Cập nhật:  GMT+7

Nỗ lực đạt chuẩn quốc gia của Trường Mầm non công lập Vĩnh Ô

Đứng chân trên địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, sự đồng thuận của Nhân dân, Trường Mầm non công lập (MNCL) Vĩnh Ô, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh đã vươn lên, có bước đột phá ấn tượng, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Nỗ lực đạt chuẩn quốc gia của Trường Mầm non công lập Vĩnh Ô

Một hoạt động giáo dục tại điểm trường trung tâm Trường Mầm non công lập Vĩnh Ô -Ảnh: M.H

Trước đây, Trường MNCL Vĩnh Ô được ghép chung với Trường Tiểu học Vĩnh Ô, có quy mô gồm 4 nhóm lớp. Đến tháng 8/2005, theo Quyết định số 574 ngày 6/8/2005 của UBND huyện Vĩnh Linh, Trường MNCL Vĩnh Ô được thành lập, tách mạng lưới chuyên môn ra khỏi trường tiểu học, trở thành một cơ sở độc lập. Lúc này, nhà trường có 60 trẻ chia thành 5 nhóm lớp với 5 điểm trường được phân bố theo các thôn, bản.

Tiếp nhận ngôi trường mới trong điều kiện thiếu thốn mọi bề: đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn thấp; phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa con đến trường mẫu giáo; trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ còn thiếu thốn. Tất cả các nhóm lớp đều phải học nhờ và học tạm tại nhà sinh hoạt cộng đồng của các thôn, bản. Bên cạnh đó, địa bàn dàn trải, giao thông đi lại hết sức khó khăn.

Đứng trước thực trạng này, để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện, Hội đồng sư phạm nhà trường họp bàn, tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương cùng các đoàn thể, cộng đồng xã hội từng bước vận động người dân cho con em tới lớp, đồng thời tích cực kêu gọi để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Đặc biệt, từ năm 2019, căn cứ Thông tư 19/2018/TT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường MNCL Vĩnh Ô bắt đầu thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Hiệu trưởng Trường MNCL Vĩnh Ô Trần Thị Hồng Thắm chia sẻ: “Để xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với một cơ sở giáo dục ở xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện là một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó, ban giám hiệu nhà trường bắt tay xây dựng kế hoạch và tích cực triển khai các phần việc. Trên cơ sở rà soát các tiêu chí còn thiếu hụt, nhà trường làm tờ trình xin kinh phí đầu tư từ huyện, xã; đồng thời, huy động sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các nhà hảo tâm nhằm cải tạo khuôn viên trong và ngoài trường”.

Trong giai đoạn 2019 - 2025, nhà trường được đầu tư 9,5 tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp. Riêng trong năm học 2024 - 2025, nhà trường được đầu tư 7,2 tỉ đồng, trong đó, xây dựng 1 phòng đa năng và 3 phòng hiệu bộ, khu vui chơi điểm trung tâm với tổng kinh phí 3,7 tỉ đồng; xây dựng 1 nhà bếp, phòng hiệu bộ, phòng công vụ, sân chơi, cổng, tường rào điểm thôn Mít, kinh phí 1,7 tỉ đồng; xây mới 1 phòng học, tu sửa 1 phòng học, cổng, hàng rào điểm Xà Lời, kinh phí 1,4 tỉ đồng; tu sửa hệ thống phòng vệ sinh dãy 2 tầng điểm trung tâm, kinh phí 400 triệu đồng. Hiện 3 điểm trường gồm: điểm trung tâm, điểm thôn Xà Lời, điểm thôn Mít đều đạt tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định.

Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường đã trao quyền chủ động xây dựng kế hoạch dạy học cho các khối lớp; phát huy sự sáng tạo trong quá trình giảng dạy của giáo viên.

Các cô giáo cũng chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đem đến những tiết học mở, thú vị cho trẻ. Góc hoạt động trong và ngoài lớp học có nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng, do giáo viên và phụ huynh học sinh tự làm, giúp trẻ dễ dàng lựa chọn và sử dụng để thực hành trải nghiệm.

Nhiều năm gắn bó với giáo dục vùng khó, cô Nguyễn Thị Mai là người có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của Trường MNCL Vĩnh Ô. Với cô Mai, khi chương trình giáo dục thay đổi, giáo viên cũng phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy học sinh làm trung tâm”, cô cùng với các giáo viên nhà trường thiết kế các góc hoạt động trong lớp hợp lý như: góc địa phương, góc học tập, góc nghệ thuật, góc âm nhạc. Đồ dùng, đồ chơi được trang trí nhiều màu sắc với những nhân vật quen thuộc, ngộ nghĩnh.

“Trong các hoạt động, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp trẻ phát huy khả năng tư duy và hình thành các kỹ năng cơ bản. Với 100% học sinh là ngườ i dân tộc thiểu số nên chúng tôi cố gắng tăng cường tiếng Việt cho các cháu thông qua giao tiếp, nói chuyện với trẻ mọi lúc, mọi nơi”, cô Mai cho hay.

Hiện 100% trẻ ra lớp được chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng đúng theo Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ở các độ tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. 100% trẻ đến trường được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, thực hiện tốt 3 đợt cân đo trẻ trong năm học. 100% nhóm lớp đảm bảo vệ sinh phòng nhóm, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân trẻ, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng cho trẻ ở trường.

100% cháu đạt bé khỏe, bé ngoan. Tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần đạt 95%. Với những kết quả đạt được, ngày 6/5/2025 UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 1455/QĐ-UBND, công nhận Trường MNCL xã Vĩnh Ô đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Ông Trần Văn Tặng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô đánh giá: “Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tại xã đặc biệt khó khăn là thành tích hết sức tự hào và là kết quả xứng đáng cho những đóng góp thầm lặng của đội ngũ giáo viên nhà trường suốt thời gian qua. Đây cũng là dấu mốc lớn, là động lực để địa phương tiếp tục chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục”.

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục huyện Vĩnh Linh, góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Hằng năm, Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện tích cực tham mưu UBND huyện các nội dung, chiến lược và lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn; đồng thời thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các trường hoàn thiện từng tiêu chuẩn theo quy định.

Trưởng Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Lê Thanh Hải thông tin: “Toàn huyện có 49/54 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 89,1%. Việc các trường học vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn quốc gia là kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương vào sự nghiệp giáo dục; đồng thời ghi nhận sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể nhà trường. Đây cũng là yếu tố quan trọng để ngành giáo dục huyện Vĩnh Linh phát triển toàn diện”.

Mỹ Hằng

Tin liên quan:
  • Nỗ lực đạt chuẩn quốc gia của Trường Mầm non công lập Vĩnh Ô
    Hướng Hóa nỗ lực xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia

    Những năm qua, huyện Hướng Hóa luôn quan tâm huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung đội ngũ giáo viên để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Hướng Hóa, diện mạo giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đáp ứng yêu cầu phát triển quê hương, đất nước.

  • Nỗ lực đạt chuẩn quốc gia của Trường Mầm non công lập Vĩnh Ô
    Huy động nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

    Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cơ chế, chính sách địa phương để phát triển sự nghiệp GD&ĐT trên địa bàn tỉnh.


Mỹ Hằng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Học tập Bác từ những điều bình dị

Học tập Bác từ những điều bình dị
2025-05-19 08:30:00

QTO - Học tập và làm theo Bác không chỉ là những khẩu hiệu thiêng liêng, mà chính là những hành động giản dị, đời thường, gắn với từng việc làm cụ thể. Với...

Những gương sáng mang họ Hồ của Bác

Những gương sáng mang họ Hồ của Bác
2025-05-19 06:25:00

QTO - Vinh dự và tự hào được mang họ Hồ của Bác, hàng chục thập kỷ trôi qua, người Vân Kiều, Pa Kô ở dãy Trường Sơn hùng vĩ một lòng theo Đảng, theo cách...

Xót xa hoàn cảnh của mẹ con bà Thanh

Xót xa hoàn cảnh của mẹ con bà Thanh
2025-05-17 05:45:00

QTO - Ở Khu phố 7, Phường 5, TP. Đông Hà, nhiều người không còn xa lạ với hình ảnh bà Đinh Thị Thanh (sinh năm 1945) sáng sáng dắt chiếc xe đạp đi khắp nơi...

Học tiền tiểu học, lợi bất cập hại

Học tiền tiểu học, lợi bất cập hại
2025-05-17 05:40:00

QTO - Năm học 2024-2025 gần kết thúc, cũng là lúc nhiều phụ huynh có con sắp vào lớp 1 tìm nhiều cách để cho con học trước chương trình vì lo ngại con sẽ...

Câu chuyện về liệt sĩ, nhà báo Nguyễn Huy

Câu chuyện về liệt sĩ, nhà báo Nguyễn Huy
2025-05-17 05:30:00

QTO - Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Triệu Phong có 550 liệt sĩ đang yên nghỉ, trong đó có liệt sĩ Nguyễn Huy (sinh năm 1940), quê ở xã Nam Hùng, huyện Nam Đàn,...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long