừng. Họ chính là “cánh tay nối dài” cùng lực lượng kiểm lâm giữ gìn những cánh rừng xanh…
![]() |
Rừng nguyên sinh được tổ đội quần chúng bảo vệ rừng bảo vệ nghiêm ngặt |
Chiều muộn, anh Nguyễn Văn Thông (42 tuổi) và anh Hồ Văn Lợi (36 tuổi) vừa tuần tra trên diện tích rừng được giao, trở về bản Tà Lao (xã Tà Long, huyện Đakrông) để ăn tối với gia đình. Bên bếp lửa hồng trong căn nhà sàn ở cuối bản Tà Lao, câu chuyện về những ngày “ăn của rừng rưng rưng nước mắt” của anh Thông với tôi cứ kéo dài mãi. Theo anh Thông, trước đây khi chưa thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, nhiều người dân bản Tà Lao cũng như người dân ở các bản khác nằm ở vùng đệm khu bảo tồn đều gián tiếp phá rừng. Từ bao đời nay, khi làm nhà cửa, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô đều vào rừng chặt cây lấy gỗ. Đến mùa phát rẫy thì họ phá rừng làm nương rẫy. Khi rẫy cũ hết màu mỡ, họ lại đi tìm phát rẫy mới. Họ cũng thường vào rừng đặt bẫy để săn bắt thú rừng cải thiện bữa ăn….
Năm 2001, khi thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tình trạng người dân lén lút phá rừng, săn bắt thú rừng vẫn còn diễn ra bởi lực lượng kiểm lâm mỏng nên không thể quản lý hết diện tích hàng chục nghìn héc ta rừng. Những năm gần đây, các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng được thành lập đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xâm hại rừng cũng như săn bắt thú rừng trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông. “Tôi tham gia tổ quần chúng bảo vệ rừng của xã Tà Long từ năm 2012, nhận bảo vệ 143 ha rừng. Trước đây, khi cán bộ kiểm lâm vào vận động dân bản tham gia tổ quần chúng bảo vệ rừng, người dân ngại ngần không muốn tham gia vì thấy rừng thì rộng lớn, làm sao mà giữ nổi và giữ rừng thì được cái gì? Rồi người dân được cán bộ kiểm lâm giải thích rằng rừng bao la nhưng cứ tiếp tục chặt phá thì rừng cũng sẽ cạn kiệt; thú rừng cứ săn bắt vô tội vạ thì rồi cũng bị tận diệt. Sống gần rừng, dựa vào rừng thì phải tham gia bảo vệ rừng, vì rừng giữ đất, giữ nước, điều hòa khí hậu, rừng chính là nguồn sống của con người … Thế là người dân dần nghe ra, tích cực tham gia tổ quần chúng bảo vệ rừng cho đến bây giờ”, anh Thông nói.
Đang trò chuyện thì anh Lợi đến nhà để bàn chuyện tuần tra rừng trong tuần tới. Anh Lợi góp chuyện: “Tôi tham gia tổ quần chúng bảo vệ rừng từ năm 2014, được giao bảo vệ 160 ha rừng. Công việc của tổ quần chúng bảo vệ rừng xã Tà Long là cứ mỗi tuần theo lịch của các cán bộ Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông để tiến hành tuần tra. Mỗi chuyến tuần tra trong rừng dài nhất là khoảng 2 - 3 ngày, còn ít thì 1 ngày. Dù là dân bản địa, nhưng trước chuyến đi dài ngày trong rừng, chúng tôi phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm chu đáo. Các chuyến đi này đều có cán bộ kiểm lâm đi cùng. Ngoài việc tuần tra rừng theo lịch đã được ấn định, các thành viên của tổ khi làm nương rẫy hay ở trong bản, chỉ cần thấy người lạ xuất hiện hoặc đám khói bốc lên trong rừng là phải báo với cán bộ kiểm lâm, rồi lập tức đến nơi để tìm hiểu, xử lý…”.
Anh Ngô Kim Thái, Giám đốc Ban Quản lý kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông cho biết, đơn vị có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông với diện tích 37.681,1 ha. Khu bảo tồn có 8 xã vùng đệm gồm xã Đakrông, Ba Nang, Tà Long, Húc Nghì, A Bung, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc (huyện Đakrông). Diện tích rừng thì rộng lớn, trong khi đó lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông chỉ có 8 công chức kiểm lâm, 10 hợp đồng lao động làm nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ rừng. Từ năm 2011, các tổ quần chúng bảo vệ rừng được thành lập ở một số xã vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Chính việc thành lập các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở các xã trọng điểm về rừng đã giúp lực lượng kiểm lâm đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả tình trạng xâm hại rừng. Hiện Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã thành lập 5 tổ quần chúng bảo vệ rừng với 72 thành viên ở các xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc, Húc Nghì, Tà Long, huyện Đakrông. Mỗi thành viên tham gia tổ quần chúng bảo vệ rừng phụ trách bảo vệ diện tích trên 100 ha. Các tổ tiến hành tuần tra bình quân 2 lần/tuần. Khi tuần tra luôn có lực lượng kiểm lâm đi cùng để xử lý các tình huống xảy ra. Ngoài việc tuần tra bảo vệ diện tích rừng được giao, các thành viên của tổ có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng, không chặt phá rừng. Những thành viên trong tổ luân phiên tuần tra, không cho người vào rừng khai thác, săn bắn trên diện tích rừng được bảo vệ; về mùa khô hanh chủ động các phương án trực phòng cháy rừng, khoanh vùng những nơi có nguy cơ cháy cao, tham mưu UBND xã, kiểm lâm địa bàn xây dựng các phương án phòng chống cháy rừng.
Trên thực tế, hiệu quả của chương trình giao rừng cho người dân bảo vệ không chỉ được đánh giá bằng những con số thống kê khô khan về diện tích rừng đã được bảo vệ nghiêm ngặt hằng năm. Riêng đối với vùng đồng bằng, những năm gần đây, cường độ lũ lụt đã không còn khốc liệt; gió Tây Nam không còn bỏng rát như trước…chính là nhờ phần lớn những cánh rừng đầu nguồn nơi miền tây Quảng Trị đã xanh tốt, phục hồi trở lại. Trong nỗ lực chung để bảo vệ rừng đầu nguồn, có sự đóng góp thầm lặng của những tổ đội quần chúng bảo vệ rừng.
Hoàng Tiến
Để bảo vệ sự bình yên cho những cánh rừng, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh tạm gác lại niềm vui sum vầy bên gia đình ngày Tết, cần mẫn với ...
Câu nói ấy được nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông chia sẻ với tôi trong lúc ...
“…Bảo tồn chim, thú, cỏ, cây/Muôn loài được sống sum vầy bên nhau/Giữ gìn cho đến đời sau/Để cho con cháu sắc màu thiên nhiên…”, đó là những câu thơ ngẫu hứng ...
Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận thấy giá ...
Gần 40% - 50% thành viên các tổ bảo vệ rừng của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông từng một thời trực tiếp/gián tiếp vào rừng đốn gỗ, săn bắt thú rừng ...
Trong những ngày tết Nguyên đán Giáp Thìn, lực lượng kiểm lâm, cán bộ khu bảo tồn, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh vẫn luôn thường trực 24/24 giờ, bám sát địa ...
Để bảo vệ loài thú hoang dã trước nguy cơ bị săn bắt, đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của các Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông phải ...
“Cây trội” hiểu đơn giản là cây có các đặc điểm vượt trội so với các cây cùng loài còn lại trong một quần thể về chỉ tiêu theo yêu cầu của từng mục tiêu chọn ...
Cán bộ, công chức, viên chức được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính mới sẽ được bảo lưu chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian 6 tháng, trước khi áp...
QTO - Ngày 1/7/2025 đi vào lịch sử khi tỉnh Quảng Trị (mới) chính thức được thành lập từ sự sáp nhập tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (cũ), đánh dấu một bước...
Trong ngày giỗ đầu cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mỗi nén hương, mỗi bó hoa của người dân không chỉ thể hiện tấm lòng thành kính, sự tưởng nhớ mà còn là lời hứa noi gương cố...
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 176- KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt...
QTO - Khi chính thức khép lại hành trình công tác sau hơn 40 năm gắn bó với quê hương, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị...
QTO - Gần trọn hai thập kỷ đứng chân trên địa bàn xã Kim Ngân, tỉnh Quảng Trị, cùng với thực hiện tốt, duy trì nghiêm công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến...
QTO - Ngày 1/7/2025, bộ máy hành chính 2 cấp tại Quảng Trị chính thức vận hành, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới với mục tiêu tinh gọn, hiệu lực, hiệu...
QĐND - Những năm qua, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, một trong những thủ đoạn thâm hiểm được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng là "quyền dân tộc tự quyết” hòng...