{title}
{publish}
{head}
Để bảo vệ loài thú hoang dã trước nguy cơ bị săn bắt, đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của các Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông phải ngày đêm len lỏi dưới những cánh rừng rậm rịt để tháo gỡ bẫy được thợ săn giăng mắc, ngụy trang chực chờ các loài thú kiếm ăn “sa chân”. Việc làm của họ nhằm đảm bảo môi trường sống cho động vật hoang dã trong các khu bảo tồn.
Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông phá hủy lán trại trái phép - Ảnh: KHU BTTN ĐAKRÔNG CUNG CẤP
Mặc dù khá mệt mỏi sau chuyến băng rừng lên đỉnh núi Pa Thiên (cao 1.600 m so với mực nước biển), Voi Mẹp (cao 1.707 m so với mực nước biển) nằm ở xã Hướng Sơn, Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, để tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng, nhưng khi nhắc đến những chuyến “lội rừng” để gỡ bẫy thú rừng, Phó Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa Nguyễn Tân Hiếu hồ hởi cho biết, từ sự hỗ trợ của dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC), Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của khu bảo tồn đã được thành lập từ tháng 10/2023 với 5 thành viên.
Cứ bình quân mỗi tháng, các thành viên của đội thực hiện 3 chuyến tuần tra khoảng 7 ngày, đêm/chuyến trong rừng. Số bẫy bắt động vật hoang dã sau khi phát hiện sẽ được thu gom, tiêu hủy và báo cáo theo quy định.
Như để giúp tôi hình dung về hành trình xuyên rừng gỡ bẫy của các thành viên Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy, anh Hiếu kể khá chi tiết: buổi sáng của những ngày mùa đông trong rừng già của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là màn sương trắng đục như sữa thấm vào núi đá, phả hơi lạnh tê cóng ngấm vào da thịt. Hành trang mang theo của các thành viên trong đội là máy định vị, điện thoại thông minh cài đặt phần mềm Vtool, Smart, ống nhòm, máy ảnh... cùng lương thực đủ dùng cho khoảng 7 ngày, đêm.
Rừng già “đón khách” bằng lớp lá dày mục, ẩm ướt cùng những cây mây, cây dây leo rậm rạp, hoang dại tua tủa gai... Để mở đường đi, các thành viên cứ luân phiên nhau dùng rựa chặt dây mây, dây leo, bụi rậm để mở ra lối mòn nhỏ vừa đủ cho người đi sau lách hoặc cúi rạp người xuống mà chui qua.
Bước chân của họ luôn ẩn chứa nguy cơ bị rắn, bò cạp, rết độc cắn khi dẫm lên lớp lá mục ẩm ướt. Nhiều đoạn đường phải xuyên qua cánh rừng rậm rạp, thâm u. Cứ miệt mài đi dưới tán lá rậm rạp của rừng già cho đến khoảng gần trưa thì dừng lại bên suối để nấu cơm và tranh thủ mắc võng nghỉ ngơi.
Bữa cơm trưa trong rừng của các thành viên Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy - Ảnh: KHU BTTN ĐAKRÔNG CUNG CẤP
Bữa cơm trưa trong rừng của các thành viên Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy diễn ra chóng vánh... Trong suốt 7 ngày, đêm lặn lội giữa rừng sâu, núi thẳm, các thành viên cứ phát hiện những chiếc bẫy bắt động vật hoang dã mà thợ săn giăng sẵn được ngụy trang khéo léo dưới lớp lá mục, trên thân cây hoặc lối mòn hoang thú thường qua lại, là lập tức thao tác để “vô hiệu hóa” rồi tháo gỡ.
Thợ săn thường dùng rất nhiều loại bẫy thú rừng. Nguy hiểm nhất vẫn là loại bẫy cạp, được thợ cơ khí chế tạo từ hai miếng thép hình bán nguyệt lởm chởm răng cưa đan cài vào nhau. Hai miếng thép được gắn vào nhau, sau đó gia cố thêm lò xo cực mạnh. Để đặt được bẫy cạp, thợ săn phải đào một hố sâu khoảng 10 cm, chiều rộng hố bằng chiếc bẫy rồi phủ lớp lá khô để giấu bẫy.
Bẫy được cố định một đầu vào cọc cắm sâu dưới đất hoặc buộc chặt vào gốc cây to bằng dây cáp. Khi thú rừng giẫm vào bàn bẫy, chốt bẫy bung ra, hai miếng thép hình bán nguyệt lởm chởm răng cưa sẽ kẹp mạnh giữ chặt con thú lại. Ngoài bẫy cạp, có bẫy thòng lọng được thợ săn hay sử dụng.
Bẫy thòng lọng dễ làm, có thể sử dụng ngay cây trong rừng để làm bẫy. Một vòng tròn được cuộn bằng sợi dây thép mỏng, ngụy trang dưới lớp lá.
Bên dưới là một cái hố chặn ngang lối đi của con thú. Chiếc vòng tròn bằng dây thép được nối với một sợi dây thép rồi nối với thân cây ven đường đi của thú. Thân cây lúc này có chức năng của một đòn bẫy, chỉ cần va chạm nhẹ là lập tức bung lên. Và những con thú rừng tội nghiệp khó mà thoát thân...
Thợ săn thường dùng rất nhiều loại bẫy để bắt động vật hoang dã - Ảnh: KHU BTTN ĐAKRÔNG CUNG CẤP
Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa Hà Văn Hoan góp chuyện, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm trên địa bàn 5 xã phía Bắc của huyện Hướng Hóa với tổng diện tích 23.456,72 ha, trong đó rừng tự nhiên 21.473,29 ha; rừng trồng 333,19 ha. Qua ghi nhận, trong lâm phần quản lý có sự hiện diện của 110 loài thú, 206 loài chim, 81 loài bò sát, ếch nhái...
Từ tháng 10/2023 đến nay, Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy đã tiến hành tháo gỡ, tiêu hủy gần 300 bẫy bắt thú rừng trái phép. Cùng với việc tuần tra, tháo gỡ bẫy, Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân vùng đệm của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.
Tính từ năm 2020 đến nay, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã thực hiện 300 đợt tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy thú rừng với 1.000 lượt người tham gia. Lực lượng tuần tra đã tháo dỡ, tiêu hủy 1.471 bẫy thú rừng các loại. Bên cạnh đó, nhằm giám sát, bảo vệ kịp thời động vật hoang dã có hiệu quả, thời gian qua Khu BTTN Bắc Hướng Hóa phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) thực hiện khảo sát đặt bẫy ảnh tại 77 điểm trên toàn bộ diện tích của khu bảo tồn.
Kết quả bước đầu phát hiện được hình ảnh của 18 loài thú, như: Khỉ mặt đỏ, Thỏ vằn, Sơn dương...; 14 loài chim như: Hồng hoàng, Gà lôi, Khướu má hung, Gà so họng hung, đều là động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Khi nói về các “biệt đội” gỡ bẫy thú rừng, Phó giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Đakrông Hồ Viết Thắng cho biết, tháng 9/2023 ban đã thành lập 3 đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy với 15 thành viên.
Từ ngày thành lập đến nay, các đội tuần tra đã tiến hành 55 đợt tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy bắt động vật hoang dã trong Khu BTTN Đakrông. Bước chân của thành viên các đội tuần tra đã in dấu trên 1.170,9 km đường rừng. Kết quả đã tháo dỡ, tiêu hủy 2.101 bẫy động vật hoang dã các loại và 12 lán trại trái phép.
Để muông thú dưới những cánh rừng thường xanh không còn gặp bất trắc và cây rừng không còn đổ xuống bởi bàn tay tàn phá của lâm tặc, các “biệt đội” gỡ bẫy thú rừng của các khu bảo tồn đang hàng ngày, hàng giờ thầm lặng, miệt mài sải bước tuần tra.
Hải An
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - Xác định giáo dục mầm non là bậc học nền tảng đầu tiên của hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm...
QTO - Từ nhiều thế kỷ trước, người Vân Kiều ở miền Tây Quảng Trị đã biết dệt vải, thiết kế nên những bộ trang phục truyền thống đặc trưng của dân tộc mình....
QTO - Dán, rải, treo tờ rơi rao vặt, quảng cáo ở khắp nơi trên đường phố làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị đã trở thành vấn nạn trong nhiều năm qua, với...
QTO - Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai thủ tục khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chip, ứng dụng...
QTO - Nhằm chia sẻ một phần khó khăn đối với những bệnh nhân nghèo, hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ, nhiều năm nay, cứ đều...
QTO - Hiện ngày càng có nhiều nền tảng mạng xã hội (MXH) xuất hiện đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt của con người, nhất là giới...
QTO - Từ sự hỗ trợ ban đầu của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, năm 2021, 8 hội viên thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ đã có bò giống để...
QTO - Năm 2024 - tròn 20 năm khi tháng 3 hằng năm được Đảng, Chính phủ đồng ý chọn là Tháng Thanh niên, là tháng khởi đầu của đợt sinh hoạt chính trị sâu...
QTO - Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện Đakrông triển khai xây dựng nhiều công trình, phần việc...
QTO - Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Gio Linh luôn chủ động đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động công tác hội và phong trào CTĐ,...