
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những năm qua, huyện Hướng Hóa luôn quan tâm huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung đội ngũ giáo viên để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Hướng Hóa, diện mạo giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đáp ứng yêu cầu phát triển quê hương, đất nước.
Nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Mầm non Xy, huyện Hướng Hóa - Ảnh: N.T.H
Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, Hướng Hóa có nhiều sáng kiến phát triển quy mô mạng lưới trường lớp đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế như trường phổ thông dân tộc bán trú, trường mầm non tư thục, nhóm lớp mẫu giáo độc lập…, đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương.
Hiện nay, toàn huyện có 60 trường học; trong đó có 26 trường mầm non (MN), 11 trường tiểu học (TH), 8 trường trung học cơ sở (THCS), 10 trường TH&THCS, 3 trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS, 1 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, 1 trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ngoài ra, cấp học MN có 110 điểm trường, cấp học TH có 79 điểm trường lẻ ở xa trung tâm. Từ các nguồn lực đầu tư của trung ương, địa phương và huy động xã hội hóa, thời gian qua huyện đã từng bước xóa dần phòng học tạm, mượn ở các điểm trường lẻ của các trường MN, TH; chú trọng công tác đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện Kế hoạch số 95 ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025, UBND huyện Hướng Hóa ban hành Kế hoạch số 383 ngày 22/7/2021, phấn đấu đến năm 2025 mục tiêu có 34 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 58,62%.
Theo đó, hằng năm, UBND huyện đưa chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
Đồng thời, giao Phòng GD&ĐT phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các trường MN, PT thường xuyên rà soát các tiêu chí để tham mưu chính quyền các cấp chỉ đạo tổ chức thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đề ra. Bằng các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, giai đoạn 2021-2022 toàn huyện đã huy động được nguồn lực đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia với kinh phí hơn 39 tỉ đồng.
Tổng số trường đăng ký xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2022 là 11 trường. Kết quả đã công nhận đạt chuẩn quốc gia 4 trường, gồm các trường MN Tân Liên, Tân Lập, Bình Minh Khe Sanh, Hướng Việt, đạt tỉ lệ 36,3%.
Riêng các trường MN Tân Hợp, Tân Long; Trường TH số 2 Lao Bảo; Trường THCS Lao Bảo, Trường TH&THCS Tân Thành, Tân Hợp, Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện chưa đủ điều kiện đánh giá ngoài nên chưa được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Đến cuối năm 2022, huyện Hướng Hóa duy trì 12/58 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 20,68%.
Có thể khẳng định, với xuất phát điểm thấp, nhiều xã điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, những nỗ lực xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia của huyện Hướng Hóa rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành GD&ĐT Hướng Hóa đứng trước nhiều khó khăn, thách thức để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, do cơ sở vật chất một số trường học trên địa bàn xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu.
Quy mô trường lớp nhỏ lẻ, các trường có nhiều điểm trường; nhiều địa phương chưa có quỹ đất mở rộng, xây dựng thêm các công trình phục vụ dạy và học theo quy định của Bộ GD&ĐT; công tác xã hội hóa giáo dục còn khó khăn, chưa xây dựng được cơ chế huy động sự đóng góp của Nhân dân nhằm tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học…, cũng là trở lực đối với công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở Hướng Hóa.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2023- 2025, trên địa bàn huyện Hướng Hóa có thêm 9 trường đăng ký xây dựng trường chuẩn quốc gia, gồm Trường THCS Hướng Tân, Trường MN Hướng Tân, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Hướng Phùng, Trường TH Hướng Phùng, Trường THCS Thuận, Trường MN Thuận, Trường TH&THCS A Túc, Trường TH&THCS A Xing, Trường MN A Xing.
Tổng nguồn vốn dự kiến huy động xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia hơn 69 tỉ đồng. Để công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Hướng Hóa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, ngoài sự nỗ lực cố gắng của ngành GD&ĐT, rất cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Phạm Trọng Hổ cho biết, trong chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia những năm qua, huyện đã tập trung ưu tiên bổ sung biên chế, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn, số lượng và chất lượng theo yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia.
Ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn xây dựng cơ bản của huyện để đầu tư có trọng điểm cho các trường đăng ký xây dựng trường học đạt chuẩn. Lập quy hoạch và bố trí quỹ đất đảm bảo đủ điều kiện xây dựng trường học đạt chuẩn theo quy định. Bên cạnh đó, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn lập quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp học theo hướng đạt chuẩn.
Thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hướng Hóa tiếp tục ưu tiên đầu tư nguồn lực xóa phòng học mượn, xuống cấp, xây dựng thêm nhiều trường học đạt chuẩn quốc gia có cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Thanh Hải
QTO - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm tiền thân là Trường cấp 2 Triệu Phong 3, được thành lập năm 1975 tại xã Triệu Ái, nay là thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong. Năm 2001, trường được đổi tên thành Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm.
QTO - Với chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục phù hợp và những giải pháp đầu tư đúng đắn, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị có bước phát triển đáng kể cả về quy mô trường lớp lẫn chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, so với yêu cầu chuẩn mới về trường chuẩn quốc gia (CQG) và Luật Giáo dục thì ngành GD&ĐT Quảng Trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần tập trung giải quyết để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.
QTO - Sáng 21/7, Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp phối hợp với Ban Tổ chức SEAS khai giảng Trường hè Khoa học và Kỹ thuật Ứng dụng miền Trung 2025.
QTO - Đó là câu chuyện về em Trần Tuấn Kiệt và Nguyễn Thị Như Quỳnh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Quảng Trị, phường Quảng Trị. Cùng xuất sắc đạt tổng số...
QTO - Vượt qua các đội thi xuất sắc ở khu vực miền Trung, nhóm học sinh đến từ Trường THPT Vĩnh Linh, xã Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã vươn lên đoạt giải...
Đề cập đến nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư trường phổ thông nội trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở tại...
QTO - Chiều 17/7, đoàn công tác Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Savannakhet (Lào) do Phó Giám đốc Sở Bokeo Keophavanh làm trưởng đoàn có buổi tham quan, chia...
QTO - Giữa núi rừng biên giới thuộc xã Lìa, tỉnh Quảng Trị, cán bộ, giáo viên Trường tiểu học và THCS A Túc hàng ngày vẫn cần mẫn “gieo chữ”, mang tri thức...
QTO - Không áp lực bài vở, được thỏa thích tham gia các hoạt động hè vui, bổ ích là mong muốn của rất nhiều trẻ em. Và trẻ chỉ thực sự có được mùa hè vui,...
QTO - Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên thực hiện giảng dạy môn Tiếng Anh và Tin học bắt buộc cho khối lớp 3 theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT)...