Cập nhật:  GMT+7

Tháo gỡ “điểm nghẽn" trong đầu tư, phát triển

Trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế nội tại kéo dài càng bộc lộ rõ hơn sự khó khăn trong đầu tư, phát triển toàn diện nền kinh tế ở tỉnh Quảng Trị. Đó là những khó khăn trong thu hút đầu tư và thu ngân sách,“điểm nghẽn” về tiến độ giải ngân vốn đối với các công trình, dự án trọng điểm. Nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, tỉnh Quảng Trị đã tập trung tháo gỡ, vượt qua khó khăn, thử thách để hoàn thành một số mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong phát triển KT-XH năm 2023.

Tháo gỡ “điểm nghẽn trong đầu tư, phát triển

Cầu dây văng bắc qua sông Hiếu kết nối giao thông ở trung tâm TP. Đông Hà -Ảnh: H.N.K

Giải ngân vốn đầu tư công và thu ngân sách đạt thấp

Nhìn một cách tổng thể, trong năm 2023, tình hình KT-XH của tỉnh vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Một số ngành, lĩnh vực, địa bàn chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế; một số chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp, trong đó có 2 nhiệm vụ quan trọng, có sức tác động, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng là thu ngân sách nhà nước và giải ngân vốn đầu tư công.

Mặc dù công tác quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách được tỉnh Quảng Trị tập trung chỉ đạo với tinh thần tiết kiệm, hiệu quả nhưng thu ngân sách trên địa bàn năm 2023 ước đạt 3.800 tỉ đồng (trong đó thu nội địa 2.690 tỉ đồng/dự toán địa phương 3.400 tỉ đồng; thu xuất nhập khẩu 1.100 tỉ đồng/dự toán địa phương giao 650 tỉ đồng; thu ủng hộ đóng góp 10 tỉ đồng), đạt 94% dự toán địa phương, đạt 96% dự toán trung ương giao.

Sở dĩ kết quả thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp so với dự toán và so với cùng kỳ năm trước là do tình hình kinh tế, thương mại toàn cầu suy giảm; tình hình chính trị thế giới phức tạp; hoạt động sản xuất-kinh doanh (SX-KD) của doanh nghiệp gặp khó khăn, giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, thiếu đơn hàng và thị trường tiêu thụ.

Thị trường bất động sản trầm lắng ảnh hưởng đến nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất dẫn đến việc giảm các khoản thu thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và các loại phí, lệ phí; nguồn thu vãng lai sụt giảm lớn. Đồng thời, tỉnh phải thực hiện các chính sách giảm thuế để hỗ trợ phục hồi SX-KD theo chủ trương của trung ương.

Tháo gỡ “điểm nghẽn trong đầu tư, phát triển

Nhiều tuyến đường giao thông đang được đẩy nhanh tiến độ thi công -Ảnh: H.N.K

Xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm cao nhất của người đứng đầu, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp cụ thể, phấn đấu tỉ lệ giải ngân hàng tháng cao hơn mức trung bình của cả nước; quyết tâm đến ngày 31/12/2023 giải ngân đạt 100% kế hoạch các nguồn vốn.

Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên tính đến ngày 20/11/2023, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh là 1.515,314 tỉ đồng, đạt 49% kế hoạch trung ương giao và đạt 59,2% kế hoạch thực tế tỉnh tổ chức thực hiện.

Trong đó vốn ngân sách địa phương giải ngân 645,036 tỉ đồng, đạt 47,1 kế hoạch; vốn ngân sách trung ương giải ngân 612,219 tỉ đồng, đạt 49,7% kế hoạch; vốn Chương trình phục hồi phát triển KT-XH giải ngân 32,172 tỉ đồng, đạt 20% kế hoạch; vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) 225,814 tỉ đồng, đạt 61,3% kế hoạch...

Dự kiến, một số nguồn vốn, dự án thực hiện không đạt so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, cụ thể nguồn vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương (khoảng 216 tỉ đồng) do các dự án ODA gặp nhiều vướng mắc, các đề xuất chậm được trung ương, nhà tài trợ giải quyết; nguồn thu đấu giá đất sụt giảm mạnh do đời sống của người dân gặp khó khăn, chính sách tín dụng bất động sản thắt chặt, thị trường bất động sản trầm lắng; dự kiến hụt thu khoảng 512 tỉ đồng nên không có nguồn để triển khai thực hiện và giải ngân; Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH (khoảng 58 tỉ đồng) do Thủ tướng Chính phủ giao muộn và việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư phức tạp, kéo dài.

Theo báo cáo và cam kết của các chủ đầu tư, dự kiến giá trị giải ngân kế hoạch 2023 của tỉnh khoảng 2.315 tỉ đồng, đạt 75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 90,5% kế hoạch thực tế tỉnh tổ chức thực hiện; trong đó ngân sách địa phương đạt 98% kế hoạch; ngân sách trung ương đạt 86% kế hoạch; Chương trình MTQG đạt 100% kế hoạch; Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH (lĩnh vực y tế) đạt 64% kế hoạch. Ngoài ra, do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; nhu cầu đất làm vật liệu san lấp cho các dự án xây dựng rất lớn nhưng nguồn cung chưa đảm bảo... đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn của các dự án.

Điểm nghẽn” từ các dự án động lực và giải pháp tháo gỡ

Trên lĩnh vực đầu tư phát triển, tỉnh đã tích cực vận động, thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược về các dự án đầu tư trọng điểm; chú trọng triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông. Để hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư, tạo cơ hội thu hút thêm nhiều dự án lớn, tỉnh Quảng Trị đã kịp thời giải quyết các khó khăn về GPMB, vật liệu san lấp... nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm, động lực, có sức lan tỏa.

Tháo gỡ “điểm nghẽn trong đầu tư, phát triển

Quốc lộ 9 đoạn từ Cam Lộ về Cửa Việt bị cắt vốn, tạm dừng thi công do chậm tiến độ giải phóng mặt bằng-Ảnh: H.N.K

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác GPMB là một trong những “điểm nghẽn” tại các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Điều này gây ra những bất lợi trong công tác kêu gọi, thu hút đầu tư cũng như “lỡ hẹn” về tiến độ triển khai dự án như đã cam kết với nhà đầu tư mà Dự án nâng cấp Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt (huyện Gio Linh) đến Quốc lộ 1 (huyện Cam Lộ) là một minh chứng điển hình. Dự án có chiều dài 13,8 km, tổng mức đầu tư 440 tỉ đồng từ vốn vay WB, thực hiện trong 2 năm 2021-2022 nhưng 2 gói thầu xây lắp mới thực hiện được 5%-12% tiến độ nên tháng 10/2023, WB đã cắt vốn vay do tỉnh Quảng Trị chậm bàn giao mặt bằng.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị Trương Chí Trung cho biết: “Hiện nay, hầu hết những dự án giao thông quy mô lớn của tỉnh đều đang gặp vướng mắc về GPMB như: Dự án Phát triển đô thị tiểu vùng sông Mê Kông triển khai năm thứ 7; dự án GPMB mở rộng cảng Cửa Việt triển khai 3-4 năm”. Vì vậy, tỉnh Quảng Trị đã dồn lực để tháo gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án động lực, đặc biệt là đối với những dự án hạ tầng được xem là huyết mạch như: Dự án đầu tư Quốc lộ 15D nối Cửa khẩu quốc tế La Lay về Khu bến cảng Mỹ Thủy và cao tốc Cam Lộ-Lao Bảo nhằm hình thành tuyến đường song song với Hành lang kinh tế Đông-Tây, tăng cường giao thương hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế La Lay, cửa khẩu quốc tế thứ 2 của tỉnh kết nối khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung với khu vực Nam Lào, Đông Thái Lan và hình thành tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế

Nhằm đảm bảo tiến độ thi công các dự án trọng điểm, BQL Khu kinh tế tỉnh đã xây dựng khung tiến độ cụ thể đối với từng dự án, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ như rà soát đánh giá năng lực tài chính, phê duyệt đồ án quy hoạch, đẩy mạnh công tác GPMB, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoàn thành việc san nền khu tái định cư, hoàn thành thủ tục đánh giá tác động môi trường đối với một số dự án.

Từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng khu kinh tế đảm bảo kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án động lực. Bên cạnh đó, các ngành, địa phương đã có sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt trong triển khai thực hiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Để tăng thu ngân sách từ nguồn thu chuyển quyền sử dụng đất, các sở liên quan cần đẩy nhanh công tác trình, thẩm định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, phục vụ việc quyết định giá đất để giao đất và cho thuê đất. Khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm năng, các doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Hoàn thành các thủ tục điều chỉnh kích thước chia lô các dự án phát triển quỹ đất phục vụ đấu giá đất để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, phục vụ công tác đấu giá.

Về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các sở, ban, ngành, địa phương cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu; giải quyết nhanh thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Đối với các nhà thầu cố tình chây ỳ thi công, chậm tiến độ thì căn cứ tình hình thực hiện của nhà thầu và nội dung hợp đồng đã ký kết để tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm hợp đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng khẳng định, việc giải ngân vốn đầu tư công chậm đã ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của địa phương. Do đó, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, quyết liệt xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình chây ỳ trong thực hiện giải ngân vốn. Tuy nhiên, giải pháp quan trọng nhất hiện nay là phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu nên yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, địa phương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc nhìn nhận và có giải pháp để chung tay, góp sức khắc phục có hiệu quả các mặt tồn tại, hạn chế. Đặc biệt, cần tích cực tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ thu ngân sách để hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước.

Muốn vậy, cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp; rà soát, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn thu, khu vực thu, từng sắc thuế để có phương án chỉ đạo, điều hành kịp thời, bảo đảm thu đúng, thu đủ. Tập trung xử lý các vướng mắc để kịp thời triển khai đấu giá các dự án đất dân cư dịch vụ, đất dự án khu nhà ở, khu thương mại...

Mặt khác, HĐND tỉnh tiếp tục hoàn thiện thể chế để kiến tạo phát triển; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, kết cấu hạ tầng, KT-XH, nhất là các dự án trọng điểm, quan trọng của tỉnh; các chương trình MTQG, chương trình phục hồi và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

Hồ Nguyên Kha

Tin liên quan:
  • Tháo gỡ “điểm nghẽn trong đầu tư, phát triển
    Tháo gỡ “điểm nghẽn” để sớm thực hiện các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Đông ...

    (QTO) - “Các ngành, địa phương tăng cường phối hợp tháo gỡ những “điểm nghẽn” để sớm triển khai thực hiện các dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, Khu bến cảng Mỹ Thủy tại Khu kinh tế Đông Nam”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng tại buổi làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan về tình hình triển khai các dự án vào hôm qua 20/7/2021. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự buổi làm việc.

  • Tháo gỡ “điểm nghẽn trong đầu tư, phát triển
    UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm

    Hôm nay 21/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư để nghe báo cáo và giải quyết vướng mắc về tiến độ đấu nối đường ra, vào Khu công nghiệp Quảng Trị và thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy.


Hồ Nguyên Kha

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Điểm tựa của nông dân vùng cao

Điểm tựa của nông dân vùng cao
2024-11-07 07:00:00

QTO - Dù chăm chỉ lao động nhưng thời gian qua, cuộc sống người dân ở thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ của các...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long