Cập nhật:  GMT+7

Chú trọng chăm sóc sức khỏe khi phụ nữ mang thai

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ khi mang thai là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dân số. Vì thế không chỉ chị em phụ nữ mà các gia đình, xã hội đều quan tâm đến vấn đề này.

Chú trọng chăm sóc sức khỏe khi phụ nữ mang thai

Khám thai định kỳ sẽ giúp phụ nữ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh -Ảnh: T.N

Thời gian qua, Chi cục Dân số tỉnh và các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tích cực phối hợp với các địa phương triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, tư vấn và hướng dẫn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ các biện pháp về chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

Duy trì, triển khai sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh trên địa bàn, trong đó chú trọng các hoạt động như: nói chuyện chuyên đề cho phụ nữ mang thai; tổ chức siêu âm, sàng lọc trước sinh qua các đợt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản; tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực truyền thông dân số cho đội ngũ cộng tác viên dân số ở cơ sở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn... Qua đó góp phần bảo đảm sức khỏe bà mẹ, trẻ em, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số, xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển.

Theo chị Lê Thị Trinh, xã Hải Thái, huyện Gio Linh, từ khi mang thai đến nay tròn 7 tháng, chị đều đặn được chồng chở về phòng khám sản phụ khoa ở TP. Đông Hà khám thai định kỳ một lần/tháng.

Trong các lần khám thai, chị Trinh được nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe bằng các xét nghiệm về công thức máu , nước tiểu, theo dõi về cân nặng , đo nhịp tim, huyết áp , kiểm tra bề cao tử cung, vòng bụng của mẹ, siêu âm thai... để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con.

“Đi khám thai định kỳ, tôi được bác sĩ tư vấn các mốc thời gian thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, thay đổi chế độ ăn như thế nào để đảm bảo vitamin, khoáng chất cũng như dinh dưỡng cho mẹ và bé, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, tôi cũng được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc khi mang thai nên cảm thấy rất an tâm”, chị Trinh chia sẻ.

Theo khuyến cáo của ngành y tế, phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ ít nhất 4 lần trong ba giai đoạn của thai kỳ tại cơ sở y tế để được quản lý, theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi; được tư vấn về chăm sóc thai nghén, chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sinh đẻ an toàn. Ngoài ra, thai phụ cần phải đi khám khi có một trong các triệu chứng bất thường như: đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt...

Mang thai và sinh con lành lặn, khỏe mạnh là điều gia đình nào cũng mong muốn nhưng không phải 100% phụ nữ mang theo đều được đón nhận may mắn này. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển vượt bậc của y khoa, đã có nhiều phương pháp chữa trị một số dị tật bẩm sinh hiệu quả cho em bé ngay sau sinh. Bởi vậy, việc khám thai định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm thai nhi bị dị tật bẩm sinh từ khi còn trong bụng mẹ có nghĩa rất lớn trong việc điều trị bệnh cho trẻ về sau.

Chia sẻ về kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai, bác sĩ Trần Trung Hoành, Phó trưởng Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị thông tin, phụ nữ mang thai cần được khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi cũng như các bệnh lý liên quan thai kỳ.

Nếu thai phụ không đi khám thai định kỳ sẽ không theo dõi được sức khỏe của mình, không phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý sẵn có hoặc bệnh lý liên quan đến thời kỳ thai sản như: tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ; bỏ qua cơ hội được đánh giá sự phát triển của thai nhi; không theo dõi được sự phát triển của thai có phù hợp hay không; bỏ qua việc tầm soát và phát hiện các dị tật bẩm sinh, bất thường nhiễm sắc thể; không được điều trị dự phòng những bệnh lây truyền từ mẹ sang con...

“Vì vậy, thai phụ nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trước sinh và trao đổi với bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào gặp phải. Việc phát hiện sớm và xử trí kịp thời các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro, đảm bảo cho chị em một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh”, bác sĩ Hoành cho hay.

Mặc dù hiện nay việc chăm sóc, quản lý sức khỏe thai sản được chị em phụ nữ, gia đình và xã hội quan tâm. Tuy nhiên cũng có một số người chưa nhận biết được đầy đủ quy trình khám thai ở những mốc quan trọng, nên khó có thể tầm soát được nguy cơ cho mẹ và bé.

Đặc biệt hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin trên internet, mạng xã hội về chế độ dinh dưỡng cũng như quảng cáo các loại thực phẩm chức năng dành cho mẹ và bé, nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác.

Vì vậy, chị em mang thai cần biết chọn lọc, tìm hiểu, tham khảo nguồn thông tin chính thống từ bác sĩ chuyên khoa, cơ sở y tế uy tín, tránh làm theo thông tin không được kiểm chứng, những lời truyền miệng thiếu cơ sở khoa học.

Cùng với khám thai định kỳ, phụ nữ khi mang thai cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa về dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất..., tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Đồng thời cần thực hiện lối sống, sinh hoạt lành mạnh nhằm bảo đảm sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Thủy Ngọc

Tin liên quan:
  • Chú trọng chăm sóc sức khỏe khi phụ nữ mang thai
    Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em

    Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) mặc dù được Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm đầu tư phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc cải thiện điều kiện sống và chất lượng cuộc sống, song do điều kiện giao thông cách trở, nhận thức của người dân còn lạc hậu nên nhiều hủ tục vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, trong đó có sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ và cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS&MN, Dự án 8 đã triển khai nhiều gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại địa bàn có đông người DTTS và có tỉ lệ sinh con tại nhà cao hơn mức trung bình của cả nước.

  • Chú trọng chăm sóc sức khỏe khi phụ nữ mang thai
    Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở xã Húc

    Cùng với những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu nói chung cho người dân tại địa phương, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản là một trong những hoạt động được Trạm Y tế xã Húc (trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa) quan tâm. Nhờ đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) của người dân tại địa phương chuyển biến rõ rệt.


Thủy Ngọc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xót xa hoàn cảnh của mẹ con bà Thanh

Xót xa hoàn cảnh của mẹ con bà Thanh
2025-05-17 05:45:00

QTO - Ở Khu phố 7, Phường 5, TP. Đông Hà, nhiều người không còn xa lạ với hình ảnh bà Đinh Thị Thanh (sinh năm 1945) sáng sáng dắt chiếc xe đạp đi khắp nơi...

Học tiền tiểu học, lợi bất cập hại

Học tiền tiểu học, lợi bất cập hại
2025-05-17 05:40:00

QTO - Năm học 2024-2025 gần kết thúc, cũng là lúc nhiều phụ huynh có con sắp vào lớp 1 tìm nhiều cách để cho con học trước chương trình vì lo ngại con sẽ...

Câu chuyện về liệt sĩ, nhà báo Nguyễn Huy

Câu chuyện về liệt sĩ, nhà báo Nguyễn Huy
2025-05-17 05:30:00

QTO - Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Triệu Phong có 550 liệt sĩ đang yên nghỉ, trong đó có liệt sĩ Nguyễn Huy (sinh năm 1940), quê ở xã Nam Hùng, huyện Nam Đàn,...

Giúp học sinh lựa chọn nghề phù hợp

Giúp học sinh lựa chọn nghề phù hợp
2025-05-17 05:15:00

QTO - Việc tư vấn, hướng nghiệp từ sớm cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các em chuẩn bị kỹ lưỡng, lựa chọn được “hướng đi” phù hợp sau khi tốt...

Gieo mầm bình đẳng giới ở Hướng Hóa

Gieo mầm bình đẳng giới ở Hướng Hóa
2025-05-16 16:01:00

QTO - Hướng Hóa là vùng “trũng” của những mối nguy hại đối với phụ nữ và trẻ em. Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết...

Giúp em hiểu được con người của em

Giúp em hiểu được con người của em
2025-05-16 05:40:00

QTO - Từ bối rối, ngại ngùng đến chủ động, từ im lặng đến chia sẻ, lan tỏa, hành trình nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long