Cập nhật:  GMT+7

Phụ nữ dân tộc thiểu số tự khẳng định mình trong tham gia xây dựng chính sách

Trong dòng chảy của tiến trình phát triển, vai trò của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng được nhận diện rõ hơn. Tuy nhiên, tại nhiều vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, tiếng nói của phụ nữ DTTS vẫn còn mờ nhạt trong các quá trình tham gia vào xây dựng chính sách, kế hoạch. Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mở ra cánh cửa mới, tạo thêm cơ hội để phụ nữ DTTS đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Phụ nữ dân tộc thiểu số tự khẳng định mình trong tham gia xây dựng chính sách

Phụ nữ đồng bào DTTS tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị đối thoại chính sách cấp xã ở Tân Lập, Hướng Hóa - Ảnh: H.V.A

Tại hội nghị đối thoại chính sách cấp xã với chủ đề: tảo hôn và tệ nạn ma túy tại xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa đã ghi nhận ý kiến của nhiều phụ nữ Vân Kiều về việc đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em trong các trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đó cũng là nỗi lo chung của các địa phương biên giới.

Vượt ra khỏi khuôn khổ chủ đề, nhiều chị em còn muốn nêu lên ý kiến về những vấn đề tồn tại ở địa phương như làm thế nào để giải quyết tình trạng thanh niên chưa đủ tuổi tham gia giao thông tại thôn, bản. Những lời phát biểu tưởng chừng nhỏ bé ấy đã đánh dấu một bước chuyển lớn là khi phụ nữ DTTS không còn là người lắng nghe thụ động, mà dần trở thành chủ thể đề xuất chính sách, kế hoạch, góp phần xây dựng những bản, làng đáng sống.

Thông qua những đề xuất của phụ nữ, chính quyền địa phương nhìn lại những bất cập, tồn tại và lắng nghe nỗi lo chung của người dân. Đồng thời, cũng là cơ sở để dựa vào ý kiến Nhân dân, đặc biệt là đứng trên góc nhìn của phụ nữ để có những đề xuất đối với các chính sách, kế hoạch, phương hướng một cách thiết thực, phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới, các đặc điểm dân tộc, tình hình địa phương.

Nhiều năm trước đây, quá trình lấy ý kiến ở các vùng DTTS phần lớn vẫn thiếu đi tiếng nói của phụ nữ - những người trực tiếp trải nghiệm và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ điều kiện sống khó khăn, thiếu thốn. Nguyên nhân của sự thiếu vắng đó đến từ nhận thức, tập tục, định kiến giới... Nhiều chị em đi họp nhưng ngại phát biểu, có điều muốn nói mà không biết diễn đạt sao cho rõ ràng... Những tư tưởng ấy khiến không ít chị em tự thu mình lại, không dám hoặc không biết cách phát biểu, tham gia ý kiến trong các cuộc họp dân.

Được thực hiện từ năm 2022, Dự án 8 triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 1 trong 4 nội dung then chốt là đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển KT-XH của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Dự án 8 triển khai đồng bộ các nhóm hoạt động: nâng cao năng lực, cung cấp kiến thức về pháp luật, chính sách, kỹ năng phản biện xã hội, kỹ năng lãnh đạo cộng đồng cho phụ nữ DTTS; xây dựng các mô hình CLB, nhóm nòng cốt; thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động tại địa phương.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thanh Hà chia sẻ: “Chúng tôi xác định, muốn phụ nữ DTTS tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng các dự thảo chính sách, kế hoạch thì trước hết họ phải hiểu được nội dung căn bản, nắm được quyền của mình, có kỹ năng phát biểu ý kiến. Vì vậy, công tác tuyên truyền, tập huấn, xây dựng lực lượng hạt nhân được đặc biệt chú trọng.

Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 7 hội nghị tập huấn kỹ năng, hướng dẫn, chuẩn bị cho công tác đối thoại cấp xã tại tỉnh, huyện cho 284 cán bộ phụ nữ các cấp; tổ chức 22 cuộc đối thoại tại các xã miền núi với gần 2.200 người là đồng bào DTTS&MN tham gia. Hội LHPN các huyện cũng chủ trì tổ chức 25 hội nghị đối thoại chính sách nhiều nội dung sát với thực tiễn địa phương.

Đồng thời, hội LHPN các xã cũng đã đứng ra tổ chức nhiều cuộc đố i thoại chính sách, tạo cơ hội để chính quyền và người dân trực tiếp giao lưu, chia sẻ và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em”.

Thông qua những hoạt động này, chị em phụ nữ DTTS đã chủ động đóng góp ý kiến tại các buổi thảo luận, đối thoại với chính quyền địa phương, các buổi sinh hoạt tập thể, nhờ đó, lan tỏa trong cộng đồng về vai trò, tiếng nói của phụ nữ. Không chỉ phát huy vai trò tại thôn bản, một số chị em đã mạnh dạn ứng cử vào ban điều hành thôn, ban chủ nhiệm các CLB, thành viên các tổ, nhóm cộng đồng...

Thay vì để chồng đại điện tham gia các cuộc họp thôn, bản, chị em cũng tự mình tham gia vào các hoạt động tập thể để đưa ra những đề xuất thiết thực liên quan đến sinh kế, giáo dục và an sinh cho phụ nữ, trẻ em. Vì thế, nhận thức của nam giới và cộng đồng đối với phụ nữ dần thay đổi, phụ nữ không chỉ “quanh quẩn trong nhà hay xó bếp” mà còn làm được nhiều hơn thế.

Không chỉ ở địa phương, các đại biểu đại diện cho phụ nữ các xã nằm trong vùng Dự án 8 cũng được trình bày, đề xuất trước lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Tại hội nghị về “Vai trò của phụ nữ và sự tham gia của các ngành trong thúc đẩy bình đẳng giới” do Hội LHPN tỉnh tổ chức, nhiều ý kiến về hỗ trợ các mô hình sinh kế cho phụ nữ DTTS, tạo việc làm, tiếp cận nguồn vốn, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nghề, cũng như những đề xuất trong thực hiện Dự án 8 đều được các đại biểu lắng nghe, ghi nhận và giải đáp.

Từ thực tiễn triển khai Dự án 8 cho thấy, khi được trao cơ hội, được trang bị kiến thức và tạo điều kiện, phụ nữ DTTS hoàn toàn có thể tham gia một cách hiệu quả vào tiến trình lấy ý kiến ở cơ sở. Sự hiện diện và tiếng nói của họ góp phần làm cho chính sách “gần dân” hơn, sát thực tiễn hơn.

Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Hướng Hóa Lê Hồng Giang cho biết: “Có những đề xuất của phụ nữ đã được UBND xã tiếp thu và đưa vào kế hoạch năm, ví dụ như mở lớp học nghề ngắn hạn, hỗ trợ những mô hình kinh tế tập thể, hay đưa nội dung phòng, chống bạo lực học đường, an toàn giao thông vào các buổi sinh hoạt cộng đồng.

Những chuyển động ấy, dù nhỏ nhưng bền bỉ và mang tính định hướng lâu dài. Bởi khi phụ nữ dân tộc thiểu số có thể tham gia phản biện, kiến tạo chính sách, họ không chỉ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới mà còn là nhân tố tạo ra thay đổi tích cực trong toàn cộng đồng”.

Hà Vân An

Tin liên quan:
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số tự khẳng định mình trong tham gia xây dựng chính sách
    Hỗ trợ nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

    Thực hiện Chương trình hợp tác giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh với Tổ chức Plan International, từ tháng 9/2022, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam triển khai Chương trình “Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ, trẻ em gái dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị” (gọi tắt là dự án GEM).

  • Phụ nữ dân tộc thiểu số tự khẳng định mình trong tham gia xây dựng chính sách
    Học nghề giúp phụ nữ dân tộc thiểu số xã Vĩnh Ô thay đổi cuộc sống

    Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho hội viên là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh quan tâm. Điều này không chỉ tạo việc làm, thu nhập mà còn góp phần thay đổi nhận thức, giúp chị em vượt qua các rào cản tập quán lạc hậu để nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Phụ nữ dân tộc thiểu số tự khẳng định mình trong tham gia xây dựng chính sách
    Nâng cao vị thế của phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới”. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được thể hiện nhất quán thông qua những chính sách, chương trình, dự án tại các địa phương vùng DTTS và miền núi. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, trước những tác động của nền kinh tế thị trường và sự tồn tại “ăn sâu, bám rễ” của nhiều hủ tục lạc hậu, vẫn còn diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em DTTS. Vì thế, các cấp ủy đảng, chính quyền trong toàn tỉnh đã nỗ lực để giải quyết các vấn đề cấp thiết, hỗ trợ phụ nữ tăng quyền năng kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS, thúc đẩy bình đẳng giới.


Hà Vân An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Giữ vững “trận địa” trên biển

Giữ vững “trận địa” trên biển
2025-05-12 06:15:00

QTO - Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, các yếu tố an ninh, chủ quyền, pháp luật trên biển ngày càng bị...

Thảo luận tại tổ về các dự án Luật

Thảo luận tại tổ về các dự án Luật
2025-05-08 19:39:00

QTO - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều nay 8/5, Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án Luật: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của...

Về nơi một thời khói lửa

Về nơi một thời khói lửa
2025-05-01 06:20:00

QTO - Tròn 50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2025), những người lính năm ấy mới có dịp quay trở lại TP. Hồ Chí Minh...

Trang trọng Ngày hội Thống nhất non sông

Trang trọng Ngày hội Thống nhất non sông
2025-04-30 12:19:00

QTO - Sáng ngày 30/4/2025, tại Kỳ đài Hiền Lương, Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị tổ chức trọng thể Lễ Thượng cờ “Thống nhất non...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long