
{title}
{publish}
{head}
Giáo hội Công giáo bước vào thời khắc quan trọng khi chuẩn bị bầu Tân Giáo hoàng kế nhiệm Đức Francis. Giữa những chia rẽ nội bộ và thách thức toàn cầu, tín hữu khắp thế giới đặt nhiều kỳ vọng vào một nhà lãnh đạo mới đủ sức dẫn dắt và thúc đẩy đức tin.
Vào ngày 7/5/2025, mật nghị Hồng y (Conclave) sẽ chính thức bắt đầu tại Nhà nguyện Sistine, Vatican, với sự tham gia của 133 Hồng y cử tri đến từ 71 quốc gia - con số cao kỷ lục trong lịch sử Giáo hội Công giáo. Sự kiện được mong chờ này không chỉ nhằm tìm ra người kế nhiệm Đức Giáo hoàng Francis, khi ông vừa qua đời ở tuổi 88 sau 12 năm lãnh đạo, mà còn mang theo kỳ vọng về hướng đi tương lai của một Giáo hội có hơn 1,4 tỷ tín đồ trên toàn thế giới.
An ninh tuyệt đối bao trùm mật nghị tại Vatican
Vatican đang tiến hành các biện pháp an ninh và kiểm soát thông tin nghiêm ngặt bậc nhất thế giới hiện nay. Theo hãng thông tấn Ý ANSA và Đài RAI, mọi tín hiệu điện thoại di động tại Vatican sẽ bị vô hiệu hóa từ chiều 7/5, trước giờ các Hồng y bước vào Nhà nguyện Sistine. Thiết bị gây nhiễu tín hiệu được triển khai quanh khu vực này nhằm ngăn chặn hoàn toàn mọi hình thức giám sát điện tử hay truyền tin ra ngoài.
Kể từ ngày 6/5, các Hồng y buộc phải giao nộp toàn bộ điện thoại và thiết bị điện tử, chính thức bước vào trạng thái cách ly hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài cho đến khi quá trình bỏ phiếu kết thúc. Ngay cả những người phục vụ như kỹ thuật viên, thợ điện hay đầu bếp cũng phải tuyên thệ giữ bí mật tuyệt đối và bị cấm liên lạc với bên ngoài trong suốt thời gian diễn ra mật nghị. Bên trong Nhà nguyện Sistine, nơi các lá phiếu được đốt sau mỗi vòng bỏ phiếu, hệ thống tạo khói đặc biệt đã được thử nghiệm kỹ lưỡng: khói trắng sẽ là dấu hiệu thiêng liêng báo cho thế giới biết rằng Giáo hội đã chọn được vị tân giáo hoàng.
Từ trước khi mật nghị chính thức bắt đầu, các cuộc họp “tiền mật nghị”, gọi là Congregation, đã được tiến hành tại Vatican, nơi các Hồng y thảo luận về những thách thức lớn của Giáo hội. Theo ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, đã có 26 lượt phát biểu trong buổi sáng ngày 5/5, xoay quanh nhiều chủ đề then chốt: vai trò của giáo luật, truyền giáo, sự chia rẽ trong Giáo hội, vai trò của phụ nữ, bảo vệ môi trường, chiến tranh, và cách Giáo hội thích ứng với thế giới toàn cầu hóa.
Các Hồng y đã cử hành Thánh lễ trong tuần cửu nhật cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng Francis- ảnh: VATICAN MEDIA Divisione Foto
Một trong những kỳ vọng nổi bật là vị tân giáo hoàng sẽ là “người mục tử gần gũi với dân chúng” - biết lắng nghe, thấu cảm và kiến tạo sự hiệp thông trong Giáo hội. Trong bối cảnh thế giới đang bị bao trùm bởi xung đột địa chính trị, khủng hoảng môi trường và những thách thức về đức tin, vai trò lãnh đạo tinh thần chưa bao giờ trở nên cấp thiết như lúc này.
Giáo hội Công giáo trước ngã ba cải cách và truyền thống
Cuộc bầu chọn giáo hoàng lần này được giới quan sát đánh giá là khó đoán nhất trong nhiều thập kỷ qua, do Hồng y đoàn ngày càng đa dạng về văn hóa, địa lý và tư tưởng thần học. Trong suốt triều đại của mình, Đức Giáo hoàng Francis đã phá bỏ truyền thống lấy châu Âu làm trung tâm bằng cách phong Hồng y đến từ nhiều quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin - một bước đi thể hiện rõ tầm nhìn mở rộng Giáo hội theo hướng toàn cầu hóa.
Một số Hồng y có xu hướng cải cách, ủng hộ hướng đi của Đức Francis như Hồng y người Thụy Điển Anders Arborelius - người lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ quyền người nhập cư và vai trò lớn hơn cho phụ nữ trong Giáo hội, dù vẫn khẳng định lập trường không tấn phong nữ linh mục. Ông cho rằng phụ nữ có thể đóng vai trò chủ chốt trong nhiều lĩnh vực, như kinh tế, giáo dục, điều hành và góp phần làm trong sạch nội bộ Vatican.
Ở chiều ngược lại, các nhân vật bảo thủ như Hồng y Gerhard Müller của Đức kịch liệt phản đối những chính sách mềm mỏng với người đồng tính mà Đức Francis từng thông qua. Ông cho rằng hôn nhân đồng giới hoàn toàn trái với lời Chúa và yêu cầu tân giáo hoàng cần có lập trường rõ ràng để củng cố giáo lý.
Hiện chưa có ứng cử viên nào thực sự nổi trội, dù truyền thông và các nhà cái quốc tế đã nhắc đến những cái tên như Hồng y Luis Antonio Tagle (Philippines), Hồng y Jean-Claude Hollerich (Luxembourg), hay một số gương mặt mới đến từ châu Phi. Tuy nhiên, giới quan sát đều nhận định mọi Hồng y đều có cơ hội ngang nhau, bởi mật nghị là kết tinh của quá trình suy xét nghiêm cẩn, chứ không phải một cuộc chạy đua quyền lực theo nghĩa thông thường.
Sự phân hóa tư tưởng có thể khiến mật nghị kéo dài hơn bình thường. Mặc dù các mật nghị gần đây chỉ kéo dài hai đến ba ngày, nhưng lịch sử cho thấy sự bế tắc có thể khiến quá trình này kéo dài tới nhiều tháng, như trường hợp mật nghị thế kỷ 13 tại Viterbo.
Việc chọn ra người kế nhiệm Thánh Phêrô không chỉ là chọn một vị lãnh đạo tinh thần, mà là đặt định hướng cho tương lai của một trong những tổ chức tôn giáo lớn nhất thế giới. Trong thời đại công nghệ, biến đổi xã hội nhanh chóng và khủng hoảng niềm tin, Giáo hội Công giáo đang đứng trước ngã ba đường giữa giữ gìn truyền thống và thích nghi với thời cuộc.
Dù ai được chọn, vị tân giáo hoàng sẽ đối mặt với một nhiệm vụ không dễ dàng: giữ vững đức tin, làm cầu nối giữa các thế hệ tín đồ, và khôi phục sự thống nhất trong một Giáo hội đang chuyển mình.
Long Hải
QTO - Liên minh châu Âu đang từng bước mở rộng liên kết với các khối thương mại ngoài khu vực trước làn sóng biến động trong trật tự kinh tế toàn cầu.
QTO - Bắc Kinh tuyên bố đang xem xét khả năng nối lại đàm phán thương mại với Mỹ sau hàng loạt tín hiệu từ Washington thể hiện mong muốn tái lập đối thoại.
QTO - Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức, Trung Quốc đang chủ động thúc đẩy việc mở rộng sử dụng đồng nhân dân tệ trên thị...
QTO - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz phản ánh những bất đồng sâu sắc trong chiến lược đối ngoại và đánh dấu sự...
QTO - Thỏa thuận thành lập Quỹ Đầu tư Tái thiết Mỹ - Ukraine đánh dấu bước ngoặt hợp tác kinh tế song phương, loại bỏ yêu cầu hoàn trả viện trợ và mở rộng...
QTO - Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý giao thông vệ tinh, hướng tới mục tiêu tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài...
QTO - Một hệ thống vi sóng công suất cao nhỏ gọn do Trung Quốc phát triển đã thực hiện hơn 10.000 lần bắn thử mà không gặp trục trặc.
QTO - Chính sách thuế mới của Mỹ đang làm thay đổi đáng kể cục diện chính trị cánh hữu ở châu Âu, buộc nhiều đảng phái và lãnh đạo phải điều chỉnh cách...
QTO - Đặt mục tiêu tự chủ công nghệ và dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc đang tăng tốc huy động toàn bộ nguồn lực nhằm tháo gỡ các điểm...
QTO - Trong phát biểu tại cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi cải tổ sâu...