{title}
{publish}
{head}
Ma túy ngày càng len lỏi sâu vào các bản làng, nơi nhận thức pháp luật về phòng, chống ma túy của người dân còn hạn chế. Số người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phạm tội về ma túy tăng nhanh, tạo nên sự lo lắng, bất an cho các gia đình và cộng đồng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội ở các địa phương trên tuyến biên giới. Hầu hết các vụ án ma túy do người DTTS thực hiện đều có hành vi giản đơn nhưng tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Lê Thiết Hùng xét xử một vụ án ma túy -Ảnh: H.N
Im lặng nghe và im lặng làm
Đó chính là điều khiến già làng Hồ Đối (sinh năm 1946) ở thôn Hà Lệt, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, trăn trở đêm ngày. Thôn Hà Lệt có 100% đồng bào DTTS sinh sống. Trong tổng số 141 hộ dân thì có đến 41 hộ nghèo và 71 hộ cận nghèo. Vậy mà nơi đây lại được coi là điểm nóng về ma túy của tỉnh.
Những năm gần đây, tội phạm ma túy ở địa bàn này có những diễn biến phức tạp. Trong hai năm 2022, 2023, thôn Hà Lệt có 12 đối tượng bị đưa ra xét xử về tội ma túy, trong đó có người bị tuyên mức án cao nhất. Năm 2023, thôn có 34 đối tượng sử dụng ma túy nhưng trên thực tế, con số này có thể cao hơn.
Là “cây cao bóng cả” của bản làng, lời nói của già Hồ Đối rất quan trọng đối với người dân. Tuy nhiên, khi nói đến ma túy, già rất trăn trở: “Lớp trẻ bây giờ lạ lắm, thay đổi nhiều lắm. Già nói chúng im lặng nghe nhưng vẫn cứ im lặng làm điều chúng muốn”.
Theo già Hồ Đối, tuy vẫn là một thôn nghèo nhưng từ năm 2000 đến nay, Hà Lệt đã có nhiều đổi thay. Cuộc sống phát triển kéo theo nhiều cám dỗ khiến những lời khuyên răn, dạy bảo của mẹ cha và người có uy tín trong thôn bị lớp trẻ xếp vào một góc. Vậy nhưng với trách nhiệm của mình, già vẫn cứ khuyên bảo thanh niên trong thôn tránh xa ma túy.
Hôm Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh xét xử vụ án của Hồ Lăng tại thị trấn Lao Bảo, già vận động người dân và thanh niên thôn Hà Lệt tham dự phiên tòa. “Trước là để chia sẻ với gia đình, sau để dân bản thấy ma túy lấy đi mạng sống người khác dễ dàng đến mức nào mà tránh xa. Sau phiên tòa, già về tập hợp bọn trẻ, nói nên lấy Hồ Lăng làm bài học, đừng nghe người xấu mà vận chuyển ma túy”, già Hồ Đối chia sẻ.
Từ ngày hai anh em Hồ A Xuân bị kết án, ngôi nhà của họ trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Hôm chúng tôi đến, nhà không có bóng người. Bác ruột Xuân nhà cạnh bên vội sang đón khách. Nhắc đến chuyện buồn của gia đình, người bác không nén được tiếng thở dài: Biết anh em Xuân nghiện từ lâu nhưng ba mẹ nói chúng không nghe, các chú, các bác góp ý cũng không nghe nên đến khi bị bắt không ai ngạc nhiên. Chỉ tội mẹ của hai đứa vốn mắc chứng bệnh đau đầu trầm trọng, nay vì chuyện các con càng thêm suy kiệt.
Già làng Hồ Đối luôn răn dạy người dân trong bản tránh xa ma túy -Ảnh: L.T
Cùng chung quan điểm này, trưởng thôn Thuận 1, xã Thuận, huyện Hướng Hóa Hồ Văn Xuông (sinh năm 1995) cho hay, để góp phần ngăn ngừa ma túy xâm nhập, thôn vận động người có uy tín đứng ra tuyên truyền trong phạm vi gia đình, dòng họ và cộng đồng. Vậy nhưng khi nghe người già, người có uy tín khuyên răn, một số thanh niên chỉ im lặng nghe nhưng điều họ làm là ngược lại.
Dẫn chúng tôi ra bờ sông Sê Pôn nằm sát thôn Thuận 1, anh Xuông nói: Phía bên kia là nước Lào, người dân trong thôn vẫn thường qua lại trên khúc sông này để làm ăn. Lợi dụng điều đó, nhiều đối tượng đã thuê người dân địa phương vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam bằng đường tiểu ngạch. “Hồ A Ran đã dùng chiếc xuồng mượn của anh trai để vận chuyển ma túy qua khúc sông này”, anh Xuông cho biết.
Biết sai nhưng không biết sai ở mức nào
Là người được phân công bào chữa miễn phí cho nhiều bị cáo người DTTS phạm tội về ma túy, điều khiến Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Nguyễn Lương Chính trăn trở là nhận thức về pháp luật của các bị cáo rất đơn giản. “Có bị cáo khi được hỏi trước khi nhận lời vận chuyển ma túy có biết số lượng không thì khai rằng “không biết, đưa mấy xách mấy”. Trong khi tính mạng của bị cáo lại phụ thuộc vào số lượng ma túy được thuê vận chuyển. Xét cho cùng, nhiều bị cáo vừa là đối tượng phạm tội nhưng vừa là nạn nhân của các đối tượng chủ mưu”, anh Chính cho biết.
Phần đông các bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhu cầu cần tiền tiêu xài cũng là một “động lực” khiến họ dễ dàng nhận lời vận chuyển ma túy để được trả công. Vì thế, trong quá trình tham gia các vụ án, nhiệm vụ của trợ giúp viên pháp lý là ngoài đảm bảo sự thật khách quan của vụ án còn tìm ra các tình tiết giúp bị cáo được giảm nhẹ hình phạt.
Trong nhiều vụ án được phân công làm luật sư bào chữa cho bị cáo, anh Chính đã đề nghị mức án thấp hơn đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) và được Hội đồng xét xử chấp thuận hoặc tuyên thấp hơn đề nghị của viện. Vụ án của Hồ Văn Vi (sinh năm 2000), trú tại xã Đakrông, huyện Đakrông là một ví dụ.
Do cần ma túy tổng hợp để sử dụng, bị cáo đã mua 30 viên từ một người đàn ông không rõ lai lịch tại chợ Tân Liên (Hướng Hóa). Với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, VKSND huyện Đakrông đã đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo từ 30-36 tháng tù. Tìm hiểu, anh Chính biết hoàn cảnh gia đình bị cáo quá khó khăn.
Sau khi Vi bị bắt, người vợ đã bỏ đi để lại hai con nhỏ cho ông bà nội nuôi, mà gia cảnh của ông bà lại quá nghèo. Cùng với một số tình tiết khác, anh Chính đã đưa ra quan điểm bào chữa, từ đó đề xuất mức án 20-24 tháng tù. Hội đồng xét xử sau đó tuyên bị cáo 27 tháng tù giam.
Là trợ giúp viên pháp lý, chị Lê Đỗ Diệu Huyền cũng từng được phân công bào chữa cho nhiều bị cáo người DTTS phạm tội về ma túy, trong đó có vụ án Hồ A Ran. Nhắc đến vụ án này, chị trăn trở: “Ngay từ bản hỏi cung đầu tiên, Hồ A Ran đã hỏi người bào chữa rằng: Bao giờ em được về?, trong khi bị cáo này có hành vi vận chuyển trái phép hơn 6 kg ma túy. Đa số các bị cáo đều biết hành vi của mình là sai nhưng không biết sai ở mức nào. Trong những tình huống như vậy, người bào chữa không trả lời ngay mà phải giải thích từ từ cho bị cáo hiểu”.
Phần lớn bị dụ dỗ, lôi kéo
Các vụ án về ma túy được đưa ra xét xử có chiều hướng gia tăng, kéo theo nhiều bản án có khung hình phạt cao nhất được tuyên. Có thời điểm như vào tháng 11/2022, TAND tỉnh đưa ra xét xử 2 vụ ma túy với 7 bị cáo thì có đến 6 bị cáo bị tuyên án tử hình, trong đó có 3 bị cáo người DTTS. Hiện khu vực giam người bị kết án tử hình tại Nhà tạm giam Công an tỉnh đang quản lý, giam giữ hơn 30 người, trong khi đó nơi đây chỉ đáp ứng việc giam giữ 12 bị cáo.
Nói đến nguyên nhân của tình trạng gia tăng tội phạm ma túy trong người DTTS, Phó Chánh án TAND tỉnh Lê Thiết Hùng cho biết: Trình độ dân trí thấp, lối sống hiện đại tác động khiến một số người muốn kiếm tiền nhanh... chính là những nguyên nhân khiến nhiều thanh niên DTTS bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội.
Nhiều thanh niên DTTS có trình độ nhận thức kém và một số thanh niên lêu lỏng, không có việc làm (chủ yếu là các đối tượng nghiện) bị các đối tượng mua bán ma túy ở ngoại biên và nội địa lôi kéo, mua chuộc làm chân rết, trung gian trong đường dây vận chuyển ma túy. Phía bên kia biên giới là những tụ điểm ma túy mà đối tượng cầm đầu hoạt động chuyên nghiệp. Chúng luôn tìm mọi cách mua chuộc người dân ở vùng biên giới tham gia vào các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.
Nguy hiểm hơn, những đối tượng này luôn “tạo điều kiện” để người dân sập bẫy bằng cách cho mua nợ ma túy mang về bán; cho sử dụng ma túy, từ đó lệ thuộc và tham gia vận chuyển, tàng trữ, giúp sức cho các hành vi phạm tội...
“Bị cáo hôm nay phạm tội và đối diện với án tử nhưng hôm qua vẫn là một nông dân chân chất. Con đường phạm tội của họ rất đơn giản, hầu như không hề có một sự tính toán nào trước đó. Khi hỏi động cơ, mục đích gây án, các bị cáo đều ngơ ngác. Họ chỉ thấy cái lợi trước mắt”, thẩm phán Hùng chia sẻ.
Vụ án của Hồ Văn Đeng (sinh năm 1995) là ví dụ. Bị cáo này sinh sống tại xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, ngày lên rẫy, tối về quây quần bên vợ và 2 con nhỏ. Một ngày đầu năm 2022, có một người Lào gọi điện thuê vận chuyển ma túy trả công 40 triệu đồng, Đeng đồng ý ngay và rủ thêm bạn là Hồ Văn Ơi cùng tham gia.
Khi cả hai vừa lấy hàng thì bị lực lượng chức năng phát hiện. Đeng sa lưới, Ơi bỏ trốn mấy ngày rồi ra đầu thú. Số ma túy bị thu giữ lên đến hơn 9,9 kg loại ketamine và hơn 1,4 kg heroin. Tháng 7/2022, TAND tỉnh tuyên Đeng án tử hình, đồng phạm án chung thân.
Qua thực tiễn xét xử nhiều vụ án ma túy có bị cáo là người DTTS, Phó Chánh án TAND tỉnh Lê Thiết Hùng nhận thấy đa phần các bị cáo đều bị dụ dỗ, lôi kéo. Hành vi phạm tội của các bị cáo rất đơn giản nhưng mức độ theo quy định của pháp luật lại rất nghiêm trọng. Khi xét xử, các thẩm phán buộc phải tuyên mức án nghiêm khắc theo đúng quy định pháp luật trong khi biết bị cáo chỉ là đối tượng có vai trò đồng phạm làm theo, không phải là đối tượng chủ mưu, cầm đầu...
Các đường dây ma túy lớn thường khó tìm ra đối tượng cầm đầu, chủ mưu nên chỉ xét xử đối tượng được thuê vận chuyển. Do đó, đối tượng được thuê này bị bắt sẽ có đối tượng khác thay thế. Cái vòi bạch tuộc cứ thế vươn dài nếu không “chặt đứt” được những kẻ cầm đầu, chủ mưu, khởi xướng.
Điều nhức nhối là các bị cáo phạm tội về ma túy đa phần trong độ tuổi đoàn viên, thanh niên. Thực trạng này đòi hỏi các tổ chức đoàn cơ sở cần có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn ma túy hủy hoại thế hệ trẻ.
Lâm Thanh - Phan Hoài Hương
Bài 3: Đừng để ma túy hủy hoại thanh niên dân tộc thiểu số
QTO - Thời gian qua, nhiều hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bị hư hỏng, hoạt động chập chờn, đặc biệt là thời điểm có mưa kéo...
QTO - Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề quan trọng được các cấp, ngành hữu quan chú trọng thực hiện kiểm tra, giám sát, nhất là vào dịp tết...
QTO - Là một cán bộ đoàn trách nhiệm, nhiệt huyết, nhất là trong các hoạt động thể thao, những năm qua, anh Nguyễn Sỹ Nhật Tân (sinh năm 1987), Phó Bí thư...
QTO - Một thôn có 3 người bị tuyên án tử hình về ma túy; một gia đình có 2 người nhận án tử về tội danh trên... những câu chuyện này không còn là chuyện...
QTO - Với tinh thần “Vì đàn em thân yêu”, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã có nhiều hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Những công...
QTO - Khởi điểm từ một hoạt động đơn lẻ, “Ngày thứ Bảy tình nguyện hỗ trợ người dân về thủ tục hành chính” đã trở thành những đợt ra quân đồng loạt, đầy ý...
QTO - Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, cô giáo Lê Thị Sương luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ...
QTO - Hơn 3 năm qua, Chương trình “Áo dài yêu thương” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phát động lan tỏa rộng rãi trong nữ cán bộ, đoàn viên, công nhân,...
QTO - Tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc...
QTO - Ngày 17/3/2024, Hội đồng hương Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt truyền thống bà con Quảng Trị đang sinh sống, công tác, học tập tại TP....
QTO - Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, người dân quan tâm hơn đến sức khỏe và mong muốn phòng ngừa bệnh tật, trong đó có việc sử dụng vitamin...
QTO - Mẹ mất chưa bao lâu thì bố cũng mất do căn bệnh ung thư, để lại anh em Đặng Văn Tú (sinh năm 2011), hiện đang sống tại thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện...