Cập nhật:  GMT+7

Tiếp tục tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tại phiên họp trực tuyến toàn quốc hôm nay 2/2 để đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính năm 2023, bàn phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị.

Tiếp tục tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: Trần Tuyền

Năm 2023, với phương châm “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt, tạo động lực chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện công tác CCHC của cả hệ thống hành chính và đạt được nhiều kết quả quan trọng, trên tất cả các nội dung.

Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính; tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, TTHC đang cản trở sự phục hồi, phát triển KT - XH. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 144 quy định kinh doanh; các bộ, ngành đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 628 quy định kinh doanh.

Trong năm, tỉ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các bộ, ngành đạt 28,59% và tại các địa phương đạt 39,48%; 100% bộ, ngành, địa phương đã rà soát và ban hành danh mục TTHC đủ điều kiện trong phạm vi bộ, ngành, địa phương để triển khai dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP; tỉ lệ hồ sơ trực tuyến của bộ, ngành đạt 30,4% (tăng 1,4 lần so với năm 2022), địa phương đạt 37,4% (tăng 3,7 lần so với năm 2022); tỉ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia tại các bộ, ngành đạt 45,22% và các địa phương đạt 26,86%...

Năm 2024, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, ban hành các giải pháp cụ thể, thiết thực và tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; tăng cường rà soát, tháo gỡ những rào cản về thể chế, cơ chế để nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh cải cách TTHC, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công tác CCHC năm 2023 đã tạo giá trị mới, động lực mới, khí thế mới cho giai đoạn tiếp theo. Nhằm tạo chuyển biến tích cực hơn trong công tác CCHC năm 2024, các bộ, ngành, các địa phương cần sớm tháo gỡ, khắc phục triệt để những bất cập còn tồn tại trong CCHC.

Tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ CCHC.

Tăng cường công tác tuyên truyền về CCHC; đôn đốc, theo dõi, đánh giá, thanh tra, kiểm tra; cải cách chế độ công vụ, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đẩy mạnh cải cách TTHC nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển KT - XH.

Chú trọng rà soát, tháo gỡ những rào cản về thể chế, cơ chế để nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành, địa phương.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa dịch vụ công ở các lĩnh vực có đủ điều kiện. Tiếp tục triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; chuyển đổi số quốc gia theo kế hoạch đã phê duyệt.

Trần Tuyền

Tin liên quan:
  • Tiếp tục tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC
    Công bố Chỉ số Cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của người dân năm 2020

    Chiều nay 24/6/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số CCHC (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị.

  • Tiếp tục tạo đột phá mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC
    Nâng cao đạo đức công vụ góp phần cải thiện các chỉ số cải cách hành chính

    Nhằm góp phần cải thiện, nâng cao các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI, việc chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong thực thi công vụ đóng một vai trò rất quan trọng. Nhất là đối với các cơ quan thường xuyên, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân như chế độ chính sách, bồi thường giải phóng mặt bằng, tiếp nhận các nguồn hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công y tế và giáo dục...


Trần Tuyền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long