{title}
{publish}
{head}
Khi cái rét cuối đông dần tan là lúc sắc xuân mang theo sự đủ đầy hiển hiện trên nhiều bản làng ở phía Tây Quảng Trị. Sự đổi thay mang theo khát vọng của người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Có được sự đổi thay ấy, đồng bào nơi đây không thể không nhắc đến những chiến sĩ mang “quân hàm xanh” ngày đêm gắn bó, đồng hành với bà con để mang về “mùa xuân no ấm” trên các bản làng vùng cao.
Một góc thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông -Ảnh: L.T
Cho biên cương thêm xanh
Nằm cách trung tâm huyện Hướng Hóa hàng chục cây số, xã Hướng Phùng là một trong những địa phương vùng biên gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Nơi đây hiện có hơn 160 ha đất nông nghiệp sử dụng trồng cây lúa nước và ngô nhưng do đồng bào dân tộc Vân Kiều vẫn còn canh tác theo lối truyền thống nên năng suất, chất lượng cây trồng không cao.
Trước thực tế đó, với mong muốn thay đổi tư duy, cách nghĩ của bà con và tạo sinh kế bền vững, cán bộ Đồn Biên phòng Hướng Phùng đã mạnh dạn nghiên cứu, phối hợp với một đơn vị ở tỉnh Thái Bình triển khai trồng thử nghiệm 2 giống lúa và 1 giống ngô nếp mới. Sau một thời gian, kết quả cho thấy, các giống này vượt trội so với giống bản địa.
Những ngày cuối năm, chúng tôi theo chân cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Phùng đến thôn Bụt Việt thăm mô hình trồng thử nghiệm giống lúa và ngô nếp mới của anh Hồ Văn Phoi.
Dẫn chúng tôi đến vườn trồng ngô nếp mới trái vụ, anh Phoi phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, bà con dân bản trồng ngô đơn giản lắm, chỉ nhờ vào trời đất nên cứ mất mùa hoài thôi. Giờ được các anh bộ đội biên phòng hỗ trợ phân bón, giống ngô và lúa mới để trồng, gia đình tôi mừng lắm.
Không những thế, chúng tôi còn được các anh hướng dẫn quy trình từ trồng, chăm sóc, thu hoạch nên riêng giống ngô nếp TBM18, vụ chính sau hơn 2 tháng trồng đã cho quả bắp to, thơm, ngon và được thương lái rất ưa chuộng, đến tận ruộng để mua với giá từ 4.000- 5.000 đồng/quả tươi. Còn vụ trái này dù năng suất không bằng nhưng cây sinh trưởng nhanh và ít sâu bệnh hơn giống truyền thống”.
Mô hình “Trồng chuối lùn” của Đồn Biên phòng A Vao mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con thôn Pa Ling - Ảnh: L.T
Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Hướng Phùng, Thiếu tá Nguyễn Văn Bằng cho biết, sau khi nghiên cứu, đơn vị đã đề xuất với chính quyền địa phương cho phép trồng thử nghiệm bộ đôi giống lúa TBR97, TBR225 trên diện tích 10 sào của 2 hộ gia đình và 5 sào đối với giống ngô nếp TBM18. Kết quả mang lại bất ngờ, vì so với các cây giống khác thì những giống này thích nghi tốt với thổ nhưỡng tại địa phương, ít sâu bệnh, sinh trưởng nhanh và năng suất, chất lượng cao gấp nhiều lần.
“Để tạo sinh kế bền vững cho bà con, tháng 6/2023, đơn vị đã trao tặng 35 hộ dân trên địa bàn 870 kg giống lúa mới các loại để canh tác, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn và bắt tay chỉ việc cho các gia đình từ làm đất, xuống giống, chăm sóc và thu hoạch. Riêng về giống ngô nếp, tới đây, đồn tiếp tục mở rộng diện tích trên 3 ha theo phương pháp gối vụ để nhân rộng trong toàn xã”, Thiếu tá Bằng thông tin.
Mong muốn đem lại những mùa vàng ấm no cho bà con dân bản không chỉ là mục đích của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Phùng mà còn là “mệnh lệnh” từ trái tim của những người lính mang “quân hàm xanh” thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị.
Đồn Biên phòng A Vao có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ đoạn biên giới dài 22,807 km, 10 mốc quốc giới và chiều sâu 5 km; phụ trách địa bàn 6 thôn thuộc xã A Vao, huyện Đakrông. Những năm qua, đồn luôn là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; hỗ trợ Nhân dân phát triển KT-XH bằng nhiều cách làm, mô hình hiệu quả.
Trò chuyện với Chính trị viên Đồn Biên phòng A Vao, Thiếu tá Bùi Huy Tịnh cho hay, để hỗ trợ Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đơn vị thường xuyên về tận thôn, bản để tuyên truyền, vận động các hộ dân thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng. Cụ thể, vào tháng 4/2022, từ sự đóng góp của nhà hảo tâm, đơn vị đã hỗ trợ gia đình các đoàn viên thanh niên thôn Pa Ling triển khai thí điểm mô hình “Trồng chuối lùn” với 2.000 gốc cây giống, phân bón.
“Ngoài ra, chúng tôi cử cán bộ về tận vườn để chỉ cách trồng, chăm sóc, thu hoạch và hỗ trợ tìm kiếm đầu ra tiêu thụ giúp bà con. Sau hơn 1 năm, vườn chuối phát triển tốt, sai trái, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con”, Thiếu tá Tịnh phấn khởi chia sẻ.
“Cầu nối” xóa đói giảm nghèo cho dân bản
Dự án trồng “Một triệu cây xanh” của Đồn Biên phòng Thanh vừa góp phần ngăn chặn, hạn chế tình trạng sạt lở đất ở khu vực dọc biên giới sông Sê Pôn vào mùa mưa lũ, vừa thay đổi nhận thức của bà con về cách thức canh tác, giúp Nhân dân có thêm thu nhập từ cây công nghiệp dài ngày. Sau 3 năm triển khai, đến nay, dự án đã hỗ trợ 115 hộ gia đình thuộc xã Thanh và Xy (huyện Hướng Hóa) trồng trên 180.000 cây keo tràm dọc biên giới sông Sê Pôn.
Cán bộ Đồn Biên phòng Hướng Phùng về tận ruộng hướng dẫn anh Hồ Văn Phoi cách chăm sóc cây ngô nếp trồng trái vụ - Ảnh: L.T
“Dân có ấm no thì biên cương mới vững bền”, với phương châm đó, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Trị luôn xác định vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia phải gắn liền với công tác hỗ trợ, đồng hành, là “cầu nối” giúp Nhân dân vùng biên phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo.
Các đơn vị thuộc BĐBP tỉnh đã tích cực đứng ra kêu gọi, vận động nhà hảo tâm bằng nhiều nguồn lực khác nhau hỗ trợ lực lượng trong triển khai thực hiện các chương trình, mô hình hướng về người dân vùng biên giới mang lại hiệu quả thiết thực.
Cụ thể, từ năm 2009 đến nay, BĐBP tỉnh đã xây dựng 120 ngôi nhà “Mái ấm biên cương” và các công trình dân sinh, giếng nước sạch tại các bản làng khó khăn, vùng sâu, vùng xa khu vực biên giới với tổng trị giá trên 12 tỉ đồng. Trao tặng 51 con bò giống, 20 cặp dê giống có giá trị trên 620 triệu đồng; xây dựng gần 10 km “Ánh sáng vùng biên” với tổng trị giá 800 triệu đồng. Trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, đơn vị đã xây dựng 21 giếng khoan nước sinh hoạt cho Nhân dân, 1 hệ thống nước sạch với trị giá hơn 1 tỉ đồng và 22 công trình dân sinh trị giá gần 3 tỉ đồng.
Chia sẻ với phóng viên Báo Quảng Trị, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh, Đại tá Ngô Xuân Thường cho biết, để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP Quảng Trị phải gắn bó mật thiết, dựa vào dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị ở địa phương. Vì vậy, hỗ trợ Nhân dân khu vực biên giới phát triển KT-XH được xác định là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài của lực lượng BĐBP tỉnh.
Thời gian tới, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động duy trì, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng; tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên 2 tuyến biên giới gắn với thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.
Đồng thời, đơn vị chú trọng việc lựa chọn, phân công đảng viên ở các đồn biên phòng có phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác để bám sát địa bàn biên giới; cùng ăn, cùng ở, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn tại địa phương.
Mỗi một đảng viên, cán bộ, chiến sĩ “quân hàm xanh” phải luôn gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cùng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của bà con; tích cực tuyên truyền, vận động để người dân ở khu vực biên giới không nghe, không tin những nội dung tuyên truyền, xuyên tạc của kẻ xấu, khuyến khích người dân chăm lo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên chính quê hương của mình.
Những bước chân lặng thầm của người lính “quân hàm xanh” vẫn miệt mài để gìn giữ sự bình yên cho biên cương Tổ quốc. Những bước chân này cũng ghi dấu ấn trên những bản làng xa xôi để “bắt tay chỉ việc” cho bà con trong phát triển KT-XH với mong muốn màu xanh trù phú sẽ phủ khắp những miền quê biên viễn.
Lê Trường
Lời cảm ơn của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị
QTO - Tham gia Diễn đàn Câu lạc bộ Quyền trẻ em, Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi tỉnh năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà, nhiều đại biểu ấn tượng với một...
QTO - Từ niềm đam mê tin học và mong muốn góp sức bảo vệ môi trường, 2 học sinh lớp 9G, Trường THCS Phan Đình Phùng, TP. Đông Hà là Lê Minh Nhật và Nguyễn...
QTO - Sở hữu những thành tích đáng biểu dương trong học tập, các em học sinh này đều có chung một điểm nổi trội là luôn nuôi dưỡng khát vọng học tập để...
QTO - Sống có trách nhiệm và luôn cống hiến vì cộng đồng là những đặc điểm chung đáng quý của những nhân vật trong bài viết này. Họ luôn cố gắng để tạo ra...
QTO - Tối ngày 31/12/2023, hòa chung với không khí sôi nổi, phấn khởi chào đón năm mới của cả nước, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh ở TP....
Năm 2024 được coi là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2020-2025 theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ...
QTO - Sinh ra, lớn lên trong cảnh khó nhưng những giọt mồ hôi, nước mắt không thể khiến Cao Xuân Thọ (sinh năm 1998), một người con Quảng Trị đang sinh...
QTO - Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai. Tôi làm trưởng đoàn, phó đoàn là nhà nghiên...
QTO - Câu chuyện về một ngôi làng chục năm làm dân tỉnh này nhưng làng ở... tỉnh khác từng biến Tân Phương Lang thành một ngôi... làng lạ. Câu chuyện đó...
QTO - Đi qua những tháng năm thăng trầm cùng biến thiên của lịch sử, Cồn Cỏ - hòn đảo “Bé hạt tiêu trên vời biển cả” vẫn đang âm thầm vươn mình cùng với...
QTO - Trong năm qua, các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT), đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh...