{title}
{publish}
{head}
Sống có trách nhiệm và luôn cống hiến vì cộng đồng là những đặc điểm chung đáng quý của những nhân vật trong bài viết này. Họ luôn cố gắng để tạo ra những việc làm ý nghĩa như gắn kết mọi người bằng hoạt động thể thao để nâng cao đời sống tinh thần cho phụ nữ cao tuổi, chăm sóc trẻ em khuyết tật hay cần mẫn với công việc thu gom rác thải để giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Những việc làm này đã góp phần xây dựng quê hương và nâng cao giá trị cuộc sống...
Vì những đứa trẻ kém may mắn
Đến Trung tâm Phục hồi chức năng (PHCN) trẻ khuyết tật huyện Gio Linh, ai nấy đều cảm nhận rõ tình cảm của nhiều phụ huynh và trẻ khuyết tật dành cho chị Nguyễn Thị Ái Uyên (sinh năm 1994), kỹ thuật viên vật lý trị liệu của trung tâm. Hơn 5 năm qua, Ái Uyên luôn dành trọn tình yêu thương để giúp đỡ trẻ khuyết tật, nỗ lực mang đến cho các em những điều tốt đẹp nhất.
Chị Ái Uyên luôn dành tình cảm đặc biệt cho trẻ em khuyết tật - Ảnh: H.N
Ái Uyên chia sẻ, từ nhỏ cô đã ấp ủ làm điều gì đó có ích cho trẻ em khuyết tật nhằm giúp các em vượt lên nỗi đau thể xác, hòa nhập với cộng đồng. Học xong lớp 12, Ái Uyên theo học Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị. Điểm nổi bật ở Uyên chính là tinh thần cầu tiến trong học tập để có được chuyên môn giỏi.
Kết thúc 2,5 năm học ngành y sĩ, cô đăng ký theo học thêm chứng chỉ PHCN do nhà trường và một tổ chức của Hàn Quốc tổ chức. Tại lớp học này, Ái Uyên được trang bị thêm nhiều kiến thức, nâng cao chuyên môn về PHCN và có chuyến trải nghiệm học tập thực tế bổ ích ở Hàn Quốc. Sau đó, niềm vui đến với cô khi được nhận về làm mảng PHCN cho trẻ khuyết tật tại huyện Gio Linh.
Vốn năng động, giỏi chuyên môn và có tình yêu dành cho người khuyết tật, Ái Uyên nhanh chóng bắt nhịp với công việc PHCN dù ban đầu gặp khá nhiều bỡ ngỡ. Cô cho hay, ở huyện Gio Linh, cơ sở vật chất PHCN thiếu thốn trăm bề; đời sống của trẻ khuyết tật khó khăn. Tiếp xúc gần với các em, Ái Uyên luôn dặn lòng phải cố gắng giúp cho trẻ tiến bộ lên từng ngày.
Theo cô, để gắn bó được với công việc này, bên cạnh chuyên môn tốt và sự chịu khó còn phải có tấm lòng yêu thương trẻ khuyết tật. Cô luôn tạo môi trường gần gũi, thân thiện và cơ hội để trẻ sẵn sàng trò chuyện, bày tỏ cảm xúc. Khi các em cảm thấy an toàn, tin tưởng thì sẽ tự giác hoàn thành các bài tập vận động PHCN.
Ái Uyên kể, công việc PHCN cho trẻ khuyết tật có nhiều niềm vui, nỗi buồn đan xen. Nhiều lần đang tập cho trẻ thì các em đi vệ sinh luôn trên nệm hay có những trẻ bị bệnh bại não, không làm chủ được hành vi nên đập mạnh vào người cô giáo. Những lúc như thế, cô phải luôn bình tĩnh, không được bỏ rơi, quát mắng trẻ.
“Những bé bị thiểu năng trí tuệ chỉ biết đến hai màu đỏ và xanh. Sau quá trình can thiệp PHCN, trẻ tiến bộ hẳn lên, có tư duy trong cách giao tiếp khi trả lời câu hỏi của mọi người. Đặc biệt, đối với những trẻ diện hòa nhập cộng đồng, khi thấy tôi đi qua đều cười tươi và chào cô giáo. Những lúc như vậy, tôi cảm thấy mình yêu công việc này hơn và mong muốn đem đến nhiều điều tốt đẹp hơn cho trẻ khuyết tật”.
Để giúp trẻ tiến bộ nhanh, Ái Uyên thường xuyên hướng dẫn phụ huynh các bài tập vận động cho trẻ ở nhà. Hiện nay, trung tâm có 50 trẻ khuyết tật trên địa bàn huyện Gio Linh và huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh đến tập PHCN. 5 năm qua, đã có 18 trẻ hòa nhập cộng đồng. Kết quả đó có sự đóng góp tích cực của cô Ái Uyên. Thời gian gần đây, có những lời mời hấp dẫn về chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc thuận lợi hơn đối với Uyên nhưng cô từ chối vì đã gắn bó và nặng lòng với những trẻ khuyết tật nghèo khó nơi đây.
Phát triển sân chơi cho phụ nữ cao tuổi
Đều đặn vào 19 giờ hằng ngày, bà Nguyễn Thị Thanh Hóa (sinh năm 1959), Chủ nhiệm CLB Thể dục dưỡng sinh và khiêu vũ Khu phố 4, Phường 1, (TP.Đông Hà) và các thành viên trong CLB lại tập trung về công viên Fidel để tập luyện thể dục thể thao (TDTT). 5 năm qua, CLB đã trở thành mái nhà chung cho những người phụ nữ cao tuổi có niềm yêu thích tập luyện thể thao. Thành công đó có sự đóng góp tích cực của bà Thanh Hóa, người “thủ lĩnh” của CLB.
Bà Thanh Hóa hướng dẫn các thành viên tập luyện - Ảnh: H.N
CLB Thể dục dưỡng sinh và khiêu vũ Khu phố 4 được thành lập năm 2018, xuất phát từ nhu cầu của nhiều người cao tuổi trong khu phố. Bà Thanh Hóa kể lại, những ngày đầu, các mẹ, các chị chưa cảm nhận được âm nhạc, chưa có khái niệm về những bước nhảy dưỡng sinh và khiêu vũ. Mọi người tụ tập nhau lại để tập luyện những bài tập đơn giản.
Từ hình thức tự phát, họ muốn gắn kết để phát triển niềm đam mê nên đã đi đến thống nhất thành lập CLB. Bà Thanh Hóa và ban chủ nhiệm CLB xác định, mục tiêu trước mắt là xây dựng CLB phát triển vững mạnh, tạo sân chơi bổ ích cho phụ nữ, nhất là phụ nữ cao tuổi, từ đó làm nền tảng quan trọng để thu hút thêm nhiều người khác tham gia.
Với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Khu phố 4, bà Hóa trực tiếp đến động viên các mẹ, các chị tham gia tập luyện để nâng cao sức khỏe và có dịp gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống. Để mọi người không bị nhàm chán, CLB luôn đổi mới, đa dạng các bài tập. Vì thế, bà Hóa thường xuyên tìm những bài tập khiêu vũ, dân vũ phù hợp với độ tuổi, rồi tự mình tập trước để truyền đạt lại cho các thành viên trong CLB.
Vì đối tượng là phụ nữ cao tuổi nên việc lựa chọn bài tập và nền nhạc đi kèm phải phù hợp để mọi người dễ dàng tập luyện và nhanh chóng hoàn thành bài tập. Bên cạnh đó, bà Hóa còn động viên, khuyến khích các thành viên tự học hỏi thêm các bài tập mới để đóng góp, tập thêm cho CLB; sửa chữa, làm mới đạo cụ tập luyện, mua sắm thêm đồng phục CLB để góp phần làm cho các bài tập thêm hay và đẹp mắt hơn.
Với 71 thành viên, CLB Thể dục dưỡng sinh và khiêu vũ Khu phố 4 hiện duy trì tập luyện thường xuyên 32 bài dưỡng sinh và 20 bài khiêu vũ. CLB được đánh giá là hạt nhân của phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT của Phường 1 và TP. Đông Hà khi đã đi phục vụ nhiều hội diễn văn nghệ các cấp, tham gia nhiều hội thi đạt kết quả cao. Đó chính là sự ghi nhận xứng đáng cho sự kiên trì, nhiệt huyết và đồng lòng của bà Thanh Hóa cùng các thành viên.
Làm cho phố phường sạch, đẹp
Khoảng 2 giờ sáng, khi nhiều người đang say trong giấc ngủ thì chị Nguyễn Thị Phượng (sinh năm 1978), công nhân thu gom rác hộ dân, quét rác đường phố đô thị, Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị (CPMT&CTĐT) Đông Hà rời nhà, bắt đầu công việc của mình. Suốt 24 năm gắn bó với công việc này, chị đã âm thầm cống hiến để góp phần làm nên phố phường sạch, đẹp.
Chị Nguyễn Thị Phượng gắn bó với công việc vệ sinh đường phố đô thị suốt 24 năm - Ảnh: H.N
Chị Phượng sinh ra trong một gia đình khó khăn. Học xong lớp 12, chị may mắn được nhận vào làm công nhân thu gom rác hộ dân, quét rác đường phố đô thị. Với chị, có một công việc để làm là điều may mắn nên chị không quản ngại khó khăn. Chị cho biết, nhắc đến công việc thu gom rác là nhắc đến rất nhiều nhọc nhằn, vất vả.
Dù một số người nhìn chị với ánh mắt xem thường nhưng chị Phượng luôn tự động viên mình làm tốt phần việc đảm nhận, dần dần mọi người sẽ hiểu để chia sẻ khó khăn, vất vả với công việc mà chị cũng như nhiều công nhân khác vẫn ngày đêm thầm lặng làm.
Niềm vui của chị Phượng là có hậu phương vững chắc từ gia đình. Công việc của chị bắt đầu khi các thành viên trong gia đình đang chìm trong giấc ngủ ngon. Là người chu đáo nên trước khi đi làm, chị đã chuẩn bị đồ ăn, áo quần... cho chồng con, rồi mới lặng lẽ ra khỏi nhà. Vất vả là thế nhưng công việc của chị Phượng luôn được chồng thấu hiểu nên thay chị chăm lo cho các con và chu toàn việc nhà. Các con chị hết mực thương yêu, tôn trọng công việc của mẹ. Vào những ngày nghỉ học, các cháu thường xuyên đến phụ chị thu gom rác, đẩy xe rác về nơi tập kết...
Mỗi ngày, chị Phượng quét rác trên tuyến đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm và thu gom gác ở 380 hộ gia đình. Dù khối lượng công việc nhiều nhưng chị luôn cố gắng sớm hoàn thành để mỗi sáng khi người dân thức dậy nhìn trước mặt nhà sạch sẽ, đi lại trên con đường thông thoáng, tận hưởng bầu không khí trong lành.
Chị vui vẻ nói: “Với mọi người, công việc thu gom rác, quét rác là vất vả nhưng với tôi, khi đã xác định gắn bó bền lâu thì phải yêu công việc này. Bởi tôi luôn hiểu rõ, chỉ có tình yêu với công việc mới giúp mình tìm được niềm vui và có tinh thần trách nhiệm cao hơn...”.
Hoài Nhung
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - Tối ngày 31/12/2023, hòa chung với không khí sôi nổi, phấn khởi chào đón năm mới của cả nước, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh ở TP....
Năm 2024 được coi là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2020-2025 theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ...
QTO - Sinh ra, lớn lên trong cảnh khó nhưng những giọt mồ hôi, nước mắt không thể khiến Cao Xuân Thọ (sinh năm 1998), một người con Quảng Trị đang sinh...
QTO - Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức một chuyến đi thực tế dài ngày tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai. Tôi làm trưởng đoàn, phó đoàn là nhà nghiên...
QTO - Câu chuyện về một ngôi làng chục năm làm dân tỉnh này nhưng làng ở... tỉnh khác từng biến Tân Phương Lang thành một ngôi... làng lạ. Câu chuyện đó...
QTO - Đi qua những tháng năm thăng trầm cùng biến thiên của lịch sử, Cồn Cỏ - hòn đảo “Bé hạt tiêu trên vời biển cả” vẫn đang âm thầm vươn mình cùng với...
QTO - Trong năm qua, các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT), đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh...
QTO - Thời gian qua, với sự tham gia tích cực, có hiệu quả của ngành y tế cùng các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã...
QTO - Đối thoại giữa công an với doanh nghiệp, chủ đầu tư về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Lắng nghe để cùng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn
QTO - Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông luôn được ngành giáo dục chú trọng thực hiện hiệu quả bằng...