
{title}
{publish}
{head}
Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, tạo động lực để hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí khác trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Để thực hiện tiêu chí thu nhập, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Mô hình nông sản sạch đang được nhân rộng tại xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị góp phần cải thiện thu nhập cho người dân - Ảnh: L.N
Trong bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, tiêu chí số 10 về thu nhập đòi hỏi chất lượng hoàn thành cao hơn giai đoạn trước. Quy định thu nhập bình quân đầu người thay đổi qua từng năm, đến năm 2025 đạt từ 53 triệu đồng/người/năm trở lên. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 76 xã đạt tiêu chí về thu nhập (chiếm 75,2%), nhiều xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao đã có mức thu nhập hoàn thành vượt chuẩn so với yêu cầu của tiêu chí.
Để có được những kết quả đó, trong những năm qua, các địa phương đã tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời phát triển mạnh ngành nghề; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.
Thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với chương trình xây dựng NTM, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên và liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm được hình thành. Kinh tế tập thể ngày càng phát huy vai trò tích cực trong quá trình phát triển KT-XH, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 318 HTX nông nghiệp và 2 liên hiệp HTX nông nghiệp; 193 HTX xếp loại khá, tốt (đạt 62,66%); 81 HTX có tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên của HTX; 23 HTX với 35 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên; có 1.981 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, trong đó có 237 tổ hợp tác có đăng ký với chính quyền địa phương...
Chương trình OCOP tiếp tục được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, toàn tỉnh có 183 sản phẩm OCOP, trong đó có 40 sản phẩm 4 sao (gồm 2 sản phẩm đề nghị hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đánh giá, công nhận hạng 5 sao), 143 sản phẩm 3 sao.
Mô hình nuôi bò 3B mang lại thu nhập khá cao tại xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị -Ảnh: L.N
Để thực hiện hiệu quả tiêu chí thu nhập trong chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao, các địa phương còn chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nhằm tăng năng suất, cải thiện thu nhập cho người dân. Thực hiện chuyển đổi hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, nhất là các ngành có thế mạnh; quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm làng nghề, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch...
Thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao mức sống, thu nhập cho người dân, quan tâm chỉ đạo giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nhiều lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn đã được triển khai cho người dân trên địa bàn.
Cùng với đó, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, thương mại- dịch vụ; khuyến khích, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phát triển; hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập...
Nhờ vậy, đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của xã Hải Lệ đạt 55,59 triệu đồng/người/năm; tỉ lệ nghèo đa chiều giảm còn 1,95%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 83,8%. Thu nhập cải thiện, đời sống của người dân địa phương được nâng lên đáng kể. Hiện nay trên địa bàn xã không có nhà tạm bợ, dột nát; 64,5% số hộ dân có nhà ở kiên cố.
Là địa phương thuần nông, để thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, NTM nâng cao, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh đã tạo điều kiện để người dân tiếp cận vốn vay ưu đãi; đào tạo nghề lao động nông thôn; tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy lợi thế địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa.
Hiện xã có sản phẩm miến ngũ sắc Loan Hảo được công nhận OCOP 3 sao, có ứng dụng chuyển đổi số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, là mô hình có liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương; sản phẩm hồ tiêu VietGap của xã đã được cấp mã vùng trồng. Đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người tại xã Hiền Thành đạt 56,5 triệu đồng/người/năm; tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 1,36%; mức độ hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng NTM đạt tỉ lệ cao (96,6%).
Trong thời gian tới, xã Hiền Thành sẽ xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện, đặc điểm, thế mạnh của địa phương nhằm phát triển sản xuất, giữ vững và nâng cao thu nhập.
Được đánh giá là tiêu chí quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng NTM nhưng thu nhập cũng là một tiêu chí khó thực hiện (nhất là đối với các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa) và khó giữ bền vững. Xác định xây dựng NTM “Chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, do vậy, thời gian tới, để giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí thu nhập, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại gắn với phát triển các ngành nghề, dịch vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp liên kết với HTX và hộ sản xuất hình thành các liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương gắn với truy xuất nguồn gốc. Chương trình mỗi xã một sản phẩm cần được triển khai toàn diện hơn để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của các địa phương trong tỉnh.
Thanh Lê
QTO - Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tích cực phối hợp với tỉnh Savannakhet (Lào) triển khai nhiều giải pháp thúc...
QTO - Các tuyến giao thông huyết mạch kết nối theo chiều Đông-Tây, giữa miền biển và khu vực miền núi để tạo ra các trục kinh tế động lực đang dần được...
QTO - Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Quảng Trị tính đến ngày 31/3/2025 chỉ mới đạt 6,5% kế hoạch tỉnh giao và đạt 8,2% kế hoạch thực tế...
QTO - Anh Võ Sĩ Lâm (sinh năm 1995), ở Phường 4, TP. Đông Hà, không phải là người đầu tiên tại Quảng Trị nuôi dúi nhưng nhờ biết cách đầu tư cộng với siêng...
QTO - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành “bệ phóng” cho nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương, khẳng định giá trị và chất lượng...
QTO - Xác định công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, huyện Hải Lăng triển khai đồng...
QTO - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), trong giai đoạn 2021-2025, ngành công thương đã tích cực phát huy vai trò,...
QTO - Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển đổi dần theo hướng hữu cơ nhằm bảo vệ môi trường sản xuất và tạo ra sản phẩm sạch. Để phục vụ cho...
QTO - Những ngày này, xã Triệu Thành nói riêng, huyện Triệu Phong nói chung tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4...
QTO - Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có vùng đất cát pha rộng lớn. Trước đây, vùng đất này gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do...
QTO - Để kinh tế nông nghiệp ở địa phương phát triển hiệu quả, bền vững, những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai đồng bộ các chính sách của trung ương...
QTO - Xác định vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực...