
{title}
{publish}
{head}
Là một người con của bản làng dân tộc Pa Kô ở thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, ngay từ thời ấu thơ, những làn điệu dân ca, những âm thanh du dương, trầm bổng từ các loại nhạc cụ truyền thống đã ăn sâu trong tâm trí già làng Hồ Văn Hảo. Những giá trị văn hóa đặc sắc ấy đã gắn bó, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của ông và gia đình, cộng đồng nơi đây. Vì thế, bằng cách làm thiết thực của mình, ông quyết tâm góp sức cùng đồng bào giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Ông Hảo (phải) tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ cách sử dụng nhạc cụ truyền thống - Ảnh: N.T
Vì yêu thích dân ca và nhạc cụ truyền thống, khi mới lên 5 - 7 tuổi, Hồ Văn Hảo thường ngồi nghe, quan sát những nghệ nhân ở thôn biểu diễn văn nghệ hằng ngày và trong các dịp lễ, tết. Rồi Hảo tự mày mò tập luyện, nhờ những người hát dân ca hay và chơi nhạc cụ giỏi hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm.
Để có cơ hội rèn dũa, giao lưu học hỏi nâng cao hiểu biết cũng như kỹ năng sử dụng, biểu diễn các loại nhạc cụ và các làn điệu dân ca truyền thống, Hảo tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, các lễ cúng, lễ hội ở bản làng, như: giao lưu sau giờ lên rẫy hoặc giao lưu ở hội sim; tham gia lễ hội Aza (mừng lúa mới), lễ hội Arieuping (dời mả), đám cưới, đám ma...
Tại các hoạt động mang tính truyền thống này đều phải sử dụng các loại nhạc cụ như cồng, chiêng, trống, khèn bè, đàn ta lư... và hát các làn điệu dân ca như cà lơi, cha chấp, adền, xiêng, tăng i.. Bằng cách vừa học vừa tự rèn luyện, Hảo dần am hiểu sâu và thành thạo về kỹ năng biểu diễn.
Khi đã giỏi hát dân ca, giỏi chơi nhạc cụ, Hảo học thêm kỹ năng chế tác nhạc cụ. Hiện nay, ông Hảo có thể chế tác một số loại nhạc cụ cơ bản như trống, đàn ta lư. Ngoài ra, ông còn tìm hiểu và nắm giữ đầy đủ các nghi lễ chính trong thực hiện các lễ hội lớn của người Pa Kô, đặc biệt là lễ hội Arieuping và lễ hội Aza.
Trong điều kiện cuộc sống hiện đại và du nhập văn hóa nhiều vùng miền như hiện nay, những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Kô dần bị mai một. Thế hệ trẻ ít mặn mà hát dân ca, chơi nhạc cụ truyền thống và việc trao truyền cũng rất hạn chế. Không gian lễ hội dần ít đi, các nghệ nhân nắm giữ và có khả năng trao truyền di sản văn hóa phi vật thể ngày càng già yếu và ít dần.
Điều đó khiến già làng Hồ Văn Hảo không khỏi trăn trở. Vì thế, ông luôn tìm mọi cách để duy trì và phát huy những nét đẹp văn hóa đó. Ông dành dụm kinh phí để đặt mua các loại nhạc cụ từ các nghệ nhân lớn tuổi trong vùng, cất giữ cẩn thận và sử dụng thường xuyên. Kết nối với các thành viên có cùng đam mê văn hóa truyền thống trong vùng.
Năm nay mặc dù tuổi đã ngoài 70, công việc nương rẫy bộn bề nhưng ông Hảo vẫn luôn giữ thói quen hát dân ca và chơi các nhạc cụ truyền thống cho con cháu nghe mỗi tối.
Thời gian nông nhàn, ông tổ chức giao lưu tại nhà cùng với các thành viên đam mê văn hóa truyền thống tại thôn. Với vốn am hiểu sâu, kỹ năng thành thạo, và có khả năng trao truyền di sản văn hóa phi vật thể, ông thường xuyên được mời tham gia các hoạt động văn hóa trong và ngoài tỉnh; tham gia truyền dạy tại các lớp tập huấn kỹ năng biểu diễn nhạc cụ, hát dân ca; các hoạt động phục dựng lễ hội do các cấp tổ chức.
Hiện ông là một trong những thành viên gạo cội của Câu lạc bộ Văn nghệ truyền thống và Câu lạc bộ Cồng chiêng của xã Lìa. Ông sẵn sàng chỉ dạy cho con cháu và các thành viên trong câu lạc bộ về nhạc cụ, dân ca cũng như các bài cúng cơ bản của các lễ hội ở địa phương.
Anh Hồ Văn Hun - một giáo viên trẻ ở thôn A Máy sau thời gian được ông Hảo chỉ dạy nay đã chơi thành thạo đàn ta lư và đang học tiếp kỹ năng thực hành khèn bè. Kiến thức anh học được từ già làng Hảo đã bổ trợ cho anh rất nhiều trong quá trình giảng dạy cho học sinh về văn hóa truyền thống dân tộc.
Anh Hun cho biết: “Tôi thấy học biểu diễn hát dân ca và nhạc cụ Pa Kô không đơn giản. Già làng Hồ Văn Hảo đã dạy cho tôi biết yêu thích, biết đam mê, từ đó có thể tiếp thu hiệu quả hơn. Tôi hy vọng các bạn trẻ sẽ dần được lan tỏa niềm yêu thích và sự đam mê đó, chung sức bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình”.
Với vai trò là già làng, Trưởng Ban Mặt trận khu dân cư thôn A Máy nhiều năm nay, ông Hảo tích cực tuyên truyền, vận động con cháu cũng như người dân trong cộng đồng biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, góp phần xây dựng nông thôn mới ở vùng khó. “Tôi rất tự hào về vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Pa Kô.
Hiện nay, trước nguy cơ văn hóa truyền thống bị mai một, tôi mong muốn Nhà nước có các chính sách phù hợp để thế hệ như chúng tôi có cơ hội truyền dạy một cách bài bản, góp phần giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc Pa Kô”, ông Hảo nói.
Ngọc Trang
QTO - Đứng chân trên địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, sự đồng thuận của Nhân dân,...
QTO - Học tập và làm theo Bác không chỉ là những khẩu hiệu thiêng liêng, mà chính là những hành động giản dị, đời thường, gắn với từng việc làm cụ thể. Với...
QTO - Vinh dự và tự hào được mang họ Hồ của Bác, hàng chục thập kỷ trôi qua, người Vân Kiều, Pa Kô ở dãy Trường Sơn hùng vĩ một lòng theo Đảng, theo cách...
QTO - Xóm Rào và xóm Phước cùng thuộc Đội 3 (thôn Mai Đàn, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng) nhưng cách nhau bởi con sông Nhùng. Do đi đường vòng với quãng đường...
QTO - Chăm sóc sức khỏe phụ nữ khi mang thai là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dân số. Vì thế không chỉ chị em phụ nữ mà các gia...
QTO - Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây suy giảm thị lực và mù lòa hàng đầu hiện nay, đòi hỏi người dân cần nắm được các dấu hiệu bệnh...
QTO - Hiện nay, những lo toan, bộn bề của cuộc sống khiến nhiều người không mấy quan tâm đến sức khỏe tâm thần. Hiểu điều đó, một nhóm sinh viên người...
QTO - Ở Khu phố 7, Phường 5, TP. Đông Hà, nhiều người không còn xa lạ với hình ảnh bà Đinh Thị Thanh (sinh năm 1945) sáng sáng dắt chiếc xe đạp đi khắp nơi...
QTO - Năm học 2024-2025 gần kết thúc, cũng là lúc nhiều phụ huynh có con sắp vào lớp 1 tìm nhiều cách để cho con học trước chương trình vì lo ngại con sẽ...
QTO - Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Triệu Phong có 550 liệt sĩ đang yên nghỉ, trong đó có liệt sĩ Nguyễn Huy (sinh năm 1940), quê ở xã Nam Hùng, huyện Nam Đàn,...
QTO - Trên sân khấu nghệ thuật, nhiều người biết đến diễn viên Trường Thịnh với các vai diễn có chiều sâu nội tâm. Trong cuộc sống đời thường, mọi người...