Cập nhật:  GMT+7

Mang vị đồng lên phố

Đâu đó trong các khu chợ lớn nhỏ trên địa bàn TP. Đông Hà, có những người phụ nữ suốt mười mấy năm qua vẫn mưu sinh bằng nghề buôn bán cá, tôm được đánh bắt từ ruộng đồng lên phố. Ngày mưa cũng như ngày nắng, họ ngược xuôi muôn nẻo sông hồ để gom hàng, rồi tất bật đưa lên phố thị những con cá, con tôm tươi roi rói. Khó khăn, vất vả là thế nhưng những người phụ nữ này chấp nhận gắn bó với công việc, bởi sau lưng họ là cả gia đình với bao nỗi lo toan.

Mang vị đồng lên phố

Chị Duyên bán tôm, cá đồng tại một góc nhỏ ở chợ Phường 5 - Ảnh: T.P

Gom hàng từ nhiều mối

Một ngày mới của chị Lê Thị Tuyền, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng, khi gà chỉ mới cất tiếng gáy đầu tiên. Chị cẩn thận kiểm tra một lần nữa mấy món đồ nghề lỉnh kỉnh như: thau lớn nhỏ, rổ rá, mâm, dao, kéo, dụng cụ đánh vảy cá... đã sắp xếp gọn gàng, chất lên xe từ hôm trước. Tiếng động cơ từ chiếc xe máy cũ vang lên cũng là lúc người phụ nữ ấy hòa mình vào hành trình mưu sinh.

Chị Tuyền làm nghề bán cá đồng ở Chợ Phiên Cam Lộ. Tôi biết đến chị nhờ sự “mách nước” của mẹ tôi, người có sở trường nấu rất nhiều món ăn ngon, trong đó có món cá bống kho nghệ đậm đà.

Theo mẹ, món ăn này chỉ ngon khi sử dụng cá bống đồng mà mẹ vẫn thường mua của chị Tuyền. Không chỉ mẹ tôi, sạp cá của chị còn là địa chỉ quen thuộc của rất nhiều khách hàng khác trên địa bàn. Có dịp ngồi bán hàng cùng chị vào một buổi sáng cuối tuần, tôi “toát” hết cả mồ hôi vì giúp chị liên tục cân cá cho khách. Tranh thủ lúc khách đã vãn, chị Tuyền chia sẻ: “Trong nghề này, tôi có “thâm niên” hơn 17 năm.

Lúc đầu mới làm, tôi nhập đủ loại thủy, hải sản từ tự nhiên, nuôi trồng đến đánh bắt ở biển về bán nhưng không có lượng khách hàng ổn định. Sau này, nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng ưa chuộng các loại cá đồng, dù giá cao hơn chút vẫn đắt hàng nên tôi chỉ nhập mặt hàng này về bán”. Sinh ra và lớn lên ở ven sông, chuyện phân biệt cá ruộng, cá nuôi với chị “dễ như trở bàn tay”.

Tuy nhiên, muốn duy trì lượng khách thường xuyên thì phải có đủ hàng. Trong khi đó, cá đồng tự nhiên ngày càng khan hiếm do khu vực sống của chúng bị thu hẹp, chất lượng môi trường nước ô nhiễm.

Chị Tuyền kể, để có đủ số lượng cá, tôm đồng tự nhiên bán trong buổi sáng, chị phải tìm đến các mối quen, chuyên đánh bắt thủy sản tự nhiên trong khu vực sông hồ quanh xã Gio Mai đặt hàng trước. Những ngày hàng khan hiếm, chị tìm ra các xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy để gom đủ cá.

Mang vị đồng lên phố

Bà Liên nhanh tay làm sạch cá cho khách - Ảnh: T.P

Tại TP. Đông Hà, nhu cầu sử dụng thủy sản đánh bắt tự nhiên của người tiêu dùng ngày càng cao. Nắm bắt tâm lý ấy, nhiều năm nay chị Trần Thị Duyên, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, gom hàng từ quê lên bán ở chợ Phường 5. Sạp hàng của chị đặt ở một góc nhỏ trong chợ, trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người nội trợ vì lúc nào cũng có đa dạng các loại cá như: dìa, đối, nâu, kình và tôm bạc sông...

“Cá đồng tôi bán chủ yếu do chồng đánh bắt được, không đủ thì gom thêm hàng từ các mối ở chợ An Lợi, Triệu Độ, Bắc Phước...Thực ra không phải ngày nào cũng có nhiều cá, tôm đồng để bán. Sản lượng của mặt hàng này phải phụ thuộc nhiều vào từng ngày, từng mùa và con nước. Thời điểm đánh bắt cá bội thu nhất là khi những cơn mưa lớn xuất hiện.

Có nhiều khoảng thời gian trong ngày để thả lưới bắt cá đồng nhưng thường dân chuyên đánh bắt thường chọn thời gian từ giữa khuya đến rạng sáng, vì cá vừa đánh bắt lên không mất công bảo quản, giữ được độ tươi ngon để kịp mang ra chợ bán”, chị Duyên bộc bạch.

“... tôm cá theo buổi chợ”

Khi được hỏi về giá bán của các loại cá, tôm đồng trên thị trường hiện nay, chị Duyên cho biết, giá cả có sự thay đổi theo từng ngày, tuy nhiên, so với các loại thủy sản nuôi, giá nhập vào của các loại tự nhiên thường cao gấp đôi. Thời điểm cá đồng còn ở mức giá bình dân, chị thường bán theo rổ, một rổ nửa ký gồm tép và các loại cá đồng nhỏ với giá 20-30 nghìn đồng. Còn giờ, khi các loại cá đồng khan hiếm thì tép đồng được bán riêng; cá nhỏ, vụn cũng có giá vài chục nghìn đồng/kg.

Theo chia sẻ của một số người chuyên đánh bắt cá đồng tại vùng Gia Độ, xã Triệu Độ, trước đây, sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân là tha hồ bội thu các loại cá như lóc, trê, chạch...Thời gian gần đây, cá, tôm đồng ngày càng trở nên khan hiếm.

Nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên ít dần đi, làm cho giá cá đồng ngày một tăng cao. Tại các chợ từ trung tâm huyện, thành phố đến các chợ dân sinh vùng nông thôn, mặt hàng tôm, cá đồng được bày bán với giá khá cao. Giá cá diếc tại chợ là 150 - 200 nghìn đồng/kg, cá leo 250 - 270 nghìn đồng/kg, tôm đất 200 - 250 nghìn đồng/kg, lươn đồng 200 - 250 nghìn đồng/kg...

Mang vị đồng lên phố

Mớ lươn đồng của bà Liên được khách mua sạch chỉ sau khi dọn hàng - Ảnh: T.P

Gắn bó với công việc bán cá đồng 20 năm nay, bà Nguyễn Thị Ái Liên, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, chọn chợ Lê Lợi, TP. Đông Hà, làm nơi buôn bán. Bà Liên thừa nhận sự khan hiếm, đắt đỏ của cá, tôm đồng trên thị trường hiện nay. Để có đủ hàng cho các buổi chợ, bà thường phải thức dậy sớm, đánh xe đi khắp các chợ quê trên địa bàn Triệu Độ và các xã lân cận đợi lấy hàng.

Chỉ cho tôi cách phân biệt thủy sản tự nhiên với thủy sản được nuôi, bà cho hay: “Chúng tôi gắn bó với nghề này nhiều năm nên chỉ cần nhìn vào là biết loại nào được đánh bắt trong tự nhiên, loại nào được nuôi.

Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng phân biệt được. Ví dụ như cá trê, cá tràu đồng thường có đầu nhọn hơn cá nuôi do thường hoạt động, chui rúc dưới bùn đất. Bụng lươn đồng thường có màu vàng nghệ, đuôi dài nhọn, trong khá ốm.

Cá rô đồng thì đen trùi trụi, ốm và rất khỏe, hiếm khi chịu nằm yên trong mâm người bán. Cá dìa đồng có thân tròn hơn cá nuôi, màu vàng đậm hơn, chấm trên cơ thể to hơn; tôm bạc đất sông có vỏ rất dày và cứng, dùng tay bóp vào thân tôm khó bị móp vỏ; tôm trong tự nhiên có dáng dài, thịt ngọt, dai hơn tôm nuôi”.

Vừa nói, người phụ nữ ấy nhanh tay làm sạch ruột cá trê: “Cá tự nhiên chủ yếu ăn rong rêu nên trong ruột thường có màu đen, không có mỡ. Đây cũng là một trong những cách phân biệt”, bà Liên bật mí.

Trước tình trạng thực phẩm hàng hóa không có nguồn gốc tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Do đó, dù giá cả mặt hàng này trở nên đắt đỏ, nhiều bà nội trợ vẫn sẵn sàng chi tiền để mua thực phẩm này.

Chị Lê Thị Phương Hà, thị trấn Cam Lộ, bộc bạch: “Vì có con nhỏ nên tôi luôn tìm mua tôm, cá đồng về chế biến món ăn cho con. Một con cá dìa đồng từ 27 - 30 nghìn đồng/lạng, nhưng tôi vẫn mua. Đồ cho con ăn phải tự nhiên, an toàn mới yên tâm”. Giá đắt nhưng một số người phải đặt hàng trước mới mua được, nếu không chỉ cần ra chợ chậm một chút là không còn gì. “Mỗi lần muốn ăn cá bống đồng, tôi phải đặt hàng chỗ người quen 1 - 2 ngày”, chị Hà cho biết thêm.

Gồng gánh mưu sinh

Lâu nay, người ta vẫn nghĩ đến những người phụ nữ bán cá ở chợ có tính cách hung hăng, sẵn sàng “xắn tay áo” gây chiến với bất kỳ ai dám kỳ kèo, chê bai rổ cá của họ. Tuy nhiên với những người phụ nữ mà tôi có duyên gặp gỡ như chị Tuyền, chị Liên hay chị Duyên, họ rất gần gũi, thân thiện. Gặp ai các chị cũng đon đả mời mọc mua cá, tôm. “Là phụ nữ, ai chẳng muốn làm nghề nhàn nhã, người lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho.

Tuy nhiên vì cuộc sống, tôi chọn làm nghề luôn ám mùi tanh nồng tôm cá này. Vậy nhưng tôi luôn động viên bản thân miễn làm ra đồng tiền lương thiện là được”, chị Tuyền tâm sự. Bán cá là nghề vất vả, chuyên bán cá đồng lại còn nhọc nhằn hơn bởi phải săn lùng hàng khắp nơi.

Trên con ngựa sắt của mình, người phụ nữ ấy xuôi ngược muôn nẻo để có hàng bán, duy trì công việc mỗi ngày; luôn ra khỏi nhà khi mặt trời chưa ló dạng và trở về khi cá, tôm đã vơi gần hết. Chị không dám nghỉ buổi chợ nào dù mưa nắng hay ốm đau vì sợ mất khách, mất mối và bởi sau sạp cá của chị còn có một gia đình cần phải chăm sóc, lo toan.

Mang vị đồng lên phố

Sạp cá đồng của chị Tuyền tại Chợ Phiên Cam Lộ luôn có khách quen - Ảnh: T.P

Làm nghề lâu năm, đôi tay của chị Duyên trở nên thô ráp, chằng chịt vết thương để lại sau những lần làm cá, tôm.“Nhớ hồi mới đi làm, ngửi mùi cá cả ngày, về nhà ăn cơm không nổi dù mua cả nửa ký chanh để rửa vẫn không hết mùi.

Nhưng không đi làm thì lấy tiền đâu lo cho gia đình. Cứ thế làm riết thành quen, thời gian trôi qua 20 năm lúc nào không hay.

Thu nhập từ công việc không ổn định, phụ thuộc vào lượng khách và hàng hóa bán ra. Trung bình một ngày chúng tôi kiếm được chừng 200 nghìn đồng, ngày nào trúng thì 300 - 400 nghìn đồng. Hôm nào bán hết cá thì được về sớm với các con; hôm nào ế thì phải tằn tiện chút”, chị Duyên kể.

Ngoài thời gian bán cá ở chợ, chị tranh thủ nuôi một trại lợn khoảng 200 con; kinh doanh thêm nghề cho thuê rạp cưới.

Chị tâm sự: “Làm nhiều thì mới có tiền lo cho ba con nhỏ ăn học. May mắn là con tôi đều ngoan ngoãn, không chỉ chăm học mà còn bảo ban nhau, giúp ba mẹ làm việc nhà. Đây là động lực để vợ chồng tôi cố gắng nhiều hơn”. Giống như chị Duyên, ngoài bán cá đồng ở chợ, bà Liên còn phải tất bật với công việc đồng áng để có tiền trang trải chi phí trong gia đình.

Trên vai những người phụ nữ này gánh bao nỗi lo toan cho gia đình, người thân. Họ như con ong chăm chỉ từ ngày này qua tháng nọ để gom góp, chắt chiu từng đồng lo cho gia đình.

Trúc Phương

Tin liên quan:
  • Mang vị đồng lên phố
    Bến Quan - Từ rừng lên phố

    Trong định hướng phát triển giai đoạn 2020-2025, huyện Vĩnh Linh xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đó là xây dựng thị trấn Bến Quan đạt tiêu chí đô thị loại V; mở rộng và phát triển thị trấn theo hướng đô thị kinh tế tổng hợp, là một trục trong tam giác các đô thị Hồ Xá - Cửa Tùng - Bến Quan kết nối ba vùng kinh tế trọng điểm của huyện Vĩnh Linh để cùng phát triển. Vào những ngày tháng Tư lịch sử này, chúng tôi có dịp lên miền Tây Vĩnh Linh, ghé thăm thị trấn Bến Quan, một vùng đất thấm đẫm chất sử thi, nơi ghi dấu nhiều chiến công trong các cuộc trường chinh cứu nước, nơi mà khát vọng xây dựng Bến Quan trở thành phố núi trẻ trung, năng động và giấc mơ “từ rừng lên phố” nay đã trở thành hiện thực với nhiều dự cảm và hy vọng.

  • Mang vị đồng lên phố
    Người mang hương vị biển cả đi muôn nơi

    Từng bôn ba làm đủ nghề để mưu sinh, thậm chí đi làm việc theo diện hợp đồng lao động ở nước ngoài nhưng đều không thành công, phải đến khi khởi nghiệp từ con sứa, con tôm... ngay tại miền quê của mình thì anh Lê Bang (sinh năm 1983) mới gặt hái được “quả ngọt”. Hiện nay, cơ sở sản xuất, chế biến sứa Bang Thủy của anh đã định hình thương hiệu, có chỗ đứng trên thị trường. Người đàn ông chân chất, mộc mạc này đang ấp ủ nhiều kế hoạch, dự định để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng khắp muôn phương.


Trúc Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đi khắp thế giới để thực hiện ước mơ

Đi khắp thế giới để thực hiện ước mơ
2025-01-18 05:00:00

QTO - Lê Đức Phát (sinh năm 1998) hiện là một trong những tay vợt xuất sắc hàng đầu của cầu lông Việt Nam. Anh đã giành được nhiều danh hiệu lớn tại các...

Những “anh nuôi” trên Tàu 390

Những “anh nuôi” trên Tàu 390
2025-01-12 15:13:00

QTO - Cần mẫn và thầm lặng. Mỗi người mỗi việc khác nhau, những “anh nuôi” trên Tàu 390 - Hải quân Vùng 3 đã mang đến những bữa “cơm ngon, canh ngọt” phục...

Hướng về người dân vùng lũ

Hướng về người dân vùng lũ
2024-11-02 06:00:00

QTO - Chỉ sau một đêm, cảnh vật yên bình, xanh tươi tại nhiều vùng quê ở Vĩnh Linh bị nhấn chìm trong nước lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6 (TRAMI)....

Chùm ảnh: Nghĩa tình trong mưa lũ

Chùm ảnh: Nghĩa tình trong mưa lũ
2024-10-30 12:18:00

QTO - Do ảnh hưởng của bão số 6, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có mưa to trong nhiều ngày qua, khiến các địa phương trong tỉnh bị ngập lụt trên diện rộng,...

Những người “đi trước” ở Vĩnh Ô

Những người “đi trước” ở Vĩnh Ô
2024-10-26 05:00:00

QTO - Sau khi được người quen giới thiệu 2 tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình và có nhiều đóng góp đối với xã hội là anh Hồ Văn Tốt...

Ngọn đuốc sáng ở thôn Xung Phong

Ngọn đuốc sáng ở thôn Xung Phong
2024-10-19 05:00:00

QTO - Người dân thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, luôn ví già làng Hồ Phay như ngọn đuốc sáng, bởi những việc làm của ông luôn được xem là mẫu...

Hà Nội trong từng màu sắc, thanh âm

Hà Nội trong từng màu sắc, thanh âm
2024-10-12 05:45:00

QTO - Hà Nội những ngày này rộn ràng với lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10 (1954-2024), nhưng trên những con phố cổ rêu phong vẫn có hình ảnh...

Đông Hà chiều sâu của đất

Đông Hà chiều sâu của đất
2024-10-11 13:50:00

QTO - Nhớ lại 95 năm trước, ngày 5/9/1929, Khâm sứ Trung Kỳ đã ký quyết định thành lập thị trấn Đông Hà thuộc phủ Triệu Phong. Cho đến nay trong 63 tỉnh...

Màu bằng lăng nhung nhớ

Màu bằng lăng nhung nhớ
2024-10-10 14:46:00

QTO - Chiều nay chợt thấy lòng man mác. Gió hát khúc giao mùa gọi sắc tím đong đưa. Bằng lăng soi bóng bên dòng nước trong lành, yên ả. Nhịp chèo khua mênh...

Sông Hiếu một thời dậy sóng

Sông Hiếu một thời dậy sóng
2024-10-09 13:54:00

QTO - Cũng như bao con sông chảy qua những làng quê trên nước Việt thân thương, sông Hiếu an nhiên sống một đời sông nhưng đời sông lại gắn chặt với tình...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long