Cập nhật:  GMT+7

Những kết quả nổi bật từ xây dựng đời sống văn hoá ở Triệu Phong

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương huyện Triệu Phong đã gắn kết và phát huy vai trò của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện (Ban chỉ đạo) chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về mục đích, yêu cầu của phong trào này và công tác gia đình gắn với các phong trào thi đua chào mừng những sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Hình thức tuyên truyền luôn hướng đến người dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh của thôn, xóm, bằng pa nô, áp phích cũng như lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Những kết quả nổi bật từ xây dựng đời sống văn hoá ở Triệu Phong

Lễ cầu Thần Kim Quy trong chuỗi hoạt động tại Lễ hội chợ Đình Bích La dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn - Ảnh: N.V

Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo huyện tham mưu Ban chỉ đạo huyện tập trung chỉ đạo công tác xây dựng “Thôn văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa” theo Nghị định số 122 ngày 17/9/2018 của Chính phủ và Hướng dẫn số 1069 ngày 12/10/2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo huyện triển khai đến ban chỉ đạo các xã, thị trấn, ban điều hành thôn, khu dân cư tiến hành đăng ký danh hiệu văn hóa. Trong năm 2023, có 92/92 thôn, khu dân cư đăng ký danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, đạt tỉ lệ 100%. Việc công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa” cuối năm được tiến hành theo kế hoạch và trên cơ sở đăng ký đầu năm của các địa phương.

Để đánh giá tình hình triển khai thực hiện và kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo xã, thị trấn, ban điều hành thôn, khu dân cư cũng như chất lượng phong trào trên địa bàn huyện, Ban chỉ đạo huyện đã ban hành Kế hoạch số 198 ngày 29/11/2023 thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra, đánh giá hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và công tác gia đình năm 2023 đối với các xã, thị trấn. Kết quả, trong năm 2023 có 100% thôn, khu dân cư đạt danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”.

Đối với nội dung xây dựng gia đình văn hóa được địa phương lồng ghép trong các mô hình xây dựng gia đình hiếu học, gia đình sản xuất- kinh doanh giỏi, gia đình không sinh con thứ 3 trở lên, gia đình không có tội phạm... đi vào thực chất nên số lượng gia đình đăng ký và được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” nhiều thôn, khu dân cư đạt 100%.

Hoạt động của các câu lạc bộ: phụ nữ với pháp luật; gia đình hạnh phúc; bà mẹ và trẻ em gái phòng, chống xâm hại tình dục... ở nhiều địa phương hoạt động có hiệu quả. Nhiều mô hình duy trì hoạt động tốt như “Gia đình khuyến học, khuyến tài”, “Gia đình sản xuất- kinh doanh giỏi”; “Gia đình không có người vi phạm pháp luật”... đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới. Năm 2023 có 25.319/25.833 hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt 98%.

Nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho người dân, huyện quan tâm huy động nguồn lực đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và xây dựng đô thị văn minh.

Đến nay, toàn huyện có 17/18 xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, 17/18 xã, thị trấn có trung tâm văn hóa, thể thao, 100% thôn, khu dân cư có nhà văn hóa, khu thể thao, trong đó có 75/92 nhà văn hoá, khu thể thao thôn đạt chuẩn, 65/92 thôn có khu vui chơi dành cho người già và trẻ em. Các thiết chế văn hoá, thể thao từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, đám tang, hoạt động lễ hội luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Qua thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo sự trang trọng và phong tục của địa phương.

Đặc biệt trong năm 2023, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã phát động và nhân rộng mô hình sử dụng USB, đĩa nhạc tang lễ thu sẵn thay cho đội nhạc lễ giúp tiết kiệm cho người dân. Kết quả có 71/92 thôn, khu dân cư của 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện phát động và thực hiện...

Năm 2024, huyện Triệu Phong đặt ra mục tiêu phấn đấu có từ 97% trở lên hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 97% trở lên thôn, khu dân cư được công nhận danh hiệu “Thôn, khu dân cư văn hóa”, 98% xã, thị trấn có trung tâm văn hóa- thể thao, 98% xã, thị trấn có điểm sinh hoạt, vui chơi dành cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, thị trấn Ái Tử được công nhận lại đạt chuẩn văn minh đô thị, 98% thôn, khu dân cư có nhà văn hóa - khu thể thao đạt chuẩn.

Để đạt được mục tiêu đó, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Triệu Phong Đặng Sỹ Dũng cho biết, Ban chỉ đạo huyện và các cấp, ngành địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Nhân dân về ý nghĩa của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực, phù hợp.

Đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc thực hiện tốt phong trào. Cùng với đó, làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình để động viên phong trào ở các cơ quan, đơn vị, địa phương...

Nguyễn Vinh

Tin liên quan:
  • Những kết quả nổi bật từ xây dựng đời sống văn hoá ở Triệu Phong
    Những kết quả nổi bật từ phong trào thi đua đặc biệt

    Hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt do Công an tỉnh triển khai, công an các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã xây dựng nội dung thi đua cụ thể, tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ đăng ký thực hiện, tạo khí thế sôi nổi trong toàn lực lượng.

  • Những kết quả nổi bật từ xây dựng đời sống văn hoá ở Triệu Phong
    Những kết quả nổi bật từ một mô hình

    Sau một thời gian triển khai xây dựng, duy trì và nhân rộng, đến nay, mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh, trật tự và chung tay xây dựng nông thôn mới” đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Mô hình này góp phần xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền với Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng nông thôn mới.


Nguyễn Vinh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hai học sinh thay nhau cõng bạn đến trường

Hai học sinh thay nhau cõng bạn đến trường
2024-03-21 05:00:00

QTO - Gần một năm nay, hai em Hồ Anh Tân và Hồ Văn Phát, dân tộc Vân Kiều, học sinh lớp 2A6 điểm trường khu vực lẻ Pa Nho, Khối 6, thị trấn Khe Sanh thuộc...

Nguyễn Sỹ Nhật Tân - Bí thư chi đoàn giỏi

Nguyễn Sỹ Nhật Tân - Bí thư chi đoàn giỏi
2024-03-20 05:00:00

QTO - Là một cán bộ đoàn trách nhiệm, nhiệt huyết, nhất là trong các hoạt động thể thao, những năm qua, anh Nguyễn Sỹ Nhật Tân (sinh năm 1987), Phó Bí thư...

Trao cho em thơ nụ cười

Trao cho em thơ nụ cười
2024-03-19 06:42:00

QTO - Với tinh thần “Vì đàn em thân yêu”, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã có nhiều hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Những công...

Một cán bộ công đoàn tiêu biểu

Một cán bộ công đoàn tiêu biểu
2024-03-18 05:45:00

QTO - Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, cô giáo Lê Thị Sương luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ...

Trao yêu thương từ chiếc áo dài

Trao yêu thương từ chiếc áo dài
2024-03-18 05:40:00

QTO - Hơn 3 năm qua, Chương trình “Áo dài yêu thương” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phát động lan tỏa rộng rãi trong nữ cán bộ, đoàn viên, công nhân,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long