
{title}
{publish}
{head}
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lệ Băng đã khởi động cuộc hội đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva vào sáng thứ Bảy (10/5). Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang vào đầu năm nay.
Kết quả cuộc gặp vẫn là ẩn số
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh hai bên đang chịu sức ép từ mức thuế nhập khẩu vượt ngưỡng 100%, gây tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu. Dù địa điểm đàm phán không được công bố chính thức, các nhân chứng cho biết họ đã thấy các đoàn đại biểu từ cả hai phía rời khỏi nơi ở của Đại sứ Thụy Sĩ tại Liên Hợp Quốc ở vùng ngoại ô Cologny vào buổi trưa.
Phái đoàn Mỹ, bao gồm Bộ trưởng Bessent và Đại diện Thương mại Jamieson Greer, xuất hiện với tâm trạng tích cực, trong khi các thành viên phái đoàn Trung Quốc cũng được nhìn thấy gần Hồ Geneva. Các dấu hiệu này cho thấy đây là một cuộc gặp có chuẩn bị kỹ lưỡng và kỳ vọng nhất định, dù kết quả vẫn là ẩn số.
Các nhà phân tích nhận định khả năng đạt được bước đột phá lớn sau vòng đàm phán đầu tiên là khá thấp. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố có thể giảm thuế xuống 80% với hàng hóa Trung Quốc, thay vì mức 145% hiện hành. Trong khi đó, Trung Quốc được cho là tìm kiếm một lệnh hoãn áp thuế kéo dài 90 ngày, tương tự như những gì Mỹ đã áp dụng với một số đối tác khác.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lệ Băng đã khởi động cuộc hội đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva- anh: Xinhua
Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ Guy Parmelin, người đã gặp cả hai phái đoàn vào hôm thứ Sáu, đánh giá việc các cuộc thảo luận diễn ra đã là một tín hiệu tích cực, ngay cả khi chưa có kết quả cụ thể. Ông hy vọng các cuộc gặp sẽ tiếp tục, trong khi Phó Thủ tướng Hà Lệ Băng cũng đã có cuộc trao đổi với đại diện Tổ chức Thương mại Thế giới và một số quan chức châu Âu.
Đối với Trung Quốc, cuộc gặp này là cơ hội khẳng định lập trường ủng hộ thương mại đa phương, đồng thời bác bỏ sức ép từ Mỹ yêu cầu mở cửa thị trường và tăng tiêu dùng nội địa. Bắc Kinh nhấn mạnh mọi thay đổi trong mô hình phát triển kinh tế của họ phải dựa trên nhu cầu nội tại, không phải do áp lực từ bên ngoài.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bình luận đối thoại là lựa chọn khôn ngoan hơn đối đầu, nhưng không nên hiểu là sự nhượng bộ đơn phương. Trong khi đó, phía Mỹ liên tục thúc giục Trung Quốc mở rộng thị trường và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa Mỹ.
Kịch bản về thỏa thuận tạm thời
Theo các chuyên gia, kịch bản tích cực nhất là hai bên đạt được một thỏa thuận tạm thời, chẳng hạn như giảm dần thuế quan hoặc ngừng áp thêm thuế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các vòng đàm phán sâu hơn và giảm căng thẳng trên thị trường toàn cầu.
Ông Jayant Menon, chuyên gia tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nhận định nếu hai bên đồng ý tạm hoãn các biện pháp thuế mới trong 90 ngày, đây sẽ là tín hiệu tích cực cho thị trường và nhà đầu tư toàn cầu.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cảnh báo kết quả đàm phán vẫn phụ thuộc vào sự nhượng bộ từ cả hai phía. Nếu Mỹ không đồng ý giảm thuế ngay lập tức, hoặc Trung Quốc từ chối các yêu cầu thay đổi mô hình kinh tế, căng thẳng thương mại có thể tiếp tục leo thang.
Giáo sư Alexander Vuving tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Daniel K. Inouye ở Hawaii nhấn mạnh ngay cả khi đạt được thỏa thuận “mềm”, điều này vẫn có ý nghĩa tích cực trong việc duy trì kênh đối thoại. Ông cảnh báo quá trình đàm phán có thể kéo dài, đòi hỏi nhiều vòng trao đổi tiếp theo.
Mặt khác, nếu đàm phán thất bại, tác động tiêu cực sẽ lan rộng, đặc biệt là với nền kinh tế toàn cầu. Chuyên gia Dong Jinyue từ BBVA dự báo nếu Mỹ tiếp tục nâng thuế nhập khẩu, tổng mức thuế có thể lên tới 245%, làm giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc khoảng 1 điểm phần trăm mỗi năm.
Long Hải
Ngày 13/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tiến hành cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Cuộc gặp diễn ra trong không khí thân mật,...
QTO - Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kristi Noem cho biết đang tiến hành thảo luận với chính quyền của 5 bang về việc xây dựng các trung tâm tạm giữ người...
Ngày 12/7, Ba Lan đã có động thái quân sự quyết liệt khi điều động máy bay chiến đấu và nâng cao mức sẵn sàng phòng không để bảo vệ không phận sau các cuộc không kích vào...
Trả lời phỏng vấn của báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines - Theresa Lazaro nhấn mạnh quan điểm của Philippines là không nên mất quá nhiều thời gian trong hoàn tất COC.
Vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Mỹ về các vấn đề song phương có thể diễn ra vào cuối mùa hè này. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang...
Tổng thống Donald Trump ngày 9/7 thông báo Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 50% đối với kim loại đồng nhập khẩu từ ngày 1/8.
Ngày 8/7, các Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức “bật đèn xanh” để Bulgaria chuyển sang sử dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Sự kiện...
QTO - Châu Âu đang đối mặt cuộc khủng hoảng nhân lực y tế khi hàng triệu y tá nghỉ hưu, trong khi người trẻ không muốn gia nhập ngành. Bulgaria là điểm...
QTO - Trên thị trường tài chính toàn cầu, từ tiền điện tử đến cổ phiếu đều tăng giá sau thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Anh.
QTO - Trong khi các quốc gia Đông Âu bày tỏ lo ngại về kế hoạch REPowerEU do hiện đang phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga, nguy cơ giá cả tăng cao và thiếu...
QTO - Ấn Độ đang khẩn trương tập trận phòng thủ toàn quốc giữa nguy cơ xung đột với Pakistan. Động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan đã...
QTO - Giáo hội Công giáo bước vào thời khắc quan trọng khi chuẩn bị bầu Tân Giáo hoàng kế nhiệm Đức Francis. Giữa những chia rẽ nội bộ và thách thức toàn...