
{title}
{publish}
{head}
QTO - Từ ngày lập lại tỉnh vào năm 1989 đến nay, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Trị không ngừng nỗ lực vươn lên khắc phục mọi khó khăn, thách thức và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị sử dụng máy cấy lúa vào sản xuất - Ảnh: SEPON GROUP
Quảng Trị thường xuyên hứng chịu nhiều loại hình thiên tai như hạn hán, lụt, bão, sâu bệnh, dịch bệnh gây hại...
Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về nhiều mặt của địa phương. Để vượt qua những khó khăn, thách thức nói trên, lĩnh vực nông nghiệp tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh với nhiều giải pháp tích cực theo từng giai đoạn, hiệu quả, như: đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện giải phóng sức sản xuất, mở rộng diện tích, tăng hệ số lần gieo trồng, thay đổi cơ cấu mùa vụ, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật...
Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất sạch, bền vững, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Qua đó, tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nhóm người nghèo và cận nghèo ở nông thôn, người dân ở vùng sâu, vùng xa.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, hiệu quả, liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng...
Với sự quyết tâm, đoàn kết phấn đấu của toàn ngành và các địa phương, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đãthu được những thành tựu hết sức quan trọng. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực và đột phá theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Hình thức tổ chức sản xuất không ngừng được nổi mới từ nhỏ lẻ sang hình thành các vùng sản xuất tập trung, hàng hóa, sản xuất có liên kết, áp dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ, thân thiện với môi trường; nhiều sản phẩm chủ lực đã có mặt tại các thị trường quốc tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khu vực nông - lâm - thủy sản trong giai đoạn 1989-2024 đạt 3,8%.
Đến nay, không những vấn đề an ninh lương thực được đảm bảo mà còn hình thành vùng chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và liên kết theo chuỗi giá trị; chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp không ngừng được nâng lên, chuyển từ số lượng sang chất lượng, hiệu quả và bền vững. Sản lượng lương thực từ 11,3 vạn tấn năm 1989 lên 31,13 vạn tấn năm 2024, tăng 19,8 vạn tấn. Đến nay, diện tích lúa chất lượng cao 41.000 ha (năm 1989 không có), đạt 80% diện tích gieo trồng. Diện tích sản xuất lúa cánh đồng lớn trên 12.000 ha, đạt 110% kế hoạch.
Diện tích cây trồng liên kết và tiêu thụ sản phẩm hơn 8.100 ha; diện tích ứng dụng thiết bị bay không người lái đạt trên 10.000 ha. Diện tích cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn 1.928,74 ha, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, canh tác tự nhiên 462,04 ha; diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, an toàn thực phẩm, hướng hữu cơ đạt 1.466,7 ha. Nhiều cây trồng, vật nuôi chủ lực đã được hình thành theo chuỗi giá trị, phát huy hiệu quả như: cà phê, gạo hữu cơ, chanh leo, cây dược liệu, hồ tiêu hữu cơ...
Phương thức chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và an toàn sinh học. Toàn tỉnh hiện có 699 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (tăng 2 trang trại so với năm 2023). Hiện có 135 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, liên kết với các doanh nghiệp. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2024 đạt 63.128 tấn, tăng gấp 5,9 lần so với năm 1989. Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đã có những chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh hiện có 111 ha nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao. Tổng sản lượng khai thác thủy sản từ 4.995,6 tấn năm 1989 tăng lên 38.043 tấn năm 2024; diện tích nuôi trồng từ 41,5 ha năm 1989 lên 3.162 ha vào năm 2024.
Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện, huy động được toàn bộ hệ thống chính trị và người dân tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng không ngừng tăng lên từ 18.000 m3 năm 1989 lên 1.164.000 m3 năm 2024. Đã đầu tư nâng cấp, xây dựng mới nhiều công trình thuỷ lợi lớn và hàng trăm công trình thủy lợi nhỏ khác đảm bảo tưới tiêu ổn định cho khoảng 54.000 ha/2 vụ; ngăn mặn, giữ ngọt, chống lũ sớm, lũ tiểu mãn, chống cát bay, cát lấp...Công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu được quan tâm và tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức, biện pháp khoa học.
Chất lượng khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã ngày càng được nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh có 318 hợp tác xã(HTX) nông nghiệp và 2 liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX, tăng 8 HTX so với đầu năm 2024. Chương trình OCOP được chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả. Có 172 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm OCOP 5 sao, 33 sản phẩm OCOP 4 sao, 137 sản phẩm OCOP 3 sao.
Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh đã có 76/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 8 thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn thôn nông thôn mới; 128 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; 186 vườn hộ gia đình được công nhận vườn mẫu nông thôn mới.
Phát huy những kết quả đạt được, trên cơ sở quy hoạch vùng huyện, tỉnh, đã được phê duyệt, ngành nông nghiệp vàmôi trường tỉnh tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu để đầu tư sản xuất phù hợp.
Nghiên cứu, rà soát, bổ sung hoàn thiện hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách, tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo động lực mới cho phát triển sản xuất nông nghiệp như chính sách về tín dụng, đất đai, hỗ trợ chế biến sâu, phát triển rừng gỗ lớn, phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết. Ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách ưu đãi hỗ trợ khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, kinh tế tư nhân liên doanh liên kết, xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp. Tiếp tục đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Xây dựng và nhân rộng mô hình hoạt động hiệu quả của các HTX, tổ hợp tác, các liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy các HTX tham gia chương trình OCOP. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đảm bảo kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao khả năng kết nối sản xuất - thị trường. Thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực và trong từng lĩnh vực.
Ngọc Trang
Để kinh tế nông nghiệp ở địa phương phát triển hiệu quả, bền vững, những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai đồng bộ các chính sách của trung ương trong lĩnh ...
Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, tạo động lực để hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí khác trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng ...
Thời gian qua, huyện Đakrông từng bước khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh; huy động các nguồn lực xã hội để cơ cấu lại các ngành kinh tế, đặc biệt là ...
Ngày 8/8/2017, tại hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Gio Linh khóa XVI ban hành Kết luận số 10-KL/HU về thực hiện “Đề án cơ cấu lại ngành ...
Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước cục bộ vào mùa khô thường xuyên xảy ra, do đó nhà nước quan tâm đầu ...
Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, kể từ ngày lập lại tỉnh 1/7/1989 đến nay, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực ...
Nghị quyết số 04/NQ-HĐND tỉnh về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được điều ...
Năm 2024, sản xuất nông nghiệp huyện Gio Linh đạt kết quả nổi bật khi nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kết hoạch đề ra, là một năm được mùa toàn diện. Có được thành ...
QTO - Nắm bắt được nhu cầu người dân, bám sát điều kiện thực tế của từng vùng miền, thời gian qua, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại khu vực miền núi đã trở...
QTO - Trong bối cảnh đô thị hóa, không ít người trẻ chọn ly hương, câu chuyện của những người “quay về” làm giàu từ chính mảnh đất quê hương đã trở thành...
QTO - Nằm bên tuyến đường Hồ Chí Minh là cơ ngơi khang trang của gia đình ông Lê Quang Lợi, xã Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị. Là một cựu chiến binh (CCB) từng...
QTO - Chương trình quốc gia “mỗi xã một sản phẩm”(One Commune One Product-OCOP) triển khai trên phạm vi cả nước từ năm 2018 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg,...
QTO - Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Quảng Trị hiện đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều hạng mục trọng điểm đã hoàn thành, song vẫn còn...
QTO - Giữa bối cảnh thị trường ngập tràn các loại thực phẩm với nguồn gốc không rõ ràng, rau, củ sạch trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Dù...
QTO - Thời tiết nắng nóng, mưa bất thường khiến sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm, mầm bệnh dễ phát triển. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật...
QTO - Huyện Hải Lăng đang là khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Trị. Để hỗ trợ công nghiệp phát triển, logistics đóng vai trò như một...