Cập nhật:  GMT+7

Hai học sinh thay nhau cõng bạn đến trường

Gần một năm nay, hai em Hồ Anh Tân và Hồ Văn Phát, dân tộc Vân Kiều, học sinh lớp 2A6 điểm trường khu vực lẻ Pa Nho, Khối 6, thị trấn Khe Sanh thuộc Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh, huyện Hướng Hóa tình nguyện thay nhau cõng, giúp đỡ bạn học cùng lớp là Hồ Thanh Lâm, bị khuyết tật bẩm sinh đến trường. Hình ảnh của ba em gắn bó nhau như hình với bóng đã khiến giáo viên, học sinh trong trường, những người chứng kiến không khỏi cảm động và khen ngợi.

Hai học sinh thay nhau cõng bạn đến trường

Tân (bên trái), Phát (bên phải) luôn tình nguyện giúp Lâm trong học tập, hoạt động ở trường - Ảnh: M.L

Khi sinh ra, Lâm không may mắn được lành lặn như bao người khác, đôi chân của em bị teo, co quắp lại. Hoàn cảnh gia đình của em thuộc diện đặc biệt khó khăn, Lâm là con trai út trong gia đình đông con, bố mất sớm, mẹ thường xuyên đau ốm, cuộc sống của gia đình luôn thiếu trước hụt sau.

Lớn lên với thân hình gầy yếu, Lâm không thể tự di chuyển được bằng chân mà phải dùng tay rất khó khăn. Mặc dù khiếm khuyết đôi chân nhưng Lâm rất thích đi học. Thương con, cứ vào sáng sớm mẹ cõng em đến trường rồi vội vàng lên rẫy.

Nhưng giờ tan học, mẹ thường không về kịp, em phải ngồi ở lớp đợi khá lâu hoặc nhờ người thân cõng về. Đến lớp, Lâm nỗ lực chủ động di chuyển bằng tay để đến vị trí ngồi học hoặc ra sân chơi nhưng rất khó khăn, nhiều lúc bất lực ngồi một chỗ.

Hoàn cảnh gia đình của Tân và Phát cũng rất khó khăn. Tuy nhà không gần nhau nhưng ba bạn chơi với nhau rất thân. Hằng ngày, nhìn thấy Lâm khó khăn trong việc di chuyển đi lại, Tân và Phát tự nguyện làm “đôi chân” cho bạn.

Hai bạn thay phiên nhau cõng Lâm đến lớp và về nhà, di chuyển ra sân chơi hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa tập thể. Khi thì người cõng bạn, người xách cặp sách; khi thì người bế bạn lên ghế, người cất đồ dùng cá nhân cho bạn. Các giờ ngoại khóa ở sân trường thì người cõng bạn, người cầm ghế.

Vào giờ ra chơi, hai bạn lại cõng Lâm ra sân, kiếm trò chơi chung phù hợp để bạn không phải tủi thân một mình. Đến giờ tan học, sợ Lâm đợi mẹ lâu sẽ buồn tủi, Tân và Phát thường xuyên cõng bạn về nhà rồi mới yên tâm ra về.

Vì vậy, cả ba bạn đều gắn bó, thân thiết cùng học cùng chơi. “Thấy bạn Lâm không thể tự đến trường, di chuyển trong lớp và tham gia các hoạt động của lớp, trường nên chúng em giúp đỡ bạn với mong muốn Lâm được đi học, vui chơi như các bạn cùng trang lứa. Chúng em sẽ tiếp tục giúp đỡ để bạn cùng tiến bộ”, Phát chia sẻ.

Ngoài việc giúp bạn trong việc di chuyển đến lớp, về nhà và các hoạt động ngoại khóa ở trường, Tân và Phát còn giúp Lâm ôn bài vào giữa giờ, hỗ trợ bạn đọc, viết thành thạo hơn; quan tâm, động viên giúp Lâm vượt qua mặc cảm, tự ti để hòa nhập cùng tập thể, vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Lâm xúc động nói: “Em rất vui, cảm ơn hai bạn Tân và Phát đã giúp em đi học chuyên cần hơn. Mỗi khi mẹ và chị bận việc thì đã có hai bạn giúp đỡ đến trường nên em không phải nghỉ học ở nhà nữa. Em hứa sẽ cố gắng học tập tốt để không phụ lòng mẹ, thầy cô và hai người bạn thân đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ em vượt khó”.

Khi nhắc đến “bộ ba” học trò người Vân Kiều yêu quý của mình là Lâm - Tân - Phát, cô giáo Ngô Thị Ninh, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A6, điểm trường khu vực lẻ Pa Nho cho biết: “Không chỉ tôi mà các thầy cô giáo, học sinh trong trường rất cảm động trước tình cảm chân thành, đáng quý của Tân và Phát dành cho Lâm.

Tôi luôn động viên, khuyến khích Lâm - Tân - Phát nói riêng, học sinh trong lớp nói chung cần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Tân và Phát là tấm gương sáng về tinh thần tương thân tương ái, xứng đáng để các bạn học tập, noi theo”.

Minh Long

Tin liên quan:
  • Hai học sinh thay nhau cõng bạn đến trường
    Đồng hành với học sinh khó khăn đến trường

    Đó là những hoạt động thường xuyên đã và đang được Trường THCS Trần Hưng Đạo ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ thực hiện nhiều năm nay nhằm động viên, giúp đỡ, hỗ trợ học sinh trong trường có hoàn cảnh gia đình khó khăn có thêm động lực để tiếp tục đến trường.

  • Hai học sinh thay nhau cõng bạn đến trường
    Hồ Minh Tương, cậu học trò nghèo 3 năm đưa bạn khuyết tật đến trường

    3 năm qua, dù nắng hay mưa, sáng sớm hay tối muộn em Hồ Minh Tương, học sinh lớp 9A - Trường THCS - THPT Đakrông 2, huyện Đakrông vẫn cõng bạn Lưu Quang Vũ đến trường. Hình ảnh của đôi bạn là câu chuyện đầy nghị lực, tình yêu thương, sẻ chia của lứa tuổi học trò.


Minh Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lợi ích kép từ việc giữ nghề truyền thống

Lợi ích kép từ việc giữ nghề truyền thống
2024-10-22 05:40:00

QTO - Vì nỗi lo cơm áo, một bộ phận người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông từng phải quay lưng với nghề mà cha ông để lại. Thực tế ấy nay đã thay đổi. Ngày...

Nguyễn Sỹ Nhật Tân - Bí thư chi đoàn giỏi

Nguyễn Sỹ Nhật Tân - Bí thư chi đoàn giỏi
2024-03-20 05:00:00

QTO - Là một cán bộ đoàn trách nhiệm, nhiệt huyết, nhất là trong các hoạt động thể thao, những năm qua, anh Nguyễn Sỹ Nhật Tân (sinh năm 1987), Phó Bí thư...

Trao cho em thơ nụ cười

Trao cho em thơ nụ cười
2024-03-19 06:42:00

QTO - Với tinh thần “Vì đàn em thân yêu”, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã có nhiều hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Những công...

Một cán bộ công đoàn tiêu biểu

Một cán bộ công đoàn tiêu biểu
2024-03-18 05:45:00

QTO - Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, cô giáo Lê Thị Sương luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ...

Trao yêu thương từ chiếc áo dài

Trao yêu thương từ chiếc áo dài
2024-03-18 05:40:00

QTO - Hơn 3 năm qua, Chương trình “Áo dài yêu thương” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phát động lan tỏa rộng rãi trong nữ cán bộ, đoàn viên, công nhân,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết