{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số đã có tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngành y tế trên địa bàn tỉnh. Ở từng cơ sở y tế, công tác chuyển đổi số đã được ứng dụng phù hợp với thực tiễn, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Nhiều giải pháp, cách làm mới đã và đang được các đơn vị triển khai thực hiện nhằm hưởng ứng chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Giao ban trực tuyến tại Khoa Phục hồi chức năng - Y học cổ truyền Trung tâm Y tế Triệu phong -Ảnh: T.H
Giám đốc Sở Y tế Đỗ Văn Hùng khẳng định: “Năm 2024, ngành y tế có những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt mà chúng tôi phải thực hiện, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là cải cách hành chính và chuyển đổi số để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như hiệu quả công tác quản lý của ngành”. Với nhiệm vụ trọng tâm đó, các đơn vị đã tích cực triển khai, đưa ra nhiều giải pháp trong chuyển đổi số để cùng hướng đến quản lý và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Khoa Phục hồi chức năng-Y học cổ truyền hiện đang là một trong những chuyên khoa có thế mạnh của Trung tâm Y tế huyện Triệu Phong.
Những năm qua, đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ của đơn vị đã không ngừng nâng cao năng lực và tay nghề để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Việc ứng dụng công nghệ số đã được triển khai khi khoa kết nối trực tuyến với các đơn vị đầu ngành về phục hồi chức năng trên toàn quốc.
Qua những lần hội chẩn và trao đổi kinh nghiệm đã giúp cho cán bộ, y, bác sĩ đơn vị học hỏi được nhiều kiến thức hơn, đặc biệt là điều trị các ca bệnh khó về phục hồi chức năng.
Trưởng Khoa Phục hồi chức năng-Y học cổ truyền, Trung tâm Y tế Triệu Phong Đoàn Thị Hải Hà cho biết: “Vào ngày thứ năm hằng tuần, chúng tôi hội chẩn bằng hình thức trực tuyến thông qua hệ thống Telehealth với các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành hoặc thầy cô ở Hà Nội cùng với các đơn vị y tế Quảng Nam, Đà Nẵng... Thông qua đó, chúng tôi đã trao đổi, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm về các bệnh lý khó trong phục hồi chức năng”.
Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải, chủ trương chuyển đổi số đã được đơn vị triển khai trong toàn bệnh viện. Theo đó, đơn vị đã kịp thời ứng dụng công nghệ số vào công tác chăm sóc sức khỏe người dân phù hợp với tình hình thực tiễn.
Thời gian qua, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã triển khai thành công kết nối liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh cả nước với cơ quan BHXH giúp người dân khi đến khám và điều trị được thụ hưởng tốt hơn chính sách của Nhà nước.
Việc tích hợp thông tin về thẻ bảo hiểm y tế vào căn cước công dân đã giúp người dân thuận lợi hơn khi đến khám và chữa bệnh tại đây.
Đơn vị đã kịp thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện. Nhờ vậy, mọi thủ tục, giấy tờ bệnh án của bệnh nhân cơ bản được tích hợp trên môi trường mạng. Bệnh án điện tử và chữ ký số bước đầu được triển khai và mang lại những hiệu quả tích cực.
Bác sĩ Nguyễn Minh Quang, Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Triệu Hải chia sẻ: “Trong thời gian qua, việc triển khai công nghệ số đã đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Bệnh nhân trong quá trình thăm khám không phải đem nhiều giấy tờ thủ tục liên quan đến chẩn đoán, xét nghiệm, kết quả cận lâm sàng mà các kết quả đã lưu trên máy giúp tra cứu rất thuận tiện.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Mai Văn Nam, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, cho hay: “Trước đây nếu mất giấy tờ, bệnh nhân chúng tôi cần phải thực hiện lại các quá trình thăm khám theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, khi bệnh viện thực hiện chuyển đổi số, các dữ liệu đã được lưu trữ trên máy tính nên rất thuận lợi cho bác sĩ và bệnh nhân”.
Bác sĩ chuyên khoa II, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khu vực Triệu Hải Lê Thanh Dương cho biết thêm: “Để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, bệnh viện đã gắn liền với việc chuyển đổi số. Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã triển khai hệ thống chữ ký số cho bác sĩ. Việc làm này tạo điều kiện cho bác sĩ làm việc nhanh, gọn và tiện hơn, đồng thời góp phần hoàn thiện vào đề án chuyển đổi số của tỉnh, của quốc gia”.
Chuyển đổi số đã được các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tập trung vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động, dịch vụ, hình thành nền y tế thông minh với 3 nội dung chính gồm: phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản lý y tế thông minh. Việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực và kết nối với các ngành chức năng để phục vụ cho công tác chuyển đổi số đã được ngành y tế chú trọng thực hiện trong nhiều năm qua. Nhiều công nghệ mới được áp dụng vào khám chữa bệnh, hệ thống quản lý cơ sở y tế và quản lý bệnh nhân được thực hiện trên nền tảng công nghệ số. Các đơn vị đã và đang tập trung nhiều giải pháp để ứng dụng công nghệ số mang lại hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Chuyển đổi số đã tác động trực tiếp đến các đối tượng và dịch vụ cung cấp của ngành y tế, thay đổi cách tiếp nhận các dịch vụ y tế truyền thống sang các dịch vụ y tế số mà nền tảng là dữ liệu số. Hiện nay, ngành y tế tỉnh đã và đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ.
Trong đó tiếp tục đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống thông tin điện tử trong toàn ngành, đặc biệt là các công nghệ thông tin đối với y tế cơ sở để phục vụ cho công tác quản lý cũng như giám sát dịch bệnh tại cộng đồng. Triển khai hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân trên toàn tỉnh để thực hiện công tác quản lý sức khỏe cũng như việc thực hiện khám chữa bệnh từ xa, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận những thông tin, dịch vụ của ngành y tế.
Quá trình chuyển đổi số sẽ thúc đẩy các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế phải đầu tư vào số hóa dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi ngành y tế phải thay đổi cách thức làm việc và từng bước hoàn hiện việc kết nối, trao đổi, sử dụng, phân tích dữ liệu số. Từ đó, góp phần hình thành nền y tế hiện đại, chất lượng, công bằng và hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Phan Thanh Hải
QTO - Sau hơn một năm triển khai thí điểm, học bạ số được phần đông cán bộ, giáo viên tại các trường tiểu học, trường có cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh...
QTO - Với vai trò là cầu nối để nông dân tiếp cận với công nghệ hiện đại, hướng tới chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp, các cấp hội nông dân trong tỉnh...
QTO - Là những người trẻ yêu công nghệ, các đoàn viên Chi đoàn Cơ quan Tỉnh đoàn vừa cùng nhau chuyển đổi số cho đám cưới một đồng nghiệp của mình. Món quà...
QTO - Là một cán bộ ngành thủy lợi nhưng thời gian gần, đây anh Nguyễn Quốc Khánh (sinh năm 1990) ở Khu phố 2, Phường 2, thị xã Quảng Trị lại được biết đến...
QTO - Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu hiện nay, tạo điều kiện cho mọi người hội nhập tốt với xã hội, ngày càng phát triển và tiến tới bình đẳng. Bắt...
QTO - Chuyển giao, nhân rộng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào thực tiễn sản xuất và đời sống là nhiệm vụ được Sở KH&CN triển khai thực...
QTO - Xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số là mục tiêu được tỉnh Quảng Trị hướng đến nhằm tạo những giá trị mới trong quản lý, vận...
QTO - Phát huy những kết quả đạt được, năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022...
QTO - Xuất phát từ thực tế cộng với khả năng quan sát, óc sáng tạo, các em Hồ Văn Minh Triết và Trần Thành Đạt, học sinh lớp 10B1, Trường THCS & THPT...
Những người chỉnh sửa video mới vào nghề thường gặp khó khăn với nhiều đặc thù khác nhau mà họ có thể tìm thấy trong các công cụ chỉnh sửa phức tạp, đang tìm kiếm một giải pháp...
QTO - Là một trong những đơn vị đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi...
QTO - Tận dụng lá bàng già để bảo quản thực phẩm- điều không tưởng này đã được cô giáo Lê Thị Hải Minh (sinh năm 1978) và các em học sinh Trường THPT Cam...